sophienguyen
06-11-2018, 01:15 AM
Dinh dưỡng hằng ngày: Không phải ai cũng thích hợp uống canh gà
Uống canh gà, uống nước cốt gà, hay ăn thịt gà đều có chỗ tốt của nó, nhưng tùy thuộc vào các loại bệnh của mỗi người mà có cách dùng hợp lý để đảm bảo an toàn sức khỏe.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/9tTsMP-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Nước cốt gà có nhiều dinh dưỡng hơn canh gà?. (Ảnh: Internet)
Nước cốt gà có nhiều dinh dưỡng hơn canh gà?
Nước cốt gà và canh gà đều chứa nhiều hàm lượng axit amin gốc tự do, cả hai đều là thực phẩm có purine cao từ động vật; nước cốt gà đã qua quá trình xử lý, cholestorol thấp, còn lượng cholestorol trong canh gà lại cao, cũng chứa nhiều chất béo hơn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc người có tinh thần không tốt, đều có thể uống canh gà hoặc nước cốt gà để bổ sung dinh dưỡng, nhưng những người bị cao huyết áp, bệnh gút, bệnh thận, thì không thể tùy tiện uống nước cốt gà mà phải có ý kiến của bác sĩ hoặc của chuyên gia dinh dưỡng mới được sử dụng.
Uống canh gà? Uống nước cốt gà? Ăn thịt gà? Cái nào là bổ nhất?
Trong thói quen ăn uống của nhiều nước Á Đông, nếu như cơ thể cần “bổ” ở bất cứ chỗ nào, thì canh gà sẽ là lựa chọn đầu tiên; trước thời kỳ nông nghiệp, nếu như có người bạn nào bị bệnh, nấu một nồi canh gà chính là cách thể hiện sự quan tâm tốt nhất. Nhưng ngày nay người ta không có thời gian nấu canh gà, nên sẽ tặng một hộp nước cốt gà để thể hiện tấm lòng.
Cho dù là canh gà hay nước cốt gà, thì nó có thật sự phù hợp với tất cả các loại bệnh? Nếu như chỉ là bổ sung dinh dưỡng cho người bình thường, thì rốt cuộc là canh gà tốt hơn hay nước cốt gà tốt hơn? Vậy còn ăn thịt gà và uống canh gà, hiệu quả có gì khác nhau không?
Dinh dưỡng từ việc ăn thịt gà
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/7D6YDt-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Dinh dưỡng từ việc ăn thịt gà. (Ảnh: Internet)
Trước tiên phải nói thịt gà rất tốt, thịt gà cung cấp nhiều protein, hơn nữa cũng là loại thịt dễ dàng tách bỏ phần mỡ và phần nạc nhất. Thế nhưng, thịt gà cũng giống như những loại thịt khác, cũng phải đi qua đường tiêu hóa, biến thành những phân tử axit amin mới có thể hấp thu vào trong cơ thể; đối với một hệ tiêu hóa hoạt động không được tốt hay một người bệnh mong muốn nhanh chóng phục hồi thể lực, thì hiệu quả sau khi ăn thịt gà sẽ chậm hơn.
Nếu như nấu trong một thời gian dài, sẽ có rất nhiều những axit amin trong thịt gà được giải phóng ra ngoài, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu các axit amin này hơn, nhanh chóng bổ sung thể lực. Nếu như nấu cả một con gà, thì cũng sẽ nấu luôn cả dầu mỡ của gà, đồng thời cũng có cả cholestorol.
Thế nên, nếu như muốn nấu canh gà bồi bổ cơ thể, nên loại bỏ toàn bộ phần da gà rồi mới nấu, không thì sau khi nấu xong cho canh gà vào tủ lạnh, đợi cho lớp dầu đông lại rồi đem đi bỏ. Nhưng nếu không phải là người có lượng cholestorol cao, cơ thể sẽ tự động tổng hợp cholestorol, vì thếkhi nấu cũng không cần phải bỏ da gà đi.
Có phải ai cũng thích hợp uống nước cốt gà?
Nếu như là người có lượng cholestorol cao hoặc không có thời gian nấu canh gà, nước cốt gà chính là sự lựa chọn đáng để thử. Nước cốt gà hiện nay đã qua xử lý nên không chứa cholestorol, nhưng không có nghĩa ai cũng thích hợp sử dụng. Thế nên, nếu muốn tặng ai đó nước cốt gà, cần phải tìm hiểu xem thể trạng của người đó có phù hợp hay không. Dưới đây là những điều cần chú ý khi uống nước cốt gà:
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/e8YRA7-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Có phải ai cũng thích hợp uống nước cốt gà?. (Ảnh: Internet)
1. Người cao huyết áp
Bởi vì nước cốt gà là sản phẩm được đun nấu cô đặc trong một thời gian dài, hàm lượng natri cao, phần lớn nước cốt gà có mặt trên thị trường lượng natri đều từ 35 ~ 170mg, vậy nên, người bị cao huyết áp nếu như muốn uống nước cốt gà, nhất định phải chú ý hàm lượng natri trong bảng “thành phần dinh dưỡng”, lựa chọn sản phẩm có lượng natri thấp.
Tuy có một số nghiên cứu phát hiện nước cốt gà có thể chống lại bệnh cao huyết áp, nhưng những nghiên cứu về mặt này vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ, thế nên, những người bị cao huyết áp chỉ nên uống mỗi ngày một lọ.
2. Người mắc bệnh thận mãn tính
Trong nước cốt gà có ion kali, người mắc bệnh thận mãn tính gặp khó khăn trong việc loại bỏ ion kali, nếu người có chức năng thận không được tốt, thường xuyên uống nước cốt gà bồi bổ cơ thể, có khả năng làm tăng lượng kali trong máu, nghiêm trọng hơn sẽ làm tim ngừng đập! Thế nên, nếu như có người nhà hoặc bạn bè là người mắc bệnh thận, tuyệt đối không tặng cho họ nước cốt gà, nếu không ngược lại sẽ hại họ.
3. Người bị bệnh gút hoặc chỉ số axit uric cao
Nước cốt gà là một sản phẩm điển hình chứa “purine cao từ động vật”, quả thật, không chỉ là nước cốt gà, canh gà tự nấu, nước thịt gà đã cô đặc… đều chứa lượng purine cao, axit ric cao, người bệnh gút đều phải kiêng. Rất nhiều người không biết, muốn uống nước cốt gà để bồi bổ cơ thể, nào ngờ bệnh gút liền tái phát. Nhân đây cũng xin nhắc nhở, ngoại trừ nước cốt gà, nước cốt từ hến người bệnh gút cũng không được dùng!
Hiện tại có rất nhiều sản phẩm nước cốt gà dành riêng cho trẻ em, thực tế, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, sự cân đối sinh dưỡng trong ăn uống là quan trọng nhất, mỗi ngày cho trẻ uống một lọ nước cốt gà, chi bằng dạy trẻ uống sữa mỗi ngày, ăn nhiều rau quả. Nhất là thận của trẻ nhỏ còn chưa phát triển hoàn toàn, nếu như uống nước cốt gà trong thời gian dài, lượng ion kali quá nhiều sẽ tạo thành gánh nặng cho thận.
Bạn mệt rồi chứ? Uống lọ nước cốt gà nào!
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/hpDpjA-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Nhưng dù nói thế nào, nước cốt gà hay canh gà, cũng sẽ có chỗ tốt của nó, nếu như không bị cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gút, dưới đây là những người mà bạn có thể tặng họ nước cốt gà. (Ảnh: Internet)
Nhưng dù nói thế nào, nước cốt gà hay canh gà, cũng sẽ có chỗ tốt của nó, nếu như không bị cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gút, dưới đây là những người mà bạn có thể tặng họ nước cốt gà:
1. Phụ nữ sau khi sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
Dù là canh gà hay nước cốt gà, đều giúp ích rất nhiều cho những bà mẹ cần “tiết sữa”. Gần đây cũng có nghiên cứu phát hiện rằng, nếu như người mẹ uống nước cốt gà, sẽ khiến chất lượng sữa mẹ tốt hơn, thế nên, dùng nước cốt gà làm quà tặng cho người vừa lên chức mẹ là rất phù hợp.
2. Người bị mệt mỏi lâu ngày, căng thẳng quá độ
Vì nước cốt gà chứa nhiều axit amin tự do, có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, khiến tinh thần tốt hơn. Có nghiên cứu cho rằng, nước cốt gà có thể cải thiện thần kinh mệt mỏi, giúp tập trung tinh thần; thế nên, người bị căng thẳng quá độ do công việc hoặc thí sinh đang ôn thi, có thể dùng nước cốt gà với một lượng vừa đủ.
Tuy nước cốt gà cũng có công hiệu của nó, nhưng cho dù là người bình thường hay người bệnh, cũng không thể xem nước cốt gà là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Nếu nói về thành phần dinh dưỡng, dinh dưỡng của một cốc sữa bò còn nhiều hơn một lọ nước cốt gà, chỉ là nước cốt gà có các axit amin tự do dễ hấp thu vào cơ thể, có thể dùng như thực phẩm hỗ trợ. Trên cơ bản, công hiệu của nước cốt gà không kém hơn canh gà là bao, chỉ là mùi vị và sự yêu thích vẫn không bằng canh gà.
Lời dặn sức khỏe của bác sĩ
Người bệnh cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gút không được tùy ý uống nước cốt gà, phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng rồi mới được sử dụng.
Tiểu Minh (dịch
Uống canh gà, uống nước cốt gà, hay ăn thịt gà đều có chỗ tốt của nó, nhưng tùy thuộc vào các loại bệnh của mỗi người mà có cách dùng hợp lý để đảm bảo an toàn sức khỏe.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/9tTsMP-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Nước cốt gà có nhiều dinh dưỡng hơn canh gà?. (Ảnh: Internet)
Nước cốt gà có nhiều dinh dưỡng hơn canh gà?
Nước cốt gà và canh gà đều chứa nhiều hàm lượng axit amin gốc tự do, cả hai đều là thực phẩm có purine cao từ động vật; nước cốt gà đã qua quá trình xử lý, cholestorol thấp, còn lượng cholestorol trong canh gà lại cao, cũng chứa nhiều chất béo hơn.
Phụ nữ đang mang thai hoặc người có tinh thần không tốt, đều có thể uống canh gà hoặc nước cốt gà để bổ sung dinh dưỡng, nhưng những người bị cao huyết áp, bệnh gút, bệnh thận, thì không thể tùy tiện uống nước cốt gà mà phải có ý kiến của bác sĩ hoặc của chuyên gia dinh dưỡng mới được sử dụng.
Uống canh gà? Uống nước cốt gà? Ăn thịt gà? Cái nào là bổ nhất?
Trong thói quen ăn uống của nhiều nước Á Đông, nếu như cơ thể cần “bổ” ở bất cứ chỗ nào, thì canh gà sẽ là lựa chọn đầu tiên; trước thời kỳ nông nghiệp, nếu như có người bạn nào bị bệnh, nấu một nồi canh gà chính là cách thể hiện sự quan tâm tốt nhất. Nhưng ngày nay người ta không có thời gian nấu canh gà, nên sẽ tặng một hộp nước cốt gà để thể hiện tấm lòng.
Cho dù là canh gà hay nước cốt gà, thì nó có thật sự phù hợp với tất cả các loại bệnh? Nếu như chỉ là bổ sung dinh dưỡng cho người bình thường, thì rốt cuộc là canh gà tốt hơn hay nước cốt gà tốt hơn? Vậy còn ăn thịt gà và uống canh gà, hiệu quả có gì khác nhau không?
Dinh dưỡng từ việc ăn thịt gà
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/7D6YDt-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Dinh dưỡng từ việc ăn thịt gà. (Ảnh: Internet)
Trước tiên phải nói thịt gà rất tốt, thịt gà cung cấp nhiều protein, hơn nữa cũng là loại thịt dễ dàng tách bỏ phần mỡ và phần nạc nhất. Thế nhưng, thịt gà cũng giống như những loại thịt khác, cũng phải đi qua đường tiêu hóa, biến thành những phân tử axit amin mới có thể hấp thu vào trong cơ thể; đối với một hệ tiêu hóa hoạt động không được tốt hay một người bệnh mong muốn nhanh chóng phục hồi thể lực, thì hiệu quả sau khi ăn thịt gà sẽ chậm hơn.
Nếu như nấu trong một thời gian dài, sẽ có rất nhiều những axit amin trong thịt gà được giải phóng ra ngoài, cơ thể có thể dễ dàng hấp thu các axit amin này hơn, nhanh chóng bổ sung thể lực. Nếu như nấu cả một con gà, thì cũng sẽ nấu luôn cả dầu mỡ của gà, đồng thời cũng có cả cholestorol.
Thế nên, nếu như muốn nấu canh gà bồi bổ cơ thể, nên loại bỏ toàn bộ phần da gà rồi mới nấu, không thì sau khi nấu xong cho canh gà vào tủ lạnh, đợi cho lớp dầu đông lại rồi đem đi bỏ. Nhưng nếu không phải là người có lượng cholestorol cao, cơ thể sẽ tự động tổng hợp cholestorol, vì thếkhi nấu cũng không cần phải bỏ da gà đi.
Có phải ai cũng thích hợp uống nước cốt gà?
Nếu như là người có lượng cholestorol cao hoặc không có thời gian nấu canh gà, nước cốt gà chính là sự lựa chọn đáng để thử. Nước cốt gà hiện nay đã qua xử lý nên không chứa cholestorol, nhưng không có nghĩa ai cũng thích hợp sử dụng. Thế nên, nếu muốn tặng ai đó nước cốt gà, cần phải tìm hiểu xem thể trạng của người đó có phù hợp hay không. Dưới đây là những điều cần chú ý khi uống nước cốt gà:
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/e8YRA7-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Có phải ai cũng thích hợp uống nước cốt gà?. (Ảnh: Internet)
1. Người cao huyết áp
Bởi vì nước cốt gà là sản phẩm được đun nấu cô đặc trong một thời gian dài, hàm lượng natri cao, phần lớn nước cốt gà có mặt trên thị trường lượng natri đều từ 35 ~ 170mg, vậy nên, người bị cao huyết áp nếu như muốn uống nước cốt gà, nhất định phải chú ý hàm lượng natri trong bảng “thành phần dinh dưỡng”, lựa chọn sản phẩm có lượng natri thấp.
Tuy có một số nghiên cứu phát hiện nước cốt gà có thể chống lại bệnh cao huyết áp, nhưng những nghiên cứu về mặt này vẫn chưa hoàn toàn đầy đủ, thế nên, những người bị cao huyết áp chỉ nên uống mỗi ngày một lọ.
2. Người mắc bệnh thận mãn tính
Trong nước cốt gà có ion kali, người mắc bệnh thận mãn tính gặp khó khăn trong việc loại bỏ ion kali, nếu người có chức năng thận không được tốt, thường xuyên uống nước cốt gà bồi bổ cơ thể, có khả năng làm tăng lượng kali trong máu, nghiêm trọng hơn sẽ làm tim ngừng đập! Thế nên, nếu như có người nhà hoặc bạn bè là người mắc bệnh thận, tuyệt đối không tặng cho họ nước cốt gà, nếu không ngược lại sẽ hại họ.
3. Người bị bệnh gút hoặc chỉ số axit uric cao
Nước cốt gà là một sản phẩm điển hình chứa “purine cao từ động vật”, quả thật, không chỉ là nước cốt gà, canh gà tự nấu, nước thịt gà đã cô đặc… đều chứa lượng purine cao, axit ric cao, người bệnh gút đều phải kiêng. Rất nhiều người không biết, muốn uống nước cốt gà để bồi bổ cơ thể, nào ngờ bệnh gút liền tái phát. Nhân đây cũng xin nhắc nhở, ngoại trừ nước cốt gà, nước cốt từ hến người bệnh gút cũng không được dùng!
Hiện tại có rất nhiều sản phẩm nước cốt gà dành riêng cho trẻ em, thực tế, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển, sự cân đối sinh dưỡng trong ăn uống là quan trọng nhất, mỗi ngày cho trẻ uống một lọ nước cốt gà, chi bằng dạy trẻ uống sữa mỗi ngày, ăn nhiều rau quả. Nhất là thận của trẻ nhỏ còn chưa phát triển hoàn toàn, nếu như uống nước cốt gà trong thời gian dài, lượng ion kali quá nhiều sẽ tạo thành gánh nặng cho thận.
Bạn mệt rồi chứ? Uống lọ nước cốt gà nào!
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/hpDpjA-20180607-dinh-duong-hang-ngay-co-phai-ai-cung-thich-hop-uong-nuoc-cot-ga.jpg
Nhưng dù nói thế nào, nước cốt gà hay canh gà, cũng sẽ có chỗ tốt của nó, nếu như không bị cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gút, dưới đây là những người mà bạn có thể tặng họ nước cốt gà. (Ảnh: Internet)
Nhưng dù nói thế nào, nước cốt gà hay canh gà, cũng sẽ có chỗ tốt của nó, nếu như không bị cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gút, dưới đây là những người mà bạn có thể tặng họ nước cốt gà:
1. Phụ nữ sau khi sinh, nuôi con bằng sữa mẹ
Dù là canh gà hay nước cốt gà, đều giúp ích rất nhiều cho những bà mẹ cần “tiết sữa”. Gần đây cũng có nghiên cứu phát hiện rằng, nếu như người mẹ uống nước cốt gà, sẽ khiến chất lượng sữa mẹ tốt hơn, thế nên, dùng nước cốt gà làm quà tặng cho người vừa lên chức mẹ là rất phù hợp.
2. Người bị mệt mỏi lâu ngày, căng thẳng quá độ
Vì nước cốt gà chứa nhiều axit amin tự do, có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất trong cơ thể, khiến tinh thần tốt hơn. Có nghiên cứu cho rằng, nước cốt gà có thể cải thiện thần kinh mệt mỏi, giúp tập trung tinh thần; thế nên, người bị căng thẳng quá độ do công việc hoặc thí sinh đang ôn thi, có thể dùng nước cốt gà với một lượng vừa đủ.
Tuy nước cốt gà cũng có công hiệu của nó, nhưng cho dù là người bình thường hay người bệnh, cũng không thể xem nước cốt gà là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu. Nếu nói về thành phần dinh dưỡng, dinh dưỡng của một cốc sữa bò còn nhiều hơn một lọ nước cốt gà, chỉ là nước cốt gà có các axit amin tự do dễ hấp thu vào cơ thể, có thể dùng như thực phẩm hỗ trợ. Trên cơ bản, công hiệu của nước cốt gà không kém hơn canh gà là bao, chỉ là mùi vị và sự yêu thích vẫn không bằng canh gà.
Lời dặn sức khỏe của bác sĩ
Người bệnh cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gút không được tùy ý uống nước cốt gà, phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng rồi mới được sử dụng.
Tiểu Minh (dịch