duyanh
06-09-2018, 12:22 PM
Việt Nam hoãn việc thông qua dự luật Đặc khu gây nhiều tranh cãi
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/05_actu.jpg
Quốc Hội Việt Nam- Ảnh minh họa.
AFP
Ngày 09/06/2018, chính phủ Việt Nam thông báo sẽ đề nghị Quốc Hội lùi việc thông qua dự thảo Luật Đặc khu sang kỳ họp tới. Dự luật này trong thời gian qua đã bị dư luận người Việt trong và ngoài nước phản đối kịch liệt.
Luật Đặc khu, tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, theo dự kiến ban đầu sẽ được các đại biểu Quốc Hội thông qua trong kỳ họp hiện đang diễn ra. Nhưng chính phủ Việt Nam cho biết là, « sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc Hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước », chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội đề nghị lùi việc thông qua dự luật này sang kỳ họp tới của Quốc Hội, « để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện », nhằm bảo đảm cho dự luật « đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc Hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia ».
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc Hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, tức là sẽ không cho thuê đất đặc khu với thời hạn lên tới 99 năm. Đây chính là điều gây lo ngại đặc biệt trong dư luận vì có nguy cơ là ba vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng của Việt Nam sẽ bị nước láng giềng Trung Quốc kiểm soát.
Các nhân sĩ, trí thức như chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, trả lời RFI hoan nghênh quyết định của chính phủ Việt Nam hoãn việc thông qua Luật Đặc khu :
« Tôi hoan nghênh, vui mừng và đánh giá cao quyết định của chính phủ và Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội tạm thời chưa thông qua luật về ba đặc khu hành chính, kinh tế. Đó là biểu hiện ban đầu của sự lắng nghe các ý kiến đóng góp rất chân thành, xây dựng, nghiêm túc của các chuyên gia kinh tế, các luật gia, các cựu chiến binh, của đông đảo quần chúng. Tôi coi đây là một bước khởi đầu quan trọng, đầy hy vọng, để có thể tiếp tục sửa đổi căn bản dự luật này.
Đã có nhiều ý kiến không đồng tình với dự luật này. Cho nên, tôi đề nghị là cần phải sớm có một bản tổng kết tất cả các ý kiến đóng góp, công bố cho Quốc Hội và toàn dân biết. Sau đó, ban soạn thảo cần mời đại biểu của giới chuyên gia, luật gia, của những người đóng góp ý kiến, cùng tham gia ban soạn thảo luật để sửa đổi. Quá trình đó nên mời báo chí tham gia để đưa tin là ai có ý kiến gì và dự thảo sẽ như thế nào. Tôi nghĩ đây là một bước tiến quan trọng để thu hút người dân, để họ thấy rằng mình có thể lên tiếng và có thể đóng góp cho việc xây dựng luật pháp. »
Ông Lê Đăng Doanh cũng đề nghị là dự luật về đặc khu phải bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc phòng của Việt Nam :
« Điều rất quan trọng cần phải sửa đổi, đó là phải bảo đảm chủ quyền của nước ta và phải bảo đảm xây dựng một thể chế chuyên nghiệp, công khai minh bạch, đủ sức để thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, cũng như các nhà đầu tư trong nước, thay vì đưa ra các ưu đãi quá đáng, như cho thuê đất đến 99 năm, rồi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 10%, rồi cho cả công dân nước láng giềng của Quảng Ninh, tức là Trung Quốc, được sử dụng giấy thông hành của họ đi vào Việt Nam mà không cần visa của Việt Nam.
Đó là những nhượng bộ quá đáng, làm cho quần chúng hết sức lo ngại là tạo điều kiện để cho Trung Quốc có thể có mặt ở Vân Đồn với những ý đồ ngầm khác. Vì vậy, tôi rất mong là dự luật này được sửa đổi để làm sao nó đóng góp vào việc cải cách thể chế và bảo đảm được chủ quyền, an ninh quốc phòng của nước ta.»
RFI
9-6-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/05_actu.jpg
Quốc Hội Việt Nam- Ảnh minh họa.
AFP
Ngày 09/06/2018, chính phủ Việt Nam thông báo sẽ đề nghị Quốc Hội lùi việc thông qua dự thảo Luật Đặc khu sang kỳ họp tới. Dự luật này trong thời gian qua đã bị dư luận người Việt trong và ngoài nước phản đối kịch liệt.
Luật Đặc khu, tên đầy đủ là Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, theo dự kiến ban đầu sẽ được các đại biểu Quốc Hội thông qua trong kỳ họp hiện đang diễn ra. Nhưng chính phủ Việt Nam cho biết là, « sau khi tiếp thu các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm của các vị đại biểu Quốc Hội, các nhà khoa học, nhà kinh tế, chuyên gia, cử tri và nhân dân cả nước », chính phủ đã thống nhất với Ủy ban Thường Vụ Quốc Hội đề nghị lùi việc thông qua dự luật này sang kỳ họp tới của Quốc Hội, « để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện », nhằm bảo đảm cho dự luật « đáp ứng được các yêu cầu, nguyện vọng của các vị đại biểu Quốc Hội, cử tri và nhân dân, xây dựng thành công 3 đặc khu, giữ vững an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia ».
Riêng về vấn đề thời hạn cho thuê đất, chính phủ Việt Nam đề nghị Quốc Hội cho áp dụng như các quy định của Luật đất đai, tức là sẽ không cho thuê đất đặc khu với thời hạn lên tới 99 năm. Đây chính là điều gây lo ngại đặc biệt trong dư luận vì có nguy cơ là ba vùng trọng yếu về an ninh quốc phòng của Việt Nam sẽ bị nước láng giềng Trung Quốc kiểm soát.
Các nhân sĩ, trí thức như chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, trả lời RFI hoan nghênh quyết định của chính phủ Việt Nam hoãn việc thông qua Luật Đặc khu :
« Tôi hoan nghênh, vui mừng và đánh giá cao quyết định của chính phủ và Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội tạm thời chưa thông qua luật về ba đặc khu hành chính, kinh tế. Đó là biểu hiện ban đầu của sự lắng nghe các ý kiến đóng góp rất chân thành, xây dựng, nghiêm túc của các chuyên gia kinh tế, các luật gia, các cựu chiến binh, của đông đảo quần chúng. Tôi coi đây là một bước khởi đầu quan trọng, đầy hy vọng, để có thể tiếp tục sửa đổi căn bản dự luật này.
Đã có nhiều ý kiến không đồng tình với dự luật này. Cho nên, tôi đề nghị là cần phải sớm có một bản tổng kết tất cả các ý kiến đóng góp, công bố cho Quốc Hội và toàn dân biết. Sau đó, ban soạn thảo cần mời đại biểu của giới chuyên gia, luật gia, của những người đóng góp ý kiến, cùng tham gia ban soạn thảo luật để sửa đổi. Quá trình đó nên mời báo chí tham gia để đưa tin là ai có ý kiến gì và dự thảo sẽ như thế nào. Tôi nghĩ đây là một bước tiến quan trọng để thu hút người dân, để họ thấy rằng mình có thể lên tiếng và có thể đóng góp cho việc xây dựng luật pháp. »
Ông Lê Đăng Doanh cũng đề nghị là dự luật về đặc khu phải bảo đảm chủ quyền và an ninh quốc phòng của Việt Nam :
« Điều rất quan trọng cần phải sửa đổi, đó là phải bảo đảm chủ quyền của nước ta và phải bảo đảm xây dựng một thể chế chuyên nghiệp, công khai minh bạch, đủ sức để thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, cũng như các nhà đầu tư trong nước, thay vì đưa ra các ưu đãi quá đáng, như cho thuê đất đến 99 năm, rồi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 10%, rồi cho cả công dân nước láng giềng của Quảng Ninh, tức là Trung Quốc, được sử dụng giấy thông hành của họ đi vào Việt Nam mà không cần visa của Việt Nam.
Đó là những nhượng bộ quá đáng, làm cho quần chúng hết sức lo ngại là tạo điều kiện để cho Trung Quốc có thể có mặt ở Vân Đồn với những ý đồ ngầm khác. Vì vậy, tôi rất mong là dự luật này được sửa đổi để làm sao nó đóng góp vào việc cải cách thể chế và bảo đảm được chủ quyền, an ninh quốc phòng của nước ta.»
RFI
9-6-2018