duyanh
06-07-2018, 12:43 PM
Thượng đỉnh Singapore: Cả Trump và Kim tìm cách tránh bị sập bẫy
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3054/1725/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-05-17t213126z_2052450519_rc170a7e3aa0_rtrmadp_3_north korea-missiles_1.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp nhau tại thượng đỉnh Singapore ngày 12/06/2018.
Fuente: Reuters.
Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Donald Trump và Kim Jong Un, được ấn định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.
Tổng thống Mỹ hy vọng đạt được một thỏa thuận với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao và chính trị đối với ông Donald Trump, nhưng với một điều kiện là cả hai bên phải tránh được những chiếc bẫy do chính mình giăng ra, như lưu ý của giới chuyên gia.
Một thỏa thuận hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu của thượng đỉnh sắp tới. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đặt câu hỏi: Nhưng với mô hình nào: CVID của Hoa Kỳ, hay là CVIG của Bắc Triều Tiên ? Đó là chữ viết tắt các mục tiêu và điều kiện của mỗi bên.
Với Hoa Kỳ, sẽ chỉ có một hiệp ước hòa bình nếu Bắc Triều Tiên đáp ứng được điều kiện giải trừ hạt nhân toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Denuclearization - CVID). Theo đó, Bình Nhưỡng phải nhanh chóng gỡ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân và đưa toàn bộ số tên lửa liên lục địa ICBM cũng như là các nguyên liệu phân hạch sang một nước thứ ba.
Ngược lại, Bắc Triều Tiên chỉ chấp nhận phi hạt nhân hóa nếu Hoa Kỳ đưa ra bảo đảm an ninh cho chế độ Bình Nhưỡng một cách toàn bộ, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Guarantee - CVIG). Cụ thể, Bắc Triều Tiên muốn Hoa Kỳ phải có một cam kết không xâm lược, ký kết một hiệp ước hòa bình và nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận. Như vậy, tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được tiến hành « từng bước và đồng bộ ».
Chính vì những chiếc bẫy này mà từ lâu nay Mỹ và Bắc Triều Tiên chưa thể nào ngồi vào bàn đàm phán, vì không bên nào muốn chủ động đi trước một bước. Phải chăng giờ đây cả Donald Trump và Kim Jong Un đang tìm cách thoát bẫy, khi đôi bên cùng đưa ra những tín hiệu « nhượng bộ » ?
Hoa Kỳ dường như không còn nói đến một « thỏa thuận lớn », buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ ngay lập tức chương trình vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chấp thuận cách tiếp cận từng bước, khi nói rằng thượng đỉnh lần này sẽ là « bước mở đầu cho một tiến trình ».
Về phần mình, Bắc Triều Tiên thông báo tạm ngưng chương trình thử tên lửa đạn đạo, phá dỡ bãi thử hạn nhân Punggye-Rie và dường như đang cho phá dỡ một điểm phóng tên lửa (theo Yonhap).
Mọi cặp mắt giờ đây đều hướng về tổng thống Mỹ với một câu hỏi lớn : Liệu Donald Trump có thật sự muốn ký một hiệp định hòa bình theo đúng nghĩa hay một tuyên bố về nguyên tắc nào đó hay không ?
Bởi vì, việc ký kết một thỏa thuận hòa bình nhất thiết phải có sự tham gia của các nước có liên quan, mà Trung Quốc, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, không thể vắng mặt. Mặt khác, việc ký kết văn bản này sẽ làm thay đổi cảnh quan địa chính trị khu vực, và tác động mạnh mẽ đến cuộc đối đầu giành thế bá quyền khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tóm lại, tương lai chính trị, ngoại giao và an ninh cho bán đảo Triều Tiên, cũng như là khu vực Đông Bắc Á, hiện giờ phụ thuộc hoàn toàn vào hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên.
RFI
07-06-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3054/1725/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-05-17t213126z_2052450519_rc170a7e3aa0_rtrmadp_3_north korea-missiles_1.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un sẽ gặp nhau tại thượng đỉnh Singapore ngày 12/06/2018.
Fuente: Reuters.
Chỉ còn vài ngày nữa là diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Donald Trump và Kim Jong Un, được ấn định vào ngày 12/06/2018 tại Singapore.
Tổng thống Mỹ hy vọng đạt được một thỏa thuận với lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao và chính trị đối với ông Donald Trump, nhưng với một điều kiện là cả hai bên phải tránh được những chiếc bẫy do chính mình giăng ra, như lưu ý của giới chuyên gia.
Một thỏa thuận hòa bình và phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là mục tiêu của thượng đỉnh sắp tới. Hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap đặt câu hỏi: Nhưng với mô hình nào: CVID của Hoa Kỳ, hay là CVIG của Bắc Triều Tiên ? Đó là chữ viết tắt các mục tiêu và điều kiện của mỗi bên.
Với Hoa Kỳ, sẽ chỉ có một hiệp ước hòa bình nếu Bắc Triều Tiên đáp ứng được điều kiện giải trừ hạt nhân toàn diện, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Denuclearization - CVID). Theo đó, Bình Nhưỡng phải nhanh chóng gỡ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân và đưa toàn bộ số tên lửa liên lục địa ICBM cũng như là các nguyên liệu phân hạch sang một nước thứ ba.
Ngược lại, Bắc Triều Tiên chỉ chấp nhận phi hạt nhân hóa nếu Hoa Kỳ đưa ra bảo đảm an ninh cho chế độ Bình Nhưỡng một cách toàn bộ, có thể kiểm chứng được và không thể đảo ngược (Complete, Verifiable and Irreversible Guarantee - CVIG). Cụ thể, Bắc Triều Tiên muốn Hoa Kỳ phải có một cam kết không xâm lược, ký kết một hiệp ước hòa bình và nhanh chóng dỡ bỏ lệnh cấm vận. Như vậy, tiến trình phi hạt nhân hóa sẽ được tiến hành « từng bước và đồng bộ ».
Chính vì những chiếc bẫy này mà từ lâu nay Mỹ và Bắc Triều Tiên chưa thể nào ngồi vào bàn đàm phán, vì không bên nào muốn chủ động đi trước một bước. Phải chăng giờ đây cả Donald Trump và Kim Jong Un đang tìm cách thoát bẫy, khi đôi bên cùng đưa ra những tín hiệu « nhượng bộ » ?
Hoa Kỳ dường như không còn nói đến một « thỏa thuận lớn », buộc Bắc Triều Tiên phải từ bỏ ngay lập tức chương trình vũ khí hạt nhân. Tổng thống Mỹ Donald Trump dường như chấp thuận cách tiếp cận từng bước, khi nói rằng thượng đỉnh lần này sẽ là « bước mở đầu cho một tiến trình ».
Về phần mình, Bắc Triều Tiên thông báo tạm ngưng chương trình thử tên lửa đạn đạo, phá dỡ bãi thử hạn nhân Punggye-Rie và dường như đang cho phá dỡ một điểm phóng tên lửa (theo Yonhap).
Mọi cặp mắt giờ đây đều hướng về tổng thống Mỹ với một câu hỏi lớn : Liệu Donald Trump có thật sự muốn ký một hiệp định hòa bình theo đúng nghĩa hay một tuyên bố về nguyên tắc nào đó hay không ?
Bởi vì, việc ký kết một thỏa thuận hòa bình nhất thiết phải có sự tham gia của các nước có liên quan, mà Trung Quốc, đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, không thể vắng mặt. Mặt khác, việc ký kết văn bản này sẽ làm thay đổi cảnh quan địa chính trị khu vực, và tác động mạnh mẽ đến cuộc đối đầu giành thế bá quyền khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Tóm lại, tương lai chính trị, ngoại giao và an ninh cho bán đảo Triều Tiên, cũng như là khu vực Đông Bắc Á, hiện giờ phụ thuộc hoàn toàn vào hai lãnh đạo Mỹ và Bắc Triều Tiên.
RFI
07-06-2018