PDA

View Full Version : Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "2000 trẻ em bị xâm hại/năm chỉ là phần nhỏ của tảng băng chìm"



duyanh
06-05-2018, 12:44 PM
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: "2000 trẻ em bị xâm hại/năm chỉ là phần nhỏ của tảng băng chìm"



“Chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, những trẻ em bị xâm hại cần lên tiếng, cần được bảo vệ 1 cách đúng đắn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ về vấn đề xâm hại trẻ em tại Quốc hội chiều ngày 5/6.

Liên quan tới vấn đề xâm hại, bạo hành trẻ em, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ:

Vấn đề bảo vệ trẻ em nói chung và bạo hành trẻ em được cả thế giới quan tâm. Từ năm 1990, công ước về quyền trẻ em ra đời. Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới tham gia công ước này.

Việt Nam có Luật, trong đó Luật năm 2016 có hiệu lực năm 2017 vấn đề này quy định rất cụ thể. Hiện có 17 cơ quan được quy định cụ thể trong Luật để bảo vệ trẻ em. Trong đó, quy định rất rõ trách nhiệm của các Bộ ngành thậm chí UBND cấp xã. Ngay sau khi Luật chuẩn bị có hiệu lực vào tháng 7/2017, Chính phủ đã chuẩn bị ban hành Nghị định hướng dẫn Luật, Nghị định số 80 về xây dựng môi trường thân thiện, an toàn, phòng chống bạo lực trong trường học. Chính phủ ban hành Nghị định với nhiều giải pháp và dự kiến sau 1 năm thực hiện, Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị toàn quốc để tổng kết những việc đã làm được.

Theo Phó Thủ tướng: “Luật đã đi vào hơn 1 năm nhưng việc triển khai chưa được như mong muốn. Ví dụ, Luật quy định người được phân công trách nhiệm bảo vệ trẻ em ở cấp xã. Tuy nhiên, cần chỉ rõ người này là ai? Chỉ định xong phải tập huấn vì người này phải có đủ 5 kỹ năng. Nhưng thực tế, việc triển khai tập huấn chưa được thực hiện, thực hiện rất ít”.

Ngoài ra, để giải quyết các nguồn lực đảm bảo công tác bảo vệ trẻ em, ngành Y tế, Giáo dục làm tốt nhưng ngành Lao động làm chưa tốt khi có một nửa số địa phương đưa ra hội đồng nhân dân để làm việc này. Không những thế, Luật không chỉ quy định ngành Công an, kiểm sát mà còn quy định trách nhiệm của Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hội bảo vệ trẻ em.


http://vnmedia.vn/dataimages/201806/original/images2177307_vu_duc_dam_omlp.jpg
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

“Tuy nhiên, đến giờ, chúng ta chưa có 1 buổi tập huấn cụ thể nào cho tất cả các cơ quan đoàn thể xuống cán bộ phụ trách công tác này ở cơ sở”, Phó Thủ tướng cho biết.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng thông tin thêm về các vụ việc xâm hại trẻ em bị phát hiện. theo đó, vụ việc xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề cả thế giới quan tâm. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã dẫn con số trên thế giới có khoảng 150 triệu trẻ em gái và 73 triệu trẻ em trai bị xâm hại từ lời nói, thái độ chứ không chỉ hành vi đánh đập, dâm ô bằng hành động.

Ở Việt Nam, con số 2.000 trường hợp trẻ em bị xâm hại chỉ là con số rất nhỏ của tảng bang chìm. Bởi vì, ngay các tổ chức quốc tế tham gia điều tra tại Việt Nam, có 62% trẻ em được hỏi bằng ngôn ngữ của chuyên gia đều xác nhận có bị xâm hại dưới nhiều hình thức. Tổ chức Quốc tế họ thống kê, họ tính xâm hại ở đây là từ lời nói, thái độ chứ không chỉ là hành vi đánh đập, không chỉ là dâm ô. Điều này chúng ta chưa quen.


*Clip phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam:


https://www.youtube.com/watch?v=90Jh7xUpQ38

Con số 2.000 trường hợp 1 năm trẻ em bị xâm hại, 1300-1500 trẻ em bị xâm hại tình dục hàng năm chỉ là phần nổi rất nhỏ của tảng băng chìm. Các tổ chức quốc tế làm điều tra ở Việt Nam, có tới 62% số trẻ em được hỏi bằng ngôn ngữ của chuyên gia, chứ không hỏi là có bị bạo hành không, đương nhiên trả lời là không. Nhưng khi bị hỏi có bị quát, bị mắng, khi làm lỗi có bị đánh không thì 62% trẻ em Việt Nam trả lời là có bị như vậy, theo quốc tế thì hoàn toàn có bị xâm hại. Con số này không có gì đáng ngạc nhiên. Ở Mỹ cho thấy, 83% bé gái, 79% bé trai khi được hỏi bằng những câu hỏi của chuyên gia thì đều công nhận có bị xâm hại. Ở Hàn Quốc 67% số trẻ em được hỏi công nhận như vậy là bị xâm hại. Ở Nhật Bản năm 2016, họ làm cuộc điều tra ở trường cấp 1, 2 thì 1 năm có 224.540 vụ trẻ em bị xâm hại, tính ra 1 ngày học là 831 vụ. Còn ở Việt Namcó 2.000 vụ/ 1 năm đấy là tảng rất nhỏ của tảng băng chìm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: “Điều quan trọng nhất là phải có giải pháp đồng bộ để không chỉ là 2.000 vụ mà nhiều vụ xâm hại vốn có thì được báo và được xử lý. Phải có 1 quy trình điều tra xét xử thân thiện để người ta mạnh dạn dám trình bày, dám tố cáo; Phải có các quy định để các chuyên gia tâm lý tham gia từ đầu ngay khi sự việc xảy ra. Thực hiện Luật trẻ em 2016, Chính phủ chỉ đạo thành lập Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em. Các nhà mạng dành cho tổng đài con số 111 dễ nhớ, ngay khi tổng đài hoạt động, số lượng cuộc gọi đến hỏi, được tư vấn, báo về trẻ em tăng lên rất nhiều”.

“Chúng ta phải thay đổi cách nghĩ, cách làm, những trẻ em bị xâm hại cần lên tiếng, cần được bảo vệ 1 cách đúng đắn”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói.

Đinh Bách - Khánh An