giavui
06-05-2018, 12:07 AM
Tung Quốc lại “bịt miệng” người bất đồng chính kiến trước lễ kỷ niệm thảm sát Thiên An Môn
Những ngày trước lễ kỷ niệm 29 năm vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989, chính quyền Trung Quốc lại có biện pháp bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến để không cho họ có cơ hội đề cập đến tội ác đẫm máu này.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/vCvAEn-20180604-tung-quoc-lai-bit-mieng-nguoi-bat-dong-chinh-kien-truoc-le-ky-niem-tham-sat-thien-an-mon.jpg
Vào cuối năm 2017, một cuộc điện tín ngoại giao mật của Anh đã tiết lộ rằng số người thiệt mạng ít nhất là 10.000 người. (Ảnh: Liu Heung Shing – AP)
Cách đây 29 năm, vào ngày 04/06/1989, cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ của học sinh sinh viên Trung Quốc đã phải kết thúc đẫm máu, trở thành một dấu ấn kinh hoàng trong lịch sử phát triển của nước này.
Tuy nhiên cho đến nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định mình đã đúng khi đưa xe tăng và quân đội vào Thiên An Môn năm 1989 để dập tắt cuộc biểu tình, ước muốn chân chính của giới trẻ đã bị chụp mũ là nổi dậy bạo loạn nhằm chống lại luật của Đảng Cộng sản đề ra. Chính quyền vẫn khước từ mọi lời kêu gọi điều tra hay thậm chí là tìm mọi cách ngăn cấm người dân thảo luận về sự kiện này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Châu Á tự do (RFA) vào ngày 31/5, Bào Đồng, cựu thư ký của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thuộc phe cải cách Triệu Tử Dương, nói rằng các viên chức từ phòng an ninh quốc gia Bắc Kinh đã đến thăm ông. Ông Triệu bị thanh trừng chính trị sau vụ thảm sát do ủng hộ các sinh viên. Ông bị quản thúc tại gia cho đến khi qua đời vào năm 2005.
Ông Bào nói rằng nhóm quan chức cấm ông tiếp nhận bất kỳ cuộc phỏng vấn nào trước khi lễ kỷ niệm ngày 4/6 diễn ra; nếu không ông sẽ được tặng một “chuyến đi xa”.
Giới chức Trung Quốc thường xuyên buộc những người bất đồng chính kiến tham gia những “chuyến đi xa” vào các thời điểm nhạy cảm, như ngày 4/6 hoặc thời điểm diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản, điều này không có mục đích nào khác hơn là buộc họ im hơi lặng tiếng.
Trao đổi với RFA, ông Bào cho biết, những viên chức này còn cảnh báo ông về các cuộc gọi đến – một dấu hiệu cho thấy điện thoại của ông có thể đã bị nghe lén. Năm 2017, ông Bào đã bị quản thúc tại gia trước ngày 4/6. Năm 2016, ông bị đưa đến Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/QuENQW-20180604-tung-quoc-lai-bit-mieng-nguoi-bat-dong-chinh-kien-truoc-le-ky-niem-tham-sat-thien-an-mon.jpg
Ông Bào Đồng bị quản thúc tại gia vào ngày 12/8/2008. (Ảnh: Mark Ralston / AFP / Getty Images)
Cho đến ngày nay, việc nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn, cuộc đàn áp hàng nghìn sinh viên biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ vẫn là điều cấm kỵ ở Trung Quốc. Chính quyền nước này không ngừng chối bỏ việc sát hại người biểu tình, đồng thời triển khai bộ máy kiểm duyệt nhằm càn quét bất kỳ ai dám nhắc đến sự kiện này.
Vào cuối năm 2017, một cuộc điện tín ngoại giao mật của Anh đã tiết lộ rằng số người thiệt mạng ít nhất là 10.000 người.
Ông Bào không phải là mục tiêu duy nhất mà chính quyền Trung Quốc buộc im miệng trước lễ kỷ niệm ngày 4/6. Mỗi năm khi đến ngày tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn, mọi thủ đoạn trấn áp lại xiết chặt hơn. Gia đình của các nạn nhân 1989 đều bị giam lỏng trong nhà, hoặc buộc phải đi đâu đó ra khỏi Bắc Kinh.
Với sự kiểm soát truyền thông luôn tìm cách làm mờ đi ý nghĩa của ngày 4/6/1989, các bà mẹ luôn bị cấm không được công khai làm lễ tưởng niệm những đứa con của mình. Ngay cả việc tưởng niệm, tụ họp mang tính riêng tư, nhưng có ý nghĩa liên quan đến những người đã chết trong các cuộc đàn áp cũng đều bị cấm.
Bà Zhang Xianling, đồng sáng lập hội Các bà mẹ Thiên An Môn tập hợp thân nhân của các nạn nhân bị giết tại Thiên An Môn, cho biết nhân viên an ninh địa phương đã xuất hiện tại nhà bà ở Bắc Kinh vào ngày 28/5 vừa qua.
“Năm nay, [nhân viên an ninh] đến muộn hơn bình thường. Họ đến vào ngày 28. Những năm trước, khoảng ngày 21, 22, 24 hoặc 25 họ đã xuất hiện rồi”, bà Zhang nói với RFA. Bà còn cho biết luôn có một người cảnh sát ngồi trong xe theo dõi bà từ tầng dưới. Cho dù bà đi đâu, 2 nhân viên an ninh khác cũng đi theo bà.
Một trường hợp khác là ông Xu Yonghai, một nhà hoạt động Kitô giáo ở Bắc Kinh. Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Sound of Hope, Xu Yonghai cho biết ông đã bị quản thúc tại gia từ ngày 28/5. Ông vẫn còn nhớ cảnh tượng những chiếc xe tăng quân đội tiến vào Quảng trường Thiên An Môn đàn áp sinh viên cách đây 29 năm, và ông đã chăm sóc vết thương cho các sinh viên bị chính quyền thẳng tay đàn áp.
Ông Xu cho biết ông đang bị nhân viên an ninh theo dõi, họ chia làm 2 ca, mỗi ca 3 người để giám sát ông. Theo kinh nghiệm những năm trước của ông thì họ sẽ không rời khỏi cho đến ngày 7 hoặc 8/6.
Theo Epoch Times
Những ngày trước lễ kỷ niệm 29 năm vụ thảm sát Thiên An Môn 4/6/1989, chính quyền Trung Quốc lại có biện pháp bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến để không cho họ có cơ hội đề cập đến tội ác đẫm máu này.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/vCvAEn-20180604-tung-quoc-lai-bit-mieng-nguoi-bat-dong-chinh-kien-truoc-le-ky-niem-tham-sat-thien-an-mon.jpg
Vào cuối năm 2017, một cuộc điện tín ngoại giao mật của Anh đã tiết lộ rằng số người thiệt mạng ít nhất là 10.000 người. (Ảnh: Liu Heung Shing – AP)
Cách đây 29 năm, vào ngày 04/06/1989, cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ của học sinh sinh viên Trung Quốc đã phải kết thúc đẫm máu, trở thành một dấu ấn kinh hoàng trong lịch sử phát triển của nước này.
Tuy nhiên cho đến nay, Bắc Kinh vẫn khẳng định mình đã đúng khi đưa xe tăng và quân đội vào Thiên An Môn năm 1989 để dập tắt cuộc biểu tình, ước muốn chân chính của giới trẻ đã bị chụp mũ là nổi dậy bạo loạn nhằm chống lại luật của Đảng Cộng sản đề ra. Chính quyền vẫn khước từ mọi lời kêu gọi điều tra hay thậm chí là tìm mọi cách ngăn cấm người dân thảo luận về sự kiện này.
Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Châu Á tự do (RFA) vào ngày 31/5, Bào Đồng, cựu thư ký của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thuộc phe cải cách Triệu Tử Dương, nói rằng các viên chức từ phòng an ninh quốc gia Bắc Kinh đã đến thăm ông. Ông Triệu bị thanh trừng chính trị sau vụ thảm sát do ủng hộ các sinh viên. Ông bị quản thúc tại gia cho đến khi qua đời vào năm 2005.
Ông Bào nói rằng nhóm quan chức cấm ông tiếp nhận bất kỳ cuộc phỏng vấn nào trước khi lễ kỷ niệm ngày 4/6 diễn ra; nếu không ông sẽ được tặng một “chuyến đi xa”.
Giới chức Trung Quốc thường xuyên buộc những người bất đồng chính kiến tham gia những “chuyến đi xa” vào các thời điểm nhạy cảm, như ngày 4/6 hoặc thời điểm diễn ra các cuộc họp chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản, điều này không có mục đích nào khác hơn là buộc họ im hơi lặng tiếng.
Trao đổi với RFA, ông Bào cho biết, những viên chức này còn cảnh báo ông về các cuộc gọi đến – một dấu hiệu cho thấy điện thoại của ông có thể đã bị nghe lén. Năm 2017, ông Bào đã bị quản thúc tại gia trước ngày 4/6. Năm 2016, ông bị đưa đến Côn Minh thuộc tỉnh Vân Nam.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/QuENQW-20180604-tung-quoc-lai-bit-mieng-nguoi-bat-dong-chinh-kien-truoc-le-ky-niem-tham-sat-thien-an-mon.jpg
Ông Bào Đồng bị quản thúc tại gia vào ngày 12/8/2008. (Ảnh: Mark Ralston / AFP / Getty Images)
Cho đến ngày nay, việc nhắc đến vụ thảm sát Thiên An Môn, cuộc đàn áp hàng nghìn sinh viên biểu tình kêu gọi cải cách dân chủ vẫn là điều cấm kỵ ở Trung Quốc. Chính quyền nước này không ngừng chối bỏ việc sát hại người biểu tình, đồng thời triển khai bộ máy kiểm duyệt nhằm càn quét bất kỳ ai dám nhắc đến sự kiện này.
Vào cuối năm 2017, một cuộc điện tín ngoại giao mật của Anh đã tiết lộ rằng số người thiệt mạng ít nhất là 10.000 người.
Ông Bào không phải là mục tiêu duy nhất mà chính quyền Trung Quốc buộc im miệng trước lễ kỷ niệm ngày 4/6. Mỗi năm khi đến ngày tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn, mọi thủ đoạn trấn áp lại xiết chặt hơn. Gia đình của các nạn nhân 1989 đều bị giam lỏng trong nhà, hoặc buộc phải đi đâu đó ra khỏi Bắc Kinh.
Với sự kiểm soát truyền thông luôn tìm cách làm mờ đi ý nghĩa của ngày 4/6/1989, các bà mẹ luôn bị cấm không được công khai làm lễ tưởng niệm những đứa con của mình. Ngay cả việc tưởng niệm, tụ họp mang tính riêng tư, nhưng có ý nghĩa liên quan đến những người đã chết trong các cuộc đàn áp cũng đều bị cấm.
Bà Zhang Xianling, đồng sáng lập hội Các bà mẹ Thiên An Môn tập hợp thân nhân của các nạn nhân bị giết tại Thiên An Môn, cho biết nhân viên an ninh địa phương đã xuất hiện tại nhà bà ở Bắc Kinh vào ngày 28/5 vừa qua.
“Năm nay, [nhân viên an ninh] đến muộn hơn bình thường. Họ đến vào ngày 28. Những năm trước, khoảng ngày 21, 22, 24 hoặc 25 họ đã xuất hiện rồi”, bà Zhang nói với RFA. Bà còn cho biết luôn có một người cảnh sát ngồi trong xe theo dõi bà từ tầng dưới. Cho dù bà đi đâu, 2 nhân viên an ninh khác cũng đi theo bà.
Một trường hợp khác là ông Xu Yonghai, một nhà hoạt động Kitô giáo ở Bắc Kinh. Trong cuộc phỏng vấn với đài phát thanh Sound of Hope, Xu Yonghai cho biết ông đã bị quản thúc tại gia từ ngày 28/5. Ông vẫn còn nhớ cảnh tượng những chiếc xe tăng quân đội tiến vào Quảng trường Thiên An Môn đàn áp sinh viên cách đây 29 năm, và ông đã chăm sóc vết thương cho các sinh viên bị chính quyền thẳng tay đàn áp.
Ông Xu cho biết ông đang bị nhân viên an ninh theo dõi, họ chia làm 2 ca, mỗi ca 3 người để giám sát ông. Theo kinh nghiệm những năm trước của ông thì họ sẽ không rời khỏi cho đến ngày 7 hoặc 8/6.
Theo Epoch Times