PDA

View Full Version : Người mẹ nhẫn tâm lấp đất ‘chôn sống’ con trai mới sinh nói gì?



giavui
06-02-2018, 05:58 PM
Người mẹ nhẫn tâm lấp đất ‘chôn sống’ con trai mới sinh nói gì?




“Về khía cạnh đạo đức, hành vi vứt bỏ con ruột của mình là không thể chấp nhận được. Về luật pháp, đây được xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được luật định nhiều chế tài nghiêm khắc”, luật sư Quách Thành Lực nhấn mạnh.


Người mẹ đối diện với tội danh “giết con mới đẻ”

Ngày 31/5, Công an huyện Hàm Tân (Bình Thuận) cho biết, Cơ quan CSĐT đang khẩn trương điều tra để làm rõ người nghi là mẹ đẻ của cháu bé bị chôn sống.
Người bị nghi vấn là bà Trần Thị Á Khương (40 tuổi, người địa phương), đã được mời đến trụ sở xã Tân Thắng để lấy lời khai. Bước đầu, người phụ nữ này thừa nhận mình chính là mẹ đẻ của cháu bé bị chôn sống.

Nguyên nhân do người mẹ này không muốn nuôi con vì sợ chồng la rầy, đồng thời sợ nuôi không nổi vì nhà nghèo. Gia đình bà đã có hai con, một gái lớn học lớp 8, một con trai học lớp 3, chồng bà là chỉ là lao động thuê, ai kêu đi làm gì thì làm nấy.


http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a5-15277618679011479557424.jpg (http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a5-15277618679011479557424.jpg)

Bà Trần Thị Á Khương và chiếc giường nơi đặt bé trai sau khi được sinh ra. Ảnh: Báo Bình Thuận



Theo lời khai, khuya ngày 25/5 bà đau bụng đẻ nên lén ra phía sau nhà tự rặn đẻ, đứa con rớt xuống trúng tấm tôn. Sau đó bà bồng bé vào nhà, đến hơn 4 giờ sáng thì đem ra sau vườn tràm phía sau cách nhà khoảng gần 50 mét cào đất lấp lại. Sau đó vào lại nhà bình thường như không có chuyện gì xảy ra. Trong thời gian bà mang thai, cả nhà không ai biết.

Đến khoảng 6h30 ngày 26/5, em dâu bà Khương, ở nhà kế bên, cũng đang là sản phụ, ra sau vườn phát hiện và hô hoán mọi người bới đất đem cháu bé lên Phòng khám khu vực Tân Thắng cứu chữa.

Hiện chính quyền địa phương và công an chưa có kết luận điều tra. Riêng phần cháu bé đang được chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện thị xã La Gi. Địa phương vẫn cử người chăm sóc tại bệnh viện. Cháu bé đã khỏe mạnh, vết thương khô ráo tiến triển tốt.


http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a8-15277618862391589571662.jpg (http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a8-15277618862391589571662.jpg)
Cháu bé đã được phát hiện trong tình trạng còn nhau rốn, người dính đầy đất cát. Trên má trái bị rách một đoạn chừng 5cm.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, luật sư Quách Thành Lực - Công ty Luật Hà Nội Tinh Hoa chia sẻ, về khía cạnh đạo đức, hành vi vứt bỏ con ruột của mình là không thể chấp nhận được. Về luật pháp, đây được xem là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được luật định nhiều chế tài nghiêm khắc.

Cụ thể, trong sự việc trên, bà Trần Thị Á Khương có dấu hiệu phạm tội “giết con mới đẻ” quy định tại Điều 124 Bộ luật hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Mức án theo tội danh nêu trên là từ 6 tháng đến 3 năm tù.

“Đứa bé được may mắn cứu sống là nằm ngoài ý muốn của người mẹ. Trong trường hợp này đã cấu thành tội giết con mới đẻ và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này”, luật sư Lực nhấn mạnh.


http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a9-1527762362020579704616.jpg (http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a9-1527762362020579704616.jpg)
Bà Khương cũng cho biết do lúc đẻ bé rớt trên đống tôn và do vội vàng giấu bé nên bị tôn cào rách mặt.


Cũng theo luật sư Lực, Việt Nam là quốc gia đầu tiên tại châu Á và quốc gia thứ hai trên thế giới phê chuẩn

Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989. Công ước nhấn mạnh trẻ em là đối tượng được hưởng các quyền chăm sóc đặc biệt. Gần 23 năm thực hiện công ước, trẻ em Việt Nam đã được hưởng những quyền cơ bản, được chăm sóc, giáo dục và được quyền sống một cuộc sống hạnh phúc.Tuy nhiên ở đâu đó trong xã hội đôi khi vì những hoàn cảnh khách quan hay chỉ vì một phút nông nổi mà các đấng sinh thành đã nhẫn tâm vứt bỏ một phần máu thịt của mình. Đó lành hành vi đáng bị lên án và trừng phạt nghiêm khắc.

Người mẹ trong cơn khủng hoảng cần được chia sẻ kịp thời

Ở góc độ chuyên gia tâm lý học, PGS.TS Trần Tuấn Lộ cho rằng: Người phụ nữ khi mang thai, sinh con không chỉ có bản năng như động vật mà còn có ý thức làm mẹ và tình cảm của người mẹ đối với con. Việc người mẹ chôn con sau khi sinh là trái với qui luật bản năng và qui luật tình cảm của con người.

http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a2-1527761912931251735158.jpg (http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a2-1527761912931251735158.jpg)

Khu vực nhà ở của gia đình bà Khương.


“Có hai trường hợp xảy ra. Một là, người mẹ đó bị bệnh tâm thần, họ không ý thức được việc mình làm. Khi ý thức của người mẹ đó bị rối loạn, xuất hiện cơn bệnh tâm thần. Họ không tỉnh táo nên có những suy nghĩ, hành động bất thường và gây ra những hành vi đáng tiếc.
Trường hợp thứ hai, người mẹ hoàn toàn bình thường nhưng trong một hoàn cảnh, tình huống đặc biệt nào đó làm cho người mẹ bị khủng hoảng tâm lý, khủng hoảng tinh thần đã đẩy họ đến sai lầm trong hành động”, PGS Lộ cho hay.


http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a6-15277619223671741502151.jpg (http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a6-15277619223671741502151.jpg)
Sức khỏe của cháu hiện đã ổn định, có thể bú sữa ngoài.


Bên cạnh đó, một số khủng hoảng mà người mẹ thường gặp là: Người mẹ cho rằng việc mình có thai và sinh ra đứa con thì bị coi là phạm tội xấu xa, xấu hổ nào đó nên họ không dám cho ai biết và muốn giấu điều đó đi. Vì hoàn cảnh, những người mẹ này không có cách nào khác để giấu mặc cảm tội lỗi và họ chết giết đứa con cũng vì khủng hoảng tinh thần và mặc cảm tội lỗi.

Thứ nữa là người mẹ giết con do sai lầm về suy nghĩ, thường là để trả thù một ai đó. Người mẹ này thường có suy nghĩ nếu giết chết đứa bé ấy đi thì họ sẽ gây ra được nỗi đau đớn, thống khổ người mình muốn trả thù như là người chồng.

Trong cơn khủng hoảng tâm lý, những người mẹ thuộc dạng này sẽ có suy nghĩ và hành động sai lầm như vậy. Cũng có trường hợp khác là người mẹ rơi vào bước đường cùng, có suy nghĩ mình không thể nuôi nổi con, “thì thôi cho nó chết đi”.


http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a4-15277619304431522816499.jpg (http://giadinh.mediacdn.vn/2018/5/31/a4-15277619304431522816499.jpg)
Vị trí nơi chị Khương đào đất chôn con sơ sinh của mình ở vườn keo gần nhà.


“Có những người mẹ sống trong hoàn cảnh không chia sẻ được những suy nghĩ, tâm tư, búc xúc của mình với ai nên dễ dẫn đến những hành động tội lỗi. Nếu có người để chia sẻ, giúp họ nói ra những bức xúc, những ý nghĩ tội lỗi, có người giúp giải quyết những khúc mắc trong lòng cho người mẹ ấy tỉnh ngộ, sẽ không đi đến hành động giết con.

Nếu người mẹ sống khép kín, không quan hệ với ai để bày tỏ thì những suy nghĩ sai lầm cứ nung nấu trong người ngày càng nhiều, càng sâu hơn, đến một lúc nào đó sẽ đi đến hành động. Vì thế, nếu người mẹ ấy được sống trong một cộng đồng biết quan tâm tới nhau thì sẽ có người chủ động tìm đến giúp đỡ, chia sẻ. Những người có bức xúc, suy nghĩ tiêu cực nếu được giúp đỡ kịp thời cũng sẽ ngăn chặn được những hành động tội lỗi”, vị chuyên gia tâm lý chia sẻ thêm.



https://www.youtube.com/watch?v=a_kivZYBc_A
Nhật Tân