duyanh
05-28-2018, 12:55 PM
Phó chủ tịch TP HCM: 'Ngập mà gọi là tụ nước người dân bức xúc là phải'
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, nước gây cản trở giao thông, ảnh hưởng sinh hoạt thì là ngập chứ gọi là "tụ nước" sẽ khiến người dân bức xúc.
Vì sao TP HCM không bớt ngập
Nói trong cuộc họp về công tác chống ngập chiều 28/5, Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến nhắc lại vấn đề ngập nước và kẹt xe không chỉ khiến người dân mà cả lãnh đạo thành phố rất bức xúc.
"Ngập nước do nhiều nguyên nhân như lịch sử, con người, biến đổi khí hậu và do cả quản lý quy hoạch nhà nước cũng như ý thức của người dân. Để giải quyết căn cơ, trách nhiệm là của cả cộng đồng, song trước hết vẫn là của chính quyền", ông Tuyến nhấn mạnh.
Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực đô thị đề nghị Trung tâm chống ngập cải tiến nội dung báo cáo theo hướng khoa học và đầy đủ để thể hiện bức tranh về chống ngập của thành phố. Trung tâm phải cụ thể hoá bao nhiêu điểm ngập trước đây, hiện còn bao nhiêu cũng như nêu ra được nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/05/28/pho-chu-tich-tran-vinh-tuyen-1804-1527505945.jpg
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp chiều nay. Ảnh: Hữu Nguyên.
Theo ông Tuyến, Trung tâm chống ngập cũng không nên dùng các khái niệm chuyên môn như "tụ nước"... khi trả lời người dân. Những từ ngữ này chỉ để phục vụ trong kỹ thuật, thuyết minh dự án.
"Người dân bị nước gây cản trở giao thông, sinh hoạt bị ảnh hưởng, đang bức xúc mà các anh bảo 'tụ nước' chứ không phải 'ngập' thì không thực tế. Việc của chính quyền là phải xông vào giải quyết", ông Tuyến nói.
Ông Tuyến cũng yêu Trung tâm chống ngập cần cung cấp đầy đủ cho báo chí về lượng mưa, tình hình ngập nước từng khu vực, nhất là trong cao điểm mùa mưa để thông tin đến người dân. "Không có gì phải giấu giếm. Mình phục vụ người dân, cái gì chưa làm được khiến dân bức xúc thì phải giải quyết", ông Tuyến nói.
Sở Giao thông Vận tải phụ trách việc chống ngập
Đối với tình trạng kênh rạch, miệng giếng thu nước, cống xả bị lấn chiếm, Phó chủ tịch đề nghị xử lý triệt để ngay trong năm nay. 24 quận huyện không được viện lý do để cho các công trình lấn chiếm tồn tại. UBND thành phố sẽ đi kiểm tra đột xuất, chủ tịch các địa phương phải chịu trách nhiệm.
Đại diện một số quận huyện cho rằng, việc công trình lấn chiếm kênh rạch, cống thoát nước do lịch sử để lại nên khó xử lý. Ông Tuyến nói: "Không nên đổ thừa cho nhiệm kỳ trước mà phải tập trung xử lý. Nếu tuyên truyền rồi mà vẫn không được thì phải cưỡng chế".
Theo ông Tuyến, thành phố sẽ sắp xếp để Trung tâm chống ngập chỉ duy trì hai chức năng là quản lý dự án và vận hành các công trình thoát nước đã nghiệm thu. Còn quản lý nhà nước sẽ giao về Sở Giao thông Vận tải và 24 quận huyện. Cuối tháng 6 thành phố tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chống ngập và xử lý nước thải, sau đó sẽ đấu thầu chọn doanh nghiệp giải quyết ngập.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/05/28/ngap-sai-gon-680x0-2965-1527509353.jpg
Người Sài Gòn trong cơn mưa ngày 19/5. Ảnh: Quỳnh Trần.
Mưa lớn vượt tần suất thiết kế hệ thống thoát nước
Báo cáo tại cuộc họp, Phó giám đốc Trung tâm chống ngập Nguyễn Hoàng Anh Dũng cho biết, từ đầu mùa mưa đến nay thành phố có 22 cơn mưa lớn. Trận lớn nhất có vũ lượng gần 120 mm hôm 19/5 khiến tình trạng ngập xảy ra trên diện rộng, ở 32 tuyến đường.
Trong đó, đường Ung Văn Khiêm, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh), Cây Trâm, Phan Huy Ích (quận Gò Vấp) và Quốc Hương (quận 2)... mất 3 giờ nước mới rút; đường Huỳnh Tấn Phát, An Dương Vương, Phan Anh phải mất 5 giờ khiến sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Về nguyên nhân gây ngập nặng, ông Dũng cho là do vũ lượng mưa lớn, nhiều trận mưa trên 100 mm, đỉnh triều vượt ngưỡng 1,7 m - vượt tần suất thiết kế hệ thống thoát nước theo Quyết định 752 của Thủ tướng (phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước tại TP HCM). Đặc biệt, có những khu vực đô thị phát triển ''nóng'', hạ tầng không theo kịp nên hễ mưa là ngập.
Ngoài ra, ngập nặng nề còn do tình trạng đầu tư chưa đồng bộ, xả rác và lấn chiếm hệ thống cống thoát nước; nhiều dự án đang triển khai chưa hoàn thành... "Công tác chống ngập chưa được như kỳ vọng, dù thực tế có đạt được một số kết quả nhất định", ông Dũng nhìn nhận.
Cơn mưa lớn ngày 19/5 gây ngập hàng chục tuyến đường nhưng Sở Giao thông Vận tải thống kê chỉ có 10 đường bị ngập sâu từ 0,1 m đến 0,25 m. Do mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn nên xuất hiện tình trạng "tụ nước" trên 22 tuyến đường, thời gian rút nước trung bình sau mưa 10-20 phút. Thống kê này dựa trên báo cáo của Trung tâm chống ngập.
Ông Đỗ Tấn Long (Trưởng phòng Thoát nước, Trung tâm chống ngập TP HCM) cho biết, tiêu chí đánh giá điểm ngập được tính theo quy định của Bộ Xây Dựng. Nếu dứt mưa khoảng 30 phút mà đường còn ngập lớn hơn hoặc bằng 0,1 m thì gọi là điểm ngập. Còn vị trí độ sâu trung bình nhỏ hơn 0,1 m gọi là "tụ nước".
Theo VnExpress -Hữu Nguyên
28/5/2018
Theo ông Trần Vĩnh Tuyến, nước gây cản trở giao thông, ảnh hưởng sinh hoạt thì là ngập chứ gọi là "tụ nước" sẽ khiến người dân bức xúc.
Vì sao TP HCM không bớt ngập
Nói trong cuộc họp về công tác chống ngập chiều 28/5, Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến nhắc lại vấn đề ngập nước và kẹt xe không chỉ khiến người dân mà cả lãnh đạo thành phố rất bức xúc.
"Ngập nước do nhiều nguyên nhân như lịch sử, con người, biến đổi khí hậu và do cả quản lý quy hoạch nhà nước cũng như ý thức của người dân. Để giải quyết căn cơ, trách nhiệm là của cả cộng đồng, song trước hết vẫn là của chính quyền", ông Tuyến nhấn mạnh.
Phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực đô thị đề nghị Trung tâm chống ngập cải tiến nội dung báo cáo theo hướng khoa học và đầy đủ để thể hiện bức tranh về chống ngập của thành phố. Trung tâm phải cụ thể hoá bao nhiêu điểm ngập trước đây, hiện còn bao nhiêu cũng như nêu ra được nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/05/28/pho-chu-tich-tran-vinh-tuyen-1804-1527505945.jpg
Phó chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến chủ trì cuộc họp chiều nay. Ảnh: Hữu Nguyên.
Theo ông Tuyến, Trung tâm chống ngập cũng không nên dùng các khái niệm chuyên môn như "tụ nước"... khi trả lời người dân. Những từ ngữ này chỉ để phục vụ trong kỹ thuật, thuyết minh dự án.
"Người dân bị nước gây cản trở giao thông, sinh hoạt bị ảnh hưởng, đang bức xúc mà các anh bảo 'tụ nước' chứ không phải 'ngập' thì không thực tế. Việc của chính quyền là phải xông vào giải quyết", ông Tuyến nói.
Ông Tuyến cũng yêu Trung tâm chống ngập cần cung cấp đầy đủ cho báo chí về lượng mưa, tình hình ngập nước từng khu vực, nhất là trong cao điểm mùa mưa để thông tin đến người dân. "Không có gì phải giấu giếm. Mình phục vụ người dân, cái gì chưa làm được khiến dân bức xúc thì phải giải quyết", ông Tuyến nói.
Sở Giao thông Vận tải phụ trách việc chống ngập
Đối với tình trạng kênh rạch, miệng giếng thu nước, cống xả bị lấn chiếm, Phó chủ tịch đề nghị xử lý triệt để ngay trong năm nay. 24 quận huyện không được viện lý do để cho các công trình lấn chiếm tồn tại. UBND thành phố sẽ đi kiểm tra đột xuất, chủ tịch các địa phương phải chịu trách nhiệm.
Đại diện một số quận huyện cho rằng, việc công trình lấn chiếm kênh rạch, cống thoát nước do lịch sử để lại nên khó xử lý. Ông Tuyến nói: "Không nên đổ thừa cho nhiệm kỳ trước mà phải tập trung xử lý. Nếu tuyên truyền rồi mà vẫn không được thì phải cưỡng chế".
Theo ông Tuyến, thành phố sẽ sắp xếp để Trung tâm chống ngập chỉ duy trì hai chức năng là quản lý dự án và vận hành các công trình thoát nước đã nghiệm thu. Còn quản lý nhà nước sẽ giao về Sở Giao thông Vận tải và 24 quận huyện. Cuối tháng 6 thành phố tổ chức hội nghị kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chống ngập và xử lý nước thải, sau đó sẽ đấu thầu chọn doanh nghiệp giải quyết ngập.
https://vcdn-vnexpress.vnecdn.net/2018/05/28/ngap-sai-gon-680x0-2965-1527509353.jpg
Người Sài Gòn trong cơn mưa ngày 19/5. Ảnh: Quỳnh Trần.
Mưa lớn vượt tần suất thiết kế hệ thống thoát nước
Báo cáo tại cuộc họp, Phó giám đốc Trung tâm chống ngập Nguyễn Hoàng Anh Dũng cho biết, từ đầu mùa mưa đến nay thành phố có 22 cơn mưa lớn. Trận lớn nhất có vũ lượng gần 120 mm hôm 19/5 khiến tình trạng ngập xảy ra trên diện rộng, ở 32 tuyến đường.
Trong đó, đường Ung Văn Khiêm, Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Xí (quận Bình Thạnh), Cây Trâm, Phan Huy Ích (quận Gò Vấp) và Quốc Hương (quận 2)... mất 3 giờ nước mới rút; đường Huỳnh Tấn Phát, An Dương Vương, Phan Anh phải mất 5 giờ khiến sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Về nguyên nhân gây ngập nặng, ông Dũng cho là do vũ lượng mưa lớn, nhiều trận mưa trên 100 mm, đỉnh triều vượt ngưỡng 1,7 m - vượt tần suất thiết kế hệ thống thoát nước theo Quyết định 752 của Thủ tướng (phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước tại TP HCM). Đặc biệt, có những khu vực đô thị phát triển ''nóng'', hạ tầng không theo kịp nên hễ mưa là ngập.
Ngoài ra, ngập nặng nề còn do tình trạng đầu tư chưa đồng bộ, xả rác và lấn chiếm hệ thống cống thoát nước; nhiều dự án đang triển khai chưa hoàn thành... "Công tác chống ngập chưa được như kỳ vọng, dù thực tế có đạt được một số kết quả nhất định", ông Dũng nhìn nhận.
Cơn mưa lớn ngày 19/5 gây ngập hàng chục tuyến đường nhưng Sở Giao thông Vận tải thống kê chỉ có 10 đường bị ngập sâu từ 0,1 m đến 0,25 m. Do mưa lớn tập trung trong thời gian ngắn nên xuất hiện tình trạng "tụ nước" trên 22 tuyến đường, thời gian rút nước trung bình sau mưa 10-20 phút. Thống kê này dựa trên báo cáo của Trung tâm chống ngập.
Ông Đỗ Tấn Long (Trưởng phòng Thoát nước, Trung tâm chống ngập TP HCM) cho biết, tiêu chí đánh giá điểm ngập được tính theo quy định của Bộ Xây Dựng. Nếu dứt mưa khoảng 30 phút mà đường còn ngập lớn hơn hoặc bằng 0,1 m thì gọi là điểm ngập. Còn vị trí độ sâu trung bình nhỏ hơn 0,1 m gọi là "tụ nước".
Theo VnExpress -Hữu Nguyên
28/5/2018