duyanh
05-05-2018, 12:26 PM
Luật an ninh mạng sẽ siết chặt tự do ngôn luận?
https://gdb.voanews.com/09F62DA5-58CD-43EE-A87A-FC51833CDBBD_cx0_cy3_cw0_w1023_r1_s.jpg
Nhà hoạt động dân chủ Lã Việt Dũng viết thư ngỏ cho CEO của Facebook Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn những thông tin mà họ cho là “độc hại.”
Trong tháng này, Quốc hội Việt Nam sẽ biểu quyết thông qua dự thảo luật an ninh mạng. Nếu được ban hành, luật này được cho là sẽ thắt chặt thêm việc khống chế những ý kiến bất đồng đối với chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dự thảo luật an ninh mạng đã được trình Quốc hội xem xét và thảo luận từ kỳ họp cuối năm 2017. Luật này nằm trong 7 dự án luật dự kiến được xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 sẽ khai mạc ngày 21/5 tại Hà Nội, theo truyền thông trong nước.
Tại phiên thảo luận ở kỳ họp cuối năm ngoái, có nhiều ý kiến cho rằng một số nội dung của dự thảo chưa tách bạch rõ ràng giữa an ninh mạng với an toàn thông tin mạng và một số nội dung liên quan đến việc hạn chế quyền con người và quyền công dân.
Theo ghi nhận của Dân Trí, những ý kiến này cho rằng việc giao các quyền con người, quyền công dân cho Chính phủ quy định là chưa phù hợp với Hiến pháp.
Đối với những nhà hoạt động thường đưa ra các ý kiến trái chiều với Đảng Cộng sản hay chỉ trích các điều hành của chính phủ thì bộ luật mới là một công cụ để nhà cầm quyền siết chặt việc quản lý họ, theo một nhà hoạt động dân chủ ở Hà Nội, Nguyễn Chí Tuyến.
“Luật này thông qua thì nó sẽ phần nào thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng," anh Tuyến nói với VOA. "Quốc gia nào cũng phải tăng cường bảo vệ an ninh mạng nhưng thực sự họ nhằm vào tiếng nói của người dân hơn, họ mượn chuyện an ninh quốc gia để họ tròng vào cổ người dân.”
Theo toàn văn dự thảo được đăng trên trang web của Quốc hội, điều 49 quy định Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp với các bộ ngành có liên quan “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại” gây ảnh hưởng đến “an ninh quốc gia” và “trật tự an toàn xã hội.”
Đây là một trong những điều mà những người có tiếng nói bất đồng với chính quyền như anh Tuyến, người từng bị công an sách nhiễu và bắt giữ vì tham gia biểu tình ở Hà Nội, “lo ngại” nhất.
“Họ đặt ra những từ, cụm từ trong các điều khoản ví dụ như thông tin ‘xấu’ và ‘độc hại’. Một từ như thế không có định lượng và căn cứ như thế nào là ‘xấu’ và như thế nào là ‘độc hại’. Bởi vì có thể đối với một quan chức tham nhũng, một thông tin đưa ra người ta có thể coi là xấu nhưng đối với nhân dân, người ta lại hồ hởi mừng rỡ đón nhận.”
“Thòng lọng mơ hồ”
Anh Tuyến, một thành viên sáng lập hội Câu lạc bộ bóng đá No-U Club để phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông, cho rằng những cụm từ “chung chung” khi được thông qua thành luật sẽ trở thành “thòng lọng mơ hồ” của chính quyền để “chụp lên ai mà người ta muốn.”
Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Việt Nam thành lập Lực lượng 47 với 10.000 ‘binh sỹ đấu tranh trên mạng’ để ‘phản bác các quan điểm sai trái.’ Sau đó, vào tháng 3 năm nay, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc” được thành lập theo một quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 100 nhà báo, blogger và những nhà hoạt động dân chủ từng ‘chỉ trích’ chính phủ.
Việt Nam là một trong 7 quốc gia có tốc độ phát triển Internet, mạng xã hội nhanh nhất thế giới. Hiện có 80 triệu tài khoản Facebook và 50 triệu thuê bao Internet ở quốc gia Đông Nam Á này.
Theo các chuyên gia, sự phát triển cơ sở hạ tầng về internet của Việt Nam đã vượt xa khả năng quy định kiểm soát của chính phủ. Điều tốt nhất họ có thể làm là ngăn chặn sự tiếp cận vào các website nhất định mà họ cho là ‘xấu độc.’
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn những thông tin “độc hại.” Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”
Một điều khoản khác trong dự luật này cũng đang gây ra tranh cãi là việc yêu cầu “cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.” Quy định này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là đáp ứng được yêu cầu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” và “trật tự xã hội.”
Trước đó, Luật An ninh mạng đã yêu cầu Facebook, Google… đặt máy chủ “quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.” Nhưng sau nhiều tranh cãi, điều luật này đã bị lược bỏ.
VOA
04/05/2018
https://gdb.voanews.com/09F62DA5-58CD-43EE-A87A-FC51833CDBBD_cx0_cy3_cw0_w1023_r1_s.jpg
Nhà hoạt động dân chủ Lã Việt Dũng viết thư ngỏ cho CEO của Facebook Mark Zuckerberg về tình trạng nội dung thông tin bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn những thông tin mà họ cho là “độc hại.”
Trong tháng này, Quốc hội Việt Nam sẽ biểu quyết thông qua dự thảo luật an ninh mạng. Nếu được ban hành, luật này được cho là sẽ thắt chặt thêm việc khống chế những ý kiến bất đồng đối với chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Dự thảo luật an ninh mạng đã được trình Quốc hội xem xét và thảo luận từ kỳ họp cuối năm 2017. Luật này nằm trong 7 dự án luật dự kiến được xem xét và thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 14 sẽ khai mạc ngày 21/5 tại Hà Nội, theo truyền thông trong nước.
Tại phiên thảo luận ở kỳ họp cuối năm ngoái, có nhiều ý kiến cho rằng một số nội dung của dự thảo chưa tách bạch rõ ràng giữa an ninh mạng với an toàn thông tin mạng và một số nội dung liên quan đến việc hạn chế quyền con người và quyền công dân.
Theo ghi nhận của Dân Trí, những ý kiến này cho rằng việc giao các quyền con người, quyền công dân cho Chính phủ quy định là chưa phù hợp với Hiến pháp.
Đối với những nhà hoạt động thường đưa ra các ý kiến trái chiều với Đảng Cộng sản hay chỉ trích các điều hành của chính phủ thì bộ luật mới là một công cụ để nhà cầm quyền siết chặt việc quản lý họ, theo một nhà hoạt động dân chủ ở Hà Nội, Nguyễn Chí Tuyến.
“Luật này thông qua thì nó sẽ phần nào thắt chặt kiểm soát thông tin trên mạng," anh Tuyến nói với VOA. "Quốc gia nào cũng phải tăng cường bảo vệ an ninh mạng nhưng thực sự họ nhằm vào tiếng nói của người dân hơn, họ mượn chuyện an ninh quốc gia để họ tròng vào cổ người dân.”
Theo toàn văn dự thảo được đăng trên trang web của Quốc hội, điều 49 quy định Bộ Quốc phòng và Bộ Công an phối hợp với các bộ ngành có liên quan “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý phần mềm độc hại” gây ảnh hưởng đến “an ninh quốc gia” và “trật tự an toàn xã hội.”
Đây là một trong những điều mà những người có tiếng nói bất đồng với chính quyền như anh Tuyến, người từng bị công an sách nhiễu và bắt giữ vì tham gia biểu tình ở Hà Nội, “lo ngại” nhất.
“Họ đặt ra những từ, cụm từ trong các điều khoản ví dụ như thông tin ‘xấu’ và ‘độc hại’. Một từ như thế không có định lượng và căn cứ như thế nào là ‘xấu’ và như thế nào là ‘độc hại’. Bởi vì có thể đối với một quan chức tham nhũng, một thông tin đưa ra người ta có thể coi là xấu nhưng đối với nhân dân, người ta lại hồ hởi mừng rỡ đón nhận.”
“Thòng lọng mơ hồ”
Anh Tuyến, một thành viên sáng lập hội Câu lạc bộ bóng đá No-U Club để phản đối đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông, cho rằng những cụm từ “chung chung” khi được thông qua thành luật sẽ trở thành “thòng lọng mơ hồ” của chính quyền để “chụp lên ai mà người ta muốn.”
Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Việt Nam thành lập Lực lượng 47 với 10.000 ‘binh sỹ đấu tranh trên mạng’ để ‘phản bác các quan điểm sai trái.’ Sau đó, vào tháng 3 năm nay, Bộ tư lệnh tác chiến không gian mạng với chức năng “bảo vệ Tổ quốc” được thành lập theo một quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch cho biết Việt Nam hiện đang giam giữ hơn 100 nhà báo, blogger và những nhà hoạt động dân chủ từng ‘chỉ trích’ chính phủ.
Việt Nam là một trong 7 quốc gia có tốc độ phát triển Internet, mạng xã hội nhanh nhất thế giới. Hiện có 80 triệu tài khoản Facebook và 50 triệu thuê bao Internet ở quốc gia Đông Nam Á này.
Theo các chuyên gia, sự phát triển cơ sở hạ tầng về internet của Việt Nam đã vượt xa khả năng quy định kiểm soát của chính phủ. Điều tốt nhất họ có thể làm là ngăn chặn sự tiếp cận vào các website nhất định mà họ cho là ‘xấu độc.’
Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn những thông tin “độc hại.” Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, Google và Facebook đã ngăn chặn và gỡ bỏ hàng nghìn video ‘xấu độc’ và thông tin ‘bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.”
Một điều khoản khác trong dự luật này cũng đang gây ra tranh cãi là việc yêu cầu “cơ quan đại diện và lưu trữ dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.” Quy định này, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, là đáp ứng được yêu cầu “bảo vệ chủ quyền quốc gia” và “trật tự xã hội.”
Trước đó, Luật An ninh mạng đã yêu cầu Facebook, Google… đặt máy chủ “quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam.” Nhưng sau nhiều tranh cãi, điều luật này đã bị lược bỏ.
VOA
04/05/2018