sophienguyen
05-03-2018, 12:39 AM
Hàn Quốc: 28.000 lính Mỹ vẫn sẽ ở lại dù ký hiệp định hòa bình với Triều Tiên
Hôm 2/5, phủ tổng thống Hàn Quốc bác bỏ khả năng lực lượng Mỹ rút khỏi phía Nam vĩ tuyến 38 sau khi ký kết hiệp định hòa bình với Triều Tiên, nhấn mạnh lực lượng Mỹ đóng vai trò giữ cân bằng tại khu vực.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/FthQrv-20180502-han-quoc-28000-linh-my-van-se-o-lai-du-ky-hiep-dinh-hoa-binh-voi-trieu-tien.jpg
Binh sĩ Mỹ tham gia tập trận cùng quân đội Hàn Quốc năm 2017. (Ảnh: Korea Times)
“Quân lực Mỹ ở Hàn Quốc là vấn đề trong quan hệ liên minh Mỹ – Hàn. Nó không liên quan gì tới việc ký hiệp định hòa bình“, Yonhap dẫn lời ông Kim Eui-kyeom, phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc, hôm 2/5. Ông Kim cho biết đây là quan điểm của Tổng thống Moon.
Phủ tổng thống Hàn Quốc bác bỏ khả năng Mỹ sẽ rút quân, nhấn mạnh lực lượng Mỹ đóng vai trò giữ cân bằng tại khu vực trong bối cảnh Hàn Quốc nằm giữa các cường quốc như Nhật Bản và Trung Quốc.
Khẳng định trên được phía Hàn Quốc đưa ra sau khi ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt của tổng thống Hàn Quốc, trả lời báo chí rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ là khó có thể chấp nhận nếu hiệp định hòa bình với Triều Tiên được ký kết.
Phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết, ông Moon Chung-in có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, tuy nhiên phát ngôn của cố vấn tổng thống không đại diện cho quan điểm của Seoul.
Mỹ hiện có 28.500 quân đóng tại phía Nam vĩ tuyến 38. Lực lượng này thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với quân đội nước chủ nhà.
Triều Tiên từ lâu cáo buộc sự hiện diện và các hoạt động của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc là bước chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược miền Bắc, đồng thời đặt yêu cầu Mỹ rút quân là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã không nêu lên vấn đề này trong cuộc hội đàm thượng đỉnh cùng Tổng thống Moon Jae-in hôm 27/4 vừa qua. Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un, năm 2000 cũng từng nói với cố tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung rằng Bình Nhưỡng sẽ không phản đối hiện diện của lực lượng Mỹ tại miền Nam nếu hiệp định hòa bình được ký kết.
Trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thống nhất sẽ tiến tới “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên, song không đề cập đến các bước cụ thể để đạt mục tiêu này, theo SCMP.
Hai bên cũng cam kết tiến tới chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong năm 2018 thông qua các đàm phán ba bên với Mỹ, hoặc đàm phán bốn bên bao gồm cả Trung Quốc. Trung Quốc cùng với Mỹ và Triều Tiên là các bên ký Hiệp định đình chiến năm 1953, Hàn Quốc không phải một bên ký hiệp định này.
Trong bài đăng trên Twitter ngày 29/4, Trump nói rằng cuộc gặp giữa ông và Kim Jong-un có thể diễn ra trong “ba hoặc bốn tuần tới”. Trong khi đó, Bình Nhưỡng cùng ngày tuyên bố sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri vào tháng 5 và mời các chuyên gia, nhà báo đến chứng kiến, theo văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc vẫn hoài nghi tuyên bố của Kim Jong-un.
“Trong Tuyên bố Panmunjom, Triều Tiên chỉ nhấn mạnh ‘phi hạt nhân hóa’, không hề nói rằng sẽ hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc có thể đã hiểu quá mức về định nghĩa phi hạt nhân của Triều Tiên“, Sun Xingjie, một chuyên gia về các vấn đề Hàn Quốc tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc, nhận xét.
Tú Văn (t/h)
Hôm 2/5, phủ tổng thống Hàn Quốc bác bỏ khả năng lực lượng Mỹ rút khỏi phía Nam vĩ tuyến 38 sau khi ký kết hiệp định hòa bình với Triều Tiên, nhấn mạnh lực lượng Mỹ đóng vai trò giữ cân bằng tại khu vực.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/FthQrv-20180502-han-quoc-28000-linh-my-van-se-o-lai-du-ky-hiep-dinh-hoa-binh-voi-trieu-tien.jpg
Binh sĩ Mỹ tham gia tập trận cùng quân đội Hàn Quốc năm 2017. (Ảnh: Korea Times)
“Quân lực Mỹ ở Hàn Quốc là vấn đề trong quan hệ liên minh Mỹ – Hàn. Nó không liên quan gì tới việc ký hiệp định hòa bình“, Yonhap dẫn lời ông Kim Eui-kyeom, phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc, hôm 2/5. Ông Kim cho biết đây là quan điểm của Tổng thống Moon.
Phủ tổng thống Hàn Quốc bác bỏ khả năng Mỹ sẽ rút quân, nhấn mạnh lực lượng Mỹ đóng vai trò giữ cân bằng tại khu vực trong bối cảnh Hàn Quốc nằm giữa các cường quốc như Nhật Bản và Trung Quốc.
Khẳng định trên được phía Hàn Quốc đưa ra sau khi ông Moon Chung-in, cố vấn đặc biệt của tổng thống Hàn Quốc, trả lời báo chí rằng sự hiện diện quân sự của Mỹ là khó có thể chấp nhận nếu hiệp định hòa bình với Triều Tiên được ký kết.
Phủ tổng thống Hàn Quốc cho biết, ông Moon Chung-in có quyền tự do tư tưởng và tự do ngôn luận, tuy nhiên phát ngôn của cố vấn tổng thống không đại diện cho quan điểm của Seoul.
Mỹ hiện có 28.500 quân đóng tại phía Nam vĩ tuyến 38. Lực lượng này thường xuyên tham gia các cuộc tập trận với quân đội nước chủ nhà.
Triều Tiên từ lâu cáo buộc sự hiện diện và các hoạt động của quân đội Mỹ tại Hàn Quốc là bước chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược miền Bắc, đồng thời đặt yêu cầu Mỹ rút quân là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã không nêu lên vấn đề này trong cuộc hội đàm thượng đỉnh cùng Tổng thống Moon Jae-in hôm 27/4 vừa qua. Cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un, năm 2000 cũng từng nói với cố tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung rằng Bình Nhưỡng sẽ không phản đối hiện diện của lực lượng Mỹ tại miền Nam nếu hiệp định hòa bình được ký kết.
Trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thống nhất sẽ tiến tới “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên, song không đề cập đến các bước cụ thể để đạt mục tiêu này, theo SCMP.
Hai bên cũng cam kết tiến tới chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong năm 2018 thông qua các đàm phán ba bên với Mỹ, hoặc đàm phán bốn bên bao gồm cả Trung Quốc. Trung Quốc cùng với Mỹ và Triều Tiên là các bên ký Hiệp định đình chiến năm 1953, Hàn Quốc không phải một bên ký hiệp định này.
Trong bài đăng trên Twitter ngày 29/4, Trump nói rằng cuộc gặp giữa ông và Kim Jong-un có thể diễn ra trong “ba hoặc bốn tuần tới”. Trong khi đó, Bình Nhưỡng cùng ngày tuyên bố sẽ đóng cửa bãi thử hạt nhân Punggye-ri vào tháng 5 và mời các chuyên gia, nhà báo đến chứng kiến, theo văn phòng Tổng thống Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Trung Quốc vẫn hoài nghi tuyên bố của Kim Jong-un.
“Trong Tuyên bố Panmunjom, Triều Tiên chỉ nhấn mạnh ‘phi hạt nhân hóa’, không hề nói rằng sẽ hoàn toàn từ bỏ vũ khí hạt nhân. Hàn Quốc có thể đã hiểu quá mức về định nghĩa phi hạt nhân của Triều Tiên“, Sun Xingjie, một chuyên gia về các vấn đề Hàn Quốc tại Đại học Cát Lâm, Trung Quốc, nhận xét.
Tú Văn (t/h)