PDA

View Full Version : Trung Quốc bóp nghẹt yết hầu Triều Tiên như thế nào?



duyanh
04-01-2018, 12:35 PM
Trung Quốc bóp nghẹt yết hầu Triều Tiên như thế nào?


Trong lúc người ta đoán già đoán non về động cơ đằng sau sự thay đổi chiến lược của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, Bắc Kinh lặng lẽ công bố số liệu xuất khẩu sang Triều Tiên 2 tháng đầu 2018. Đó là những con số biết nói.


https://www.datviet.com/wp-content/uploads/2018/04/co-trieu-tien-trung-quoc-15225664272881221951390-696x364.jpg

Trung Quốc đã hầu như ngưng xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ, than đá và các vật liệu quan trọng khác vào Triều Tiên vài tháng trước cuộc gặp bất ngờ của ông Kim Jong Un và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Việc đóng băng xuất khẩu – được tiết lộ thông qua báo cáo chính thức của Trung Quốc – ở mức dưới giới hạn tối thiểu được đặt ra trong các biện pháp trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

“Đó là chiến lược gây áp lực tối đa kiểu Trung Quốc, thứ có thể khiến Triều Tiên phải thay đổi chính sách”, nhà kinh tế học người Mỹ Alex Wolf, người từng làm công tác ngoại giao tại Trung Quốc, nhận xét với tờ Financial Times ngày 30-3.Số liệu hải quan được Trung Quốc công bố cho thấy trong hai tháng 1 và 2-2018, trung bình mỗi tháng Trung Quốc chỉ xuất khẩu sang Triều Tiên 175,2 tấn xăng dầu tinh chế, một con số thấp đáng kinh ngạc. Để dễ hình dung, trong giai đoạn nửa đầu năm 2017, trung bình mỗi tháng Trung Quốc chuyển cho Triều Tiên 13.552,6 tấn xăng dầu tinh chế.

Như vậy, lượng xuất khẩu xăng dầu mỗi tháng đã giảm hơn 98% trong đầu năm 2018!

Xuất khẩu than của Trung Quốc sang Triều Tiên còn gây ngạc nhiên hơn, là con số 0 tròn trĩnh trong 2 tháng 2018. Về mặt hàng thép, vỏn vẹn chỉ có 257 tấn thép Trung Quốc được chuyển sang Triều Tiên trong 2 tháng.

So với số lượng nửa đầu năm 2017 là 15.110 tấn thép/tháng, có thể thấy Bắc Kinh đang mạnh tay như thế nào với quốc gia được cho là thân cận với họ. Chỉ duy nhất một xe cơ giới được Trung Quốc xuất khẩu sang Triều Tiên trong hai tháng đầu 2018.

– Chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim Jong Un không phải là một chuyến thăm bình thường, mà ẩn chứa sau đó là những toan tính chiến lược của cả Bình Nhưỡng và Bắc Kinh.
Trong khi mối lo ngại về độ chính xác số liệu thống kê của Trung Quốc là phổ biến, các nhà phân tích tin rằng sự sụt giảm đồng bộ trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên là một chỉ dấu đáng lưu ý.

Một nhà ngoại giao Trung Quốc giấu tên nhận xét đó là cách Bắc Kinh nhắc khéo Bình Nhưỡng đừng quên vai trò và sức mạnh kinh tế của nước này nếu ông Kim Jong Un muốn có các bước đi ngoại giao độc lập.

Kể từ vụ thử hạt nhân hồi tháng 9-2017, Triều Tiên đã có một loạt các động thái ngoại giao bất thường. Em gái của ông Kim Jong Un, bà Kim Yo Jong, được cử tới Hàn Quốc tham dự Thế vận hội mùa đông Pyeongchang vào tháng 2.

Trong một động thái gây sốc sau đó, ông Kim Jong Un tuyên bố mời Tổng thống Mỹ Donald Trump tới một hội nghị thượng đỉnh song phương. Và choáng váng hơn khi ông Trump chấp nhận đề nghị đó.

Sau cuộc gặp giữa ông Tập và ông Kim hồi đầu tuần này, thời gian cho cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều cũng đã được ấn định vào ngày 27-4 tới.

“Trung Quốc thật sự muốn đóng vai trò trung tâm trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này, nhưng họ muốn làm điều đó theo cách của riêng họ”, ông Wolf nhận xét.


Theo Tuổi Trẻ
April 1, 2018