duyanh
03-26-2018, 12:46 PM
Ủng hộ Anh, phương Tây phối hợp gây sức ép với Nga trong vụ điệp viên
Chính phủ Nga hiện đối mặt hàng loạt chỉ trích từ phía lãnh đạo các nước EU liên quan vụ điệp viên Nga bị đầu độc.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra phản ứng chung về vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông bị đầu độc tại thành phố Salisbury cuả Anh, theo hướng ủng hộ Anh về đường lối cứng rắn đối với Nga.
https://images.vov.vn/w490/uploaded/ql0rp46pywc/2018_03_26/diep_vien_nga_zmvk.jpg
Nga cảnh báo châu Âu đang tự mình làm xấu đi mối quan hệ với Nga.
Chính phủ Nga đối mặt với hàng loạt chỉ trích từ phía lãnh đạo các nước châu Âu trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao với Anh trong vụ 1 cựu điệp viên Nga được cho là bị đầu độc tiếp tục gia tăng.
Tuyên bố chung của Hội đồng châu Âu (EC) nhấn mạnh lãnh đạo Liên minh châu Âu nhất trí với đánh giá của chính phủ Anh rằng “rất có thể” Nga có trách nhiệm trong vụ đầu độc và không có “bất cứ lời giải thích đáng tin nào khác”. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu còn nhất trí triệu hồi Đại sứ EU tại Moscow Marcus Ederer để tham vấn.
Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại
Federica Mogherini cho rằng Liên minh châu Âu cần xây dựng mặt trận chung khi phản ứng với vụ tấn công ở Anh.
Bà Mogherini nói: “Chúng tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết mạnh mẽ nhất có thể với Anh sau vụ tấn công tại Salisbury, như chúng tôi đã nhất trí với các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu. Đó là bày tỏ tình đoàn kết, phối hợp làm việc cùng nhau vì thông điệp chính trị mạnh mẽ nhất chúng tôi có thể phát đi là tình đoàn kết”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đồng tình cho rằng “Tôi đã bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ với Thủ tướng Anh Theresa May. Tôi hài lòng rằng Anh đã giao mẫu vật lên Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học để có thể điều tra”.
Các thành viên Liên minh châu Âu cũng nhất trí sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, trong có khả năng tẩy chay tham dự Cúp bóng đá thế giới 2018 tổ chức tại Nga, thiết lập sự hiện diện của NATO trên biên giới Nga, trục xuất các nhà ngoại giao như Anh đã làm.
Mặc dù không đưa ra được bằng chứng, Anh đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang cân nhắc việc trục xuất một số nhà ngoại giao Nga tại Mỹ.
Người phát ngôn Nhà trắng Raj Shah cho biết, quyết định sớm nhất về vấn đề này sẽ được công bố trong ngày hôm nay.
Những tuyên bố của châu Âu và Mỹ như đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ Nga-Anh vốn đã rất căng thẳng.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện), ông Konstantin Kosachev cho rằng người châu Âu gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề nội bộ của mình nên đã đánh lạc hướng dư luận về chi phí của Anh rút khỏi EU, tăng ngân sách quốc phòng của NATO, chính sách kinh tế sụp đổ…
Theo ông Kosachev, phản ứng hiện nay của châu Âu bộc lộ khuynh hướng đáng lo ngại trong chính sách của phương Tây. Nga không thể không có biện pháp trả đũa đối với bất cứ động thái thù địch thực sự nào.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng chính phủ Anh "đang ráo riết thuyết phục các đồng minh có những bước đi mang tính đối đầu".
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga một lần nữa nhấn mạnh cho đến nay Anh vẫn chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng xác thực nào cho thấy mối liên hệ giữa Nga và vụ việc đầu độc./.
Trần Nga/VOV1
Tổng hợp
Chính phủ Nga hiện đối mặt hàng loạt chỉ trích từ phía lãnh đạo các nước EU liên quan vụ điệp viên Nga bị đầu độc.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra phản ứng chung về vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông bị đầu độc tại thành phố Salisbury cuả Anh, theo hướng ủng hộ Anh về đường lối cứng rắn đối với Nga.
https://images.vov.vn/w490/uploaded/ql0rp46pywc/2018_03_26/diep_vien_nga_zmvk.jpg
Nga cảnh báo châu Âu đang tự mình làm xấu đi mối quan hệ với Nga.
Chính phủ Nga đối mặt với hàng loạt chỉ trích từ phía lãnh đạo các nước châu Âu trong bối cảnh tranh cãi ngoại giao với Anh trong vụ 1 cựu điệp viên Nga được cho là bị đầu độc tiếp tục gia tăng.
Tuyên bố chung của Hội đồng châu Âu (EC) nhấn mạnh lãnh đạo Liên minh châu Âu nhất trí với đánh giá của chính phủ Anh rằng “rất có thể” Nga có trách nhiệm trong vụ đầu độc và không có “bất cứ lời giải thích đáng tin nào khác”. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu còn nhất trí triệu hồi Đại sứ EU tại Moscow Marcus Ederer để tham vấn.
Cao ủy Liên minh châu Âu phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại
Federica Mogherini cho rằng Liên minh châu Âu cần xây dựng mặt trận chung khi phản ứng với vụ tấn công ở Anh.
Bà Mogherini nói: “Chúng tôi muốn bày tỏ tình đoàn kết mạnh mẽ nhất có thể với Anh sau vụ tấn công tại Salisbury, như chúng tôi đã nhất trí với các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu. Đó là bày tỏ tình đoàn kết, phối hợp làm việc cùng nhau vì thông điệp chính trị mạnh mẽ nhất chúng tôi có thể phát đi là tình đoàn kết”.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đồng tình cho rằng “Tôi đã bày tỏ sự đoàn kết và ủng hộ với Thủ tướng Anh Theresa May. Tôi hài lòng rằng Anh đã giao mẫu vật lên Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học để có thể điều tra”.
Các thành viên Liên minh châu Âu cũng nhất trí sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga, trong có khả năng tẩy chay tham dự Cúp bóng đá thế giới 2018 tổ chức tại Nga, thiết lập sự hiện diện của NATO trên biên giới Nga, trục xuất các nhà ngoại giao như Anh đã làm.
Mặc dù không đưa ra được bằng chứng, Anh đã trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đang cân nhắc việc trục xuất một số nhà ngoại giao Nga tại Mỹ.
Người phát ngôn Nhà trắng Raj Shah cho biết, quyết định sớm nhất về vấn đề này sẽ được công bố trong ngày hôm nay.
Những tuyên bố của châu Âu và Mỹ như đổ thêm dầu vào lửa trong mối quan hệ Nga-Anh vốn đã rất căng thẳng.
Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện), ông Konstantin Kosachev cho rằng người châu Âu gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề nội bộ của mình nên đã đánh lạc hướng dư luận về chi phí của Anh rút khỏi EU, tăng ngân sách quốc phòng của NATO, chính sách kinh tế sụp đổ…
Theo ông Kosachev, phản ứng hiện nay của châu Âu bộc lộ khuynh hướng đáng lo ngại trong chính sách của phương Tây. Nga không thể không có biện pháp trả đũa đối với bất cứ động thái thù địch thực sự nào.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho rằng chính phủ Anh "đang ráo riết thuyết phục các đồng minh có những bước đi mang tính đối đầu".
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga một lần nữa nhấn mạnh cho đến nay Anh vẫn chưa cung cấp bất kỳ bằng chứng xác thực nào cho thấy mối liên hệ giữa Nga và vụ việc đầu độc./.
Trần Nga/VOV1
Tổng hợp