duyanh
03-21-2018, 12:31 PM
Chính phủ Mỹ đối mặt với nguy cơ tạm đóng cửa
https://baomoi-photo-3-td.zadn.vn/w700_r1m/18/03/21/285/25344863/1_28169.jpg
Chính phủ Mỹ đối mặt với nguy cơ tạm đóng cửa. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo đó, đến trước đêm 23/3 tới, nếu Quốc hội lưỡng đảng không thể nhất trí về gói chi tiêu ngân sách cho thời gian còn lại của năm tài khóa 2018 (dự kiến kết thúc vào tháng 9 tới) trị giá 1.300 tỷ USD, tình huống Chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ lặp lại lần thứ 3 trong năm này, sau 2 lần vào hai tháng trước đó. Các nhà lập pháp đã bỏ qua thời hạn 19/3 vừa qua để đệ trình dự luật chi tiêu này lên quốc hội do các nghị sĩ vẫn chưa thể đồng thuận về một số điểm trong văn kiện này.
Dự luật ngân sách chi tiêu được mô tả là khổng lồ này sẽ ưu tiên tăng ngân sách cho quốc phòng và các dự án trong nước, với mức tăng thêm 10%. Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan, đây là mức tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong 15 năm qua và nhiều hơn 80 tỷ USD so với mức hiện nay. Trong khi đó, các nghị sĩ Dân chủ chú trọng hơn tới các vấn đề trong nước như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và chống nạn lạm dụng thuốc giảm đau.
Vấn đề gai góc nhất là việc cấp ngân sách 1,6 tỷ USD cho kế hoạch xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico của Tổng thống Donald Trump, trong đó tính cả chi phí cho việc tăng cường lựa lượng tuần tra biên giới. Các nghị sĩ Dân chủ dường như đã chấp nhận nhượng bộ về khoản chi phí, song lại kiên quyết phản đối việc tuyển thêm hàng trăm nhân viên, bổ sung cho lực lượng thực thi pháp luật.
Trong khi đó, "nút thắt" ở việc cấp ngân sách cho kế hoạch xây dựng đường hầm qua sông Hudson và tuyến đường sắt nối giữa 2 bang New York và New Jersey trị giá 11 tỷ USD cũng chưa được tháo gỡ. Tổng thống Trump kiên quyết phản đối dự án này và dọa sẽ dùng quyền phủ quyết trong vấn đề này. Trong khi đó, các nghị sĩ Dân chủ có ý kiến ngược lại. Bên cạnh đó, các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ còn bất đồng trong vấn đề nhập cư, nạo phá thai và kiểm soát súng đạn.
Chủ tịch Hạ viện Ryan thừa nhận còn nhiều ý kiến trái chiều, song ông hy vọng các nghị sĩ hai đảng sẽ sớm thu hẹp được khác biệt, kết thúc thảo luận và hoàn thiện dự luật cuối cùng vào cuối ngày 21/3. Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer lạc quan rằng các hai bên đang tiến tới rất gần với thỏa thuận cuối cùng về ngân sách chi tiêu.
Tuy nhiên, với khoảng thời gian ít ỏi còn lại, tất cả các nghị sĩ của hai viện Quốc hội Mỹ sẽ không đủ thời gian để nghiên cứu, thảo luận một cách kỹ lưỡng và tiến hành bỏ phiếu dự luật ngân sách trước hạn chót. Trước thực tế này, một số ý kiến dự đoán rằng các nghị sĩ sẽ hướng sang thỏa thuận về một dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh kịch bản chính phủ đóng cửa và hai chính đảng có thêm thời gian để "mặc cả" những vấn đề còn tồn đọng./.
TTXVN
https://baomoi-photo-3-td.zadn.vn/w700_r1m/18/03/21/285/25344863/1_28169.jpg
Chính phủ Mỹ đối mặt với nguy cơ tạm đóng cửa. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Theo đó, đến trước đêm 23/3 tới, nếu Quốc hội lưỡng đảng không thể nhất trí về gói chi tiêu ngân sách cho thời gian còn lại của năm tài khóa 2018 (dự kiến kết thúc vào tháng 9 tới) trị giá 1.300 tỷ USD, tình huống Chính phủ Mỹ đóng cửa sẽ lặp lại lần thứ 3 trong năm này, sau 2 lần vào hai tháng trước đó. Các nhà lập pháp đã bỏ qua thời hạn 19/3 vừa qua để đệ trình dự luật chi tiêu này lên quốc hội do các nghị sĩ vẫn chưa thể đồng thuận về một số điểm trong văn kiện này.
Dự luật ngân sách chi tiêu được mô tả là khổng lồ này sẽ ưu tiên tăng ngân sách cho quốc phòng và các dự án trong nước, với mức tăng thêm 10%. Theo Chủ tịch Hạ viện Mỹ Paul Ryan, đây là mức tăng ngân sách quốc phòng lớn nhất trong 15 năm qua và nhiều hơn 80 tỷ USD so với mức hiện nay. Trong khi đó, các nghị sĩ Dân chủ chú trọng hơn tới các vấn đề trong nước như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và chống nạn lạm dụng thuốc giảm đau.
Vấn đề gai góc nhất là việc cấp ngân sách 1,6 tỷ USD cho kế hoạch xây dựng bức tường biên giới giữa Mỹ và Mexico của Tổng thống Donald Trump, trong đó tính cả chi phí cho việc tăng cường lựa lượng tuần tra biên giới. Các nghị sĩ Dân chủ dường như đã chấp nhận nhượng bộ về khoản chi phí, song lại kiên quyết phản đối việc tuyển thêm hàng trăm nhân viên, bổ sung cho lực lượng thực thi pháp luật.
Trong khi đó, "nút thắt" ở việc cấp ngân sách cho kế hoạch xây dựng đường hầm qua sông Hudson và tuyến đường sắt nối giữa 2 bang New York và New Jersey trị giá 11 tỷ USD cũng chưa được tháo gỡ. Tổng thống Trump kiên quyết phản đối dự án này và dọa sẽ dùng quyền phủ quyết trong vấn đề này. Trong khi đó, các nghị sĩ Dân chủ có ý kiến ngược lại. Bên cạnh đó, các nghị sĩ Cộng hòa và Dân chủ còn bất đồng trong vấn đề nhập cư, nạo phá thai và kiểm soát súng đạn.
Chủ tịch Hạ viện Ryan thừa nhận còn nhiều ý kiến trái chiều, song ông hy vọng các nghị sĩ hai đảng sẽ sớm thu hẹp được khác biệt, kết thúc thảo luận và hoàn thiện dự luật cuối cùng vào cuối ngày 21/3. Trong khi đó, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, Thượng nghị sĩ Chuck Schumer lạc quan rằng các hai bên đang tiến tới rất gần với thỏa thuận cuối cùng về ngân sách chi tiêu.
Tuy nhiên, với khoảng thời gian ít ỏi còn lại, tất cả các nghị sĩ của hai viện Quốc hội Mỹ sẽ không đủ thời gian để nghiên cứu, thảo luận một cách kỹ lưỡng và tiến hành bỏ phiếu dự luật ngân sách trước hạn chót. Trước thực tế này, một số ý kiến dự đoán rằng các nghị sĩ sẽ hướng sang thỏa thuận về một dự luật chi tiêu ngắn hạn nhằm tránh kịch bản chính phủ đóng cửa và hai chính đảng có thêm thời gian để "mặc cả" những vấn đề còn tồn đọng./.
TTXVN