duyanh
03-14-2018, 12:41 PM
Duterte thông báo rút Phillipines khỏi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-11-24t111006z_1397041701_rc1258d60240_rtrmadp_3_phili ppines-duterte.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh 24/11/2017.
REUTERS/Romeo Ranoco
Hôm nay, 14/03/2018, tổng thống Rodrigo Duterte thông báo rút Philippines ra khỏi hiệp ước thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, tòa án hiện đang chuẩn bị điều tra về chính sách bài trừ ma túy của ông.
Theo AFP, vào đầu tháng 2 vừa qua, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, trụ sở tại La Haye, đã thông báo mở một cuộc “xem xét sơ bộ” về chiến dịch bài trừ ma túy do tổng thống Duterte tiến hành tại Philippines. “Xem xét sơ bộ” là giai đoạn trước khi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế quyết định tiến hành điều tra chính thức. Philippines là quốc gia châu Á đầu tiên bị tòa án này "xem xét sơ bộ" như vậy.
Trong tuyên bố hôm nay, tổng thống Duterte đã chỉ trích hành động của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, cho rằng tòa án này đang bị sử dụng như là một “công cụ để chống phá Philippines”.
Chiến dịch bài trừ ma túy do ông Duterte phát động ngay sau khi nhậm chức tổng thống đã khiến cộng đồng quốc tế rất lo ngại. Theo các số liệu chính thức, cho tới nay đã có hơn 4.000 người buôn ma túy và sử dụng ma túy bị cảnh sát Philippines bắn hạ. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, con số người chết trên thực tế cao hơn gấp ba số liệu chính thức.
Vào tháng trước, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã đề cập đến tình hình nhân quyền của Philippines. Ngoại trưởng Iceland Gudlaugur Thor Thordarson đã kêu gọi Manila chấp nhận cho một báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đến Philippines.
Đáp lại lời kêu gọi đó, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano đã tuyên bố sẵn sàng hợp tác, nhưng yêu cầu là Liên Hiệp Quốc phải tỏ ra công bằng.
Phát ngôn viên của ông Duterte lúc đó đã tuyên bố là Manila sẽ từ chối chuyến thăm của bà Agnes Callamard, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết không qua xét xử, vì theo Manila, nhân vật này đã có thành kiến với Philippines
RFI
14-03-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-11-24t111006z_1397041701_rc1258d60240_rtrmadp_3_phili ppines-duterte.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh 24/11/2017.
REUTERS/Romeo Ranoco
Hôm nay, 14/03/2018, tổng thống Rodrigo Duterte thông báo rút Philippines ra khỏi hiệp ước thành lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, tòa án hiện đang chuẩn bị điều tra về chính sách bài trừ ma túy của ông.
Theo AFP, vào đầu tháng 2 vừa qua, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, trụ sở tại La Haye, đã thông báo mở một cuộc “xem xét sơ bộ” về chiến dịch bài trừ ma túy do tổng thống Duterte tiến hành tại Philippines. “Xem xét sơ bộ” là giai đoạn trước khi Tòa Án Hình Sự Quốc Tế quyết định tiến hành điều tra chính thức. Philippines là quốc gia châu Á đầu tiên bị tòa án này "xem xét sơ bộ" như vậy.
Trong tuyên bố hôm nay, tổng thống Duterte đã chỉ trích hành động của Tòa Án Hình Sự Quốc Tế, cho rằng tòa án này đang bị sử dụng như là một “công cụ để chống phá Philippines”.
Chiến dịch bài trừ ma túy do ông Duterte phát động ngay sau khi nhậm chức tổng thống đã khiến cộng đồng quốc tế rất lo ngại. Theo các số liệu chính thức, cho tới nay đã có hơn 4.000 người buôn ma túy và sử dụng ma túy bị cảnh sát Philippines bắn hạ. Theo các nhà hoạt động nhân quyền, con số người chết trên thực tế cao hơn gấp ba số liệu chính thức.
Vào tháng trước, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cũng đã đề cập đến tình hình nhân quyền của Philippines. Ngoại trưởng Iceland Gudlaugur Thor Thordarson đã kêu gọi Manila chấp nhận cho một báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đến Philippines.
Đáp lại lời kêu gọi đó, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano đã tuyên bố sẵn sàng hợp tác, nhưng yêu cầu là Liên Hiệp Quốc phải tỏ ra công bằng.
Phát ngôn viên của ông Duterte lúc đó đã tuyên bố là Manila sẽ từ chối chuyến thăm của bà Agnes Callamard, báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về các vụ hành quyết không qua xét xử, vì theo Manila, nhân vật này đã có thành kiến với Philippines
RFI
14-03-2018