PDA

View Full Version : Đưa vụ Iran trấn áp nhà báo BBC ra LHQ



duyanh
03-12-2018, 01:07 PM
Đưa vụ Iran trấn áp nhà báo BBC ra LHQ





https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/6885/production/_100375762__100329785_mediaitem97339067.jpg

Hơn 20 nhà báo của BBC tiếng Ba Tư và thân nhân bị đe dọa giết

Các nhà báo của ban BBC tiếng Ba Tư phát về Iran sẽ điều trần trước Liên Hiệp Quốc ở Geneva về chiến dịch nhắm vào họ của chính quyền Tehran.

Đài BBC đã đưa ra đề nghị chưa từng có lên Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn tình trạng chính quyền Iran trấn áp, đe dọa và hành hạ các phóng viên BBC Ba Tư và thân nhân trong nước.

Các nhà báo BBC gốc Iran cho hay chính quyền Iran tăng cường chiến dịch bắt bớ, cấm đi lại không chỉ với họ (khi muốn về nước thăm thân), mà với người trong gia đình đang ở Iran.

Lời kêu gọi chính thức với LHQ sẽ được nêu ra tại cuộc họp của Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva tới đây.

Kể từ sau cuộc bầu cử 2009, Iran bắt đầu nhắm vào các nhân viên và nhà báo của BBC tiếng Ba Tư và nêu ra cáo buộc "các thế lực bên ngoài can thiệp" vào tình hình nước họ.

Lo sợ bị bắt

Vào tháng 10/2017, các nhà báo BBC tiếng Ba Tư đã tụ họp để tưởng nhớ một người họ chưa hề gặp.

Đó là người cha vừa mất của một đồng nghiệp không được về thăm nhà ở Iran sau khi nghe tin ông ốm nặng.

Nhà báo gốc Iran chỉ được tin qua điện thoại một tuần trước đó và như bình thường thì anh có thể lên máy bay về quê hương, đến bên giường bệnh gặp cha.

Nhưng nhân viên của BBC tiếng Ba Tư không thể nhập cảnh Iran vì lo sợ bị bắt, nên điều duy nhất nhà báo nọ có thể làm là nói những lời cuối với cha qua Skype.


https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/8F95/production/_100375763__100350182_gettyimages-88516212.jpg

Những người ủng hộ chính phủ Iran biểu tình phản đối BBC tiếng Ba Tư

Một tuần sau, cha của anh qua đời.

Vì không thể dự lễ tang bình thường, anh đã làm một buổi lễ trong căn phòng nhỏ ở London để mời các bạn bè đồng nghiệp đến dự.

Đây là câu chuyện rất phổ biến trong ban BBC tiếng Ba Tư, nơi trong hơn một thập niên qua, hơn 30 người đã có cha hoặc mẹ qua đời ở Iran mà không thể về để vĩnh biệt.

Các nhà báo BBC tiếng Ba Tư bị chính quyền Iran coi là tội phạm, những kẻ lật đổ, hoặc gián điệp nước ngoài, và họ luôn sống trong nỗi lo lắng về một cú điện thoại.

Đó là tin dữ về một thân nhân lâm bệnh nặng hoặc sắp qua đời, hoặc tin xấu rằng ai đó trong gia đình bị công an gọi lên thẩm vấn.

Dọa giết

Một nữ phóng viên BBC tiếng Ba Tư khác nhận được yêu cầu qua Skype đề nghị cô bỏ việc ở BBC, hoặc hợp tác với an ninh Iran để theo dõi một đồng nghiệp của mình.

Vì tôi từ chối hợp tác, họ đã giam em gái tôi trong xà lim cấm cố 17 ngày liền

Phóng viên BBC gốc Iran

Đổi lại, chính quyền Iran hứa sẽ thả tự do cho em gái 27 tuổi của cô.

Người em gái đã bị an ninh Iran bắt đi lúc nửa đêm sau vụ công an ập vào nhà cha mẹ họ ở Tehran và sau đó bị giam ở nhà tù Evin khét tiếng.

"Vì tôi từ chối hợp tác, họ đã giam em gái tôi trong xà lim cấm cố 17 ngày liền," nữ phóng viên BBC tiếng Ba Tư cho hay.

Cô đã ghi lại toàn bộ cuộc nói chuyện với các nhân viên an ninh Iran.

Một nữ nhà báo dẫn chương trình truyền hình của BBC về Iran (BBC Persian TV) nhận được emai l nặc danh yêu cầu cô ngưng làm việc ở BBC.

Những kẻ lạ mặt đó cho hay họ biết trường con trai 10 tuổi của cô đi học ở Anh là trường nào.

Một biên tập viên có mẹ già bị một trong nhiều cơ quan an ninh tại Tehran gọi lên thẩm vấn.

Bà được nghe rằng con trai bà có thể bị đụng xe ở London nếu ông tiếp tục làm việc cho BBC.


https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/B6A5/production/_100375764__97340872_image1.jpg

Văn bản của toà án Iran phong tỏa tài sản của 152 người, gồm tên các phóng viên BBC

Người mẹ rất lo lắng về đe dọa kia và cảnh sát chống khủng bố của Anh ở London cũng ngay lập tức vào cuộc để bảo vệ cho nhà báo Iran.

Iran khóa tài sản của mọi nhân viên BBC

Hơn 20 nhà báo của ban BBC tiếng Ba Tư và thân nhân đã bị dọa giết, và đây cũng con số người được cảnh sát Anh bảo vệ.

Sau nhiều năm nhân viên ban tiếng Iran bị trấn áp, BBC nay kêu gọi cộng đồng quốc tế trợ giúp bằng cách đưa khiếu nại này thẳng lên Liên Hiệp Quốc.

"Đài BBC quyết định có động thái chưa bao giờ có là kêu gọi lên thẳng Liên Hiệp Quốc vì các nỗ lực của chúng tôi nhằm thuyết phục chính quyền Iran chấm dứt sự trấn áp các nhà báo, đã hoàn toàn bị bỏ qua," Tổng giám đốc BBC, Tony Hall nói.

Lời kêu gọi được đưa ra sau khi chính quyền Iran đẩy chiến dịch nhằm vào các nhà báo của BBC tiếng Ba Tư lên một mức gay gắt hơn.

Iran cáo buộc 152 nhân viên hiện nay và cựu nhân viên, cộng tác viên của BBC tiếng Ba Tư có "âm mưu chống lại an ninh quốc gia", và mở ra các cuộc điều tra hình sự. Iran cũng đóng băng tài sản của nhiều người trong số các nhà báo.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã kêu gọi Iran chấm dứt mọi hoạt động pháp lý nhằm vào nhân viên, nhà báo BBC và gia đình họ, cũng như các hoạt động chống lại "nền báo chí độc lập, dù của những người làm cho BBC hay nơi khác".

Chừng 18 triệu người Iran, khoảng 1/4 dân số Iran, thường xuyên nghe và xem các chương trình của BBC tiếng Ba Tư trên mạng internet, radio và truyền hình. Chừng 12 triệu thường xuyên xem kênh BBC tiếng Ba Tư gồm các mục tin tức, thời sự và giải trí, qua vệ tinh.

"Người Iran nghe và xem BBC với số lượng lớn vì họ không thể có tin tức, phân tích đáng tin cậy, bất thiên vị từ truyền thông Iran vốn bị kiểm duyệt nặng nề," bà Rozita Lotfi, trưởng biên tập ban BBC tiếng Ba Tư nói.

BBC lên án cách Iran đe dọa

Năm 2009, sau cuộc bầu cử ở Iran, khi hàng triệu người đã xuống đường để phản đối "lá phiếu của họ bị đánh cắp".

Sự thực là câu chuyện có tầm rộng hơn: đây là câu chuyện về các quyền con người cơ bản nhất
TGĐ BBC, Tony Hall

Các cáo buộc về lừa đảo bầu cử dẫn tới nhiều tháng có biểu tình mà chính quyền Iran đã buộc tội Hoa Kỳ, Anh Quốc và các chính phủ nước ngoài, và đài BBC, gây ra.

Phóng viên BBC tại Tehran khi đó, Jon Leyne, bị trục xuất cùng các nhà báo khác làm việc cho truyền thông quốc tế. Nhưng cách trấn áp báo chí thì vẫn tiếp tục sau đó.


https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/E69C/production/_92463095_937fe45e-c0d4-48ff-8f4c-45a34aab403e.jpg

Trụ sở chính của BBC ở London

Vào tháng 10/2017, các báo cáo viên LHQ về tự do ngôn luận và nhân quyền ở Iran đã viết thư cho Bộ trưởng Ngoại giao Iran, Mohammad Javad Zarif nêu ra vấn đề của nhân viên BBC tại ban phát về Iran.

Họ yêu cầu ông bộ trưởng giải thích xem Iran có bằng chứng gì không để nêu ra cáo buộc về âm mưu chống lại an ninh quốc gia mà họ đưa ra để nhắm vào các nhà báo.

Họ cũng yêu cầu bộ trưởng ngoại giao Iran giải thích vì sao làm việc cho BBC lại trở thành mối đe dọa cho an ninh quốc gia. Sau bốn tháng liền, lá thư không được trả lời.

Cho đến nay, Iran chưa hề phản hồi về các cáo buộc trấn áp. Khi các nhà ngoại giao Anh nêu vấn đề thì các quan chức tương nhiệm của Iran chỉ nói họ vẫn đang điều tra sự việc.

"Đây không chỉ là việc của BBC, vì chúng tôi không phải là cơ quan truyền thông duy nhất bị trấn áp và bị buộc phải xuống thang khi nói về Iran," ông Tony Hall cho biết.

"Sự thực là câu chuyện có tầm rộng hơn: đây là câu chuyện về các quyền con người cơ bản nhất."



Kasra Naji
BBC tiếng Ba Tư
BBC
12-3-2018