duyanh
03-12-2018, 12:50 PM
Thay đổi ở Trung Quốc 'ảnh hưởng cả thế giới'
http://emp.bbci.co.uk/emp/media/blankv2.mp4
Thay đổi ở Trung Quốc 'ảnh hưởng cả thế giới'
Trung Quốc vừa xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức chủ tịch nước. Điều này cho phép ông Tập Cận Bình tiếp tục giữ chức chủ tịch nước sau hai nhiệm kỳ.
Những thay đổi hiến pháp đã được thông qua tại phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc diễn ra hôm Chủ nhật, 11/3/2018.
Nhưng tại sao những thay đổi này lại quan trọng?
Nhà báo Howard Zhang, Trưởng ban tiếng Trung của BBC, giải thích thay đổi này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc và cả thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua sửa đổi hôm 11/03/2018
Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc gỡ bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ cho vị trí lãnh đạo nước này, trong một động thái được cho là mở đường, cho phép ông Tập Cận Bình duy trì chức vụ Chủ tịch nước tới hết đời.
Những thay đổi hiến pháp đã được thông qua tại phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc diễn ra hôm Chủ nhật, 11/3/2018.
Đây là một kết quả với đa số thuận cực lớn, dù hai đại biểu đã bỏ phiếu chống, ba trường hợp khác vắng mặt, trong số 2.964 phiếu bầu.
Trung Quốc áp đặt một giới hạn hai nhiệm kỳ lên vị trí chủ tịch nước kể từ thập niên 1990.
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình, người lẽ ra sẽ phải rời chức vụ năm 2023, đã bất tuân truyền thống, khi không giới thiệu một người kế nhiệm tiềm năng trong Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng 10/2017.
Thay vào đó, ông củng cố quyền lực chính trị của mình khi đảng biểu quyết tôn vinh tên tuổi và ý thức hệ chính trị của ông trong hiến pháp của đảng - nâng vị thế của ông ngang tầm với người sáng lập, cố Chủ tịch Mao Trạnh Đông.
Trên giấy tờ, Quốc hội là cơ quan lập pháp quyền lực nhất ở Trung Quốc - tương tự như nghị viện ở các quốc gia khác. Nhưng người ta tin tưởng rộng rãi rằng quốc hội sẽ chấp nhận những gì được đảng cộng sản yêu cầu làm.
Chủ tịch trọn đời?
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/024A/production/_100368500_xi-vote.jpg
Đây là một kết quả với đa số thuận cực lớn, dù có hai đại biểu đã bỏ phiếu chống, ba trường hợp khác vắng mặt, trong số 2.964 phiếu bầu, theo truyền thông Trung Quốc
Theo Stephen McDonell, phóng viên của BBC tại Bắc Kinh, giờ đây, khó thấy ông Tập bị thách thức bởi bất cứ điều gì.
Ông đã tích lũy được quyền lực từ những gì không được thấy, kể từ sau thời của Chủ tịch Mao.
Chỉ mới 5 năm trước, Trung Quốc còn được đặt dưới sự lãnh đạo tập thể. Dưới thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người ta có thể tưởng tượng những quan điểm khác nhau được biểu đạt trong một Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm chín thành viên.
Đã có một cảm giác rằng ông Hồ Cẩm Đào đã cần làm hài lòng các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản và có vẻ như cứ 10 năm, một nhà lãnh đạo mới sẽ đồng hành với tập thể trên trong một quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.
Từ hôm nay, 11/3, tất cả những điều này đã biến mất. Hiến pháp đã được thay đổi để cho phép ông Tập Cận Bình giữ chức Chủ tịch nước vượt quá hai nhiệm kỳ.
Không có cuộc tranh luận quốc gia nào về việc liệu một nhà lãnh đạo có được phép trụ lại trên ghế quyền lực cho đến chừng nào được vị đó lựa chọn.
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/12E19/production/_100173377_gettyimages-902923300.jpg
Chủ tịch Tập Cận Bình đã được mở đường cho việc cầm quyền trọn đời
Âm thầm, nhưng chắc chắn ông Tập Cận Bình đã thay đổi cách thức mà đất nước của ông được cai trị.
Ông Tập đã trở thành chủ tịch nước vào năm 2012, và nhanh chóng củng cố quyền lực cá nhân trong khi cũng củng cố Trung Quốc như một siêu cường khu vực.
Ông cũng mở cuộc chiến chống tham nhũng, trừng phạt hơn một triệu đảng viên cộng sản - điều đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của ông.
Tuy nhiên, đồng thời Trung Quốc đã kìm hãm tự do đang nổi lên, tăng cường các chương trình theo dõi và kiểm duyệt nhà nước.
Giới chỉ trích cũng nói ông Tập đã sử dụng việc chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị.
BBC
http://emp.bbci.co.uk/emp/media/blankv2.mp4
Thay đổi ở Trung Quốc 'ảnh hưởng cả thế giới'
Trung Quốc vừa xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ cho chức chủ tịch nước. Điều này cho phép ông Tập Cận Bình tiếp tục giữ chức chủ tịch nước sau hai nhiệm kỳ.
Những thay đổi hiến pháp đã được thông qua tại phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc diễn ra hôm Chủ nhật, 11/3/2018.
Nhưng tại sao những thay đổi này lại quan trọng?
Nhà báo Howard Zhang, Trưởng ban tiếng Trung của BBC, giải thích thay đổi này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc và cả thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vỗ tay sau khi Quốc hội Trung Quốc thông qua sửa đổi hôm 11/03/2018
Quốc hội Trung Quốc đã thông qua việc gỡ bỏ các giới hạn về nhiệm kỳ cho vị trí lãnh đạo nước này, trong một động thái được cho là mở đường, cho phép ông Tập Cận Bình duy trì chức vụ Chủ tịch nước tới hết đời.
Những thay đổi hiến pháp đã được thông qua tại phiên họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc diễn ra hôm Chủ nhật, 11/3/2018.
Đây là một kết quả với đa số thuận cực lớn, dù hai đại biểu đã bỏ phiếu chống, ba trường hợp khác vắng mặt, trong số 2.964 phiếu bầu.
Trung Quốc áp đặt một giới hạn hai nhiệm kỳ lên vị trí chủ tịch nước kể từ thập niên 1990.
Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình, người lẽ ra sẽ phải rời chức vụ năm 2023, đã bất tuân truyền thống, khi không giới thiệu một người kế nhiệm tiềm năng trong Đại hội Đảng Cộng sản vào tháng 10/2017.
Thay vào đó, ông củng cố quyền lực chính trị của mình khi đảng biểu quyết tôn vinh tên tuổi và ý thức hệ chính trị của ông trong hiến pháp của đảng - nâng vị thế của ông ngang tầm với người sáng lập, cố Chủ tịch Mao Trạnh Đông.
Trên giấy tờ, Quốc hội là cơ quan lập pháp quyền lực nhất ở Trung Quốc - tương tự như nghị viện ở các quốc gia khác. Nhưng người ta tin tưởng rộng rãi rằng quốc hội sẽ chấp nhận những gì được đảng cộng sản yêu cầu làm.
Chủ tịch trọn đời?
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/024A/production/_100368500_xi-vote.jpg
Đây là một kết quả với đa số thuận cực lớn, dù có hai đại biểu đã bỏ phiếu chống, ba trường hợp khác vắng mặt, trong số 2.964 phiếu bầu, theo truyền thông Trung Quốc
Theo Stephen McDonell, phóng viên của BBC tại Bắc Kinh, giờ đây, khó thấy ông Tập bị thách thức bởi bất cứ điều gì.
Ông đã tích lũy được quyền lực từ những gì không được thấy, kể từ sau thời của Chủ tịch Mao.
Chỉ mới 5 năm trước, Trung Quốc còn được đặt dưới sự lãnh đạo tập thể. Dưới thời cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người ta có thể tưởng tượng những quan điểm khác nhau được biểu đạt trong một Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị gồm chín thành viên.
Đã có một cảm giác rằng ông Hồ Cẩm Đào đã cần làm hài lòng các phe phái khác nhau trong Đảng Cộng sản và có vẻ như cứ 10 năm, một nhà lãnh đạo mới sẽ đồng hành với tập thể trên trong một quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ.
Từ hôm nay, 11/3, tất cả những điều này đã biến mất. Hiến pháp đã được thay đổi để cho phép ông Tập Cận Bình giữ chức Chủ tịch nước vượt quá hai nhiệm kỳ.
Không có cuộc tranh luận quốc gia nào về việc liệu một nhà lãnh đạo có được phép trụ lại trên ghế quyền lực cho đến chừng nào được vị đó lựa chọn.
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/12E19/production/_100173377_gettyimages-902923300.jpg
Chủ tịch Tập Cận Bình đã được mở đường cho việc cầm quyền trọn đời
Âm thầm, nhưng chắc chắn ông Tập Cận Bình đã thay đổi cách thức mà đất nước của ông được cai trị.
Ông Tập đã trở thành chủ tịch nước vào năm 2012, và nhanh chóng củng cố quyền lực cá nhân trong khi cũng củng cố Trung Quốc như một siêu cường khu vực.
Ông cũng mở cuộc chiến chống tham nhũng, trừng phạt hơn một triệu đảng viên cộng sản - điều đã góp phần làm nên sự nổi tiếng của ông.
Tuy nhiên, đồng thời Trung Quốc đã kìm hãm tự do đang nổi lên, tăng cường các chương trình theo dõi và kiểm duyệt nhà nước.
Giới chỉ trích cũng nói ông Tập đã sử dụng việc chống tham nhũng để loại bỏ các đối thủ chính trị.
BBC