duyanh
03-07-2018, 12:47 PM
Bí ẩn nghi án đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/355/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-03-06t083819z_616975641_rc13f00369e0_rtrmadp_3_britai n-russia.jpg
Một cảnh sát đứng gác trước nhà hàng bị đóng cửa sau khi Skripal và con gái được tìm thấy bất tỉnh gần đó ngày 04/03/2018 tại Salisbury.
REUTERS/Toby Melville
Salisbury, một thành phố yên bình ở miền tây nam nước Anh, cách Luân Đôn 140 km, bổng nhiên trở thành trung tâm điểm của một vụ án ly kỳ không kém gì trong phim gián điệp, sau khi một cựu điệp viên Nga sống tại thành phố này dường như đã bị đầu độc và đằng sau vụ này có thể có bàn tay của Matxcơva.
Diễn tiến vụ việc
Hôm Chủ nhật vừa qua, 04/03/2018, khi đi ngang qua một thương xá ở Salisbury, bà Freya Church, một nữ nhân viên làm việc cho một phòng tập thể dục gần đó, nhìn thấy trên một ghế băng một người đàn ông và một cô gái bất tỉnh. Ban đầu, bà nghĩ đó là những người vô gia cư và bà đã gọi cấp cứu ngay và báo cho cảnh sát. Sau khi đưa hai nạn nhân nhập viện trong tình trạng thập tử nhất sinh, nhà chức trách Anh Quốc thông báo hai nạn nhân chính là cựu điệp viên Nga Serguei Skripal 66 tuổi và cô con gái Youlia 33 tuổi .
Serguei Skripal là ai ?
Serguei Skripal đã từng làm việc nhiều năm trong cơ quan tình báo quân đội Nga GRU cho đến khi lên đến cấp bậc đại tá. Sau đó, năm 1999, ông chuyển sang làm việc cho bộ Ngoại giao Nga trong 4 năm, trước khi trở thành giáo sư của Viện Hàn lâm Quân sự-Ngoại giao, thuộc bộ Quốc Phòng.
Nhờ đã nắm giữ những vị trí đặc biệt như vậy, cho nên Serguei Skripal đã được cơ quan tình báo Anh Quốc chú ý và ngay từ năm 1995 đã được tuyển dụng làm điệp viên nhị trùng, theo lời khai của ông với ngành tư pháp Nga.
Từ năm đó cho đến khi bị Nga bắt giữ vào năm 2004, Serguei Skripal đã cung cấp danh tính của hàng chục nhân viên mật vụ Nga hoạt động ở châu Âu, cũng như những thông tin về các đơn vị quân đội Nga và mức độ chuẩn bị tác chiến của các đơn vị này. Đổi lại những thông tin đó, Serguei Skripal dường như đã nhận được 100 ngàn đôla, thông qua một tài khoản ngân hàng ở Tây Ban Nha.
Khi ra tòa ở Nga về tội phản quốc, Serguei Skripal đã nhận tội và vào tháng 08/2016 đã bị tuyên án 13 năm tù và bị lột lon đại tá. Đến năm 2010, tên tuổi của Serguei Skripal lại thu hút sự chú ý sau vụ bắt giữ 10 điệp viên Nga "nằm vùng" ở Mỹ, trong đó có nữ điệp viên nổi tiếng Anna Chapman. Cùng với 3 người khác, ông được trao đổi với 10 điệp viên Nga nói trên. Đây là cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Sau khi được thả ra, Serguei Skripal sang tị nạn ở Anh và tại đây ông vẫn sống rất kín đáo.
Serguei Skripal đã bị đầu độc?
Theo cảnh sát hạt Wiltshire, cả hai hiện nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt do có thể là đã nhiễm một chất độc, nguồn gốc và tên của chất này còn phải được xác định. Khu vực mà người ta tìm thấy cựu điệp viên Nga bất tỉnh đang bị phong tỏa. Nhà hàng pizza Zizzi, nơi mà hai cha con Serguei Skripal đã ăn trưa trước đó, cũng như quán pub The Mill nằm kế bên, phải đóng cửa để cảnh sát điều tra.
Báo chí Anh hôm nay thi nhau đồn đoán về loại chất độc đã được sử dung với cha con Serguei Skripal. Tờ nhật báo The Sun nêu giả thuyết đầu độc bằng chất thallium, một kim loại nặng cực độc, còn tờ Telegraph cho rằng có thể đó là chất độc thần kinh VX.
Dầu sao thì vụ này khiến người ta nhớ ngay đến vụ Alexander Litvinenko, cựu nhân viên cơ quan mật vụ Nga FSB và nhà đối lập với tổng thống Vladimir Putin. Vào năm 2006, Litvinenko đã bị đầu độc chất polonium -210, một chất phóng xạ cực kỳ độc, khi uống trà trong một khách sạn ở Luân Đôn. Kết quả điều tra đã cho thấy đúng là Matxcơva đứng đằng sau vụ này. Sau vụ ám sát Litvinenko, chính phủ Anh đã ban hành các biện pháp trừng phạt hai công dân Nga, Andrei Lugovoi và Dmitri Kovtun, bị cáo buộc đã trực tiếp sát hại cựu nhân viên FSB.
Trả lời nhật báo Times hôm qua, người vợ góa của cựu điệp viên Litvinenko, Marina tuyên bố : "Vụ này có một vẻ gì đó rất quen thuộc". Bà chỉ trích chính phủ Luân Đôn là đã không có phản ứng đúng mức với Matxcơva sau vụ đầu độc chồng bà.
Nga đứng đằng sau nghi án đầu độc Skripal ?
Đối với ông Mark Rowley, lãnh đạo lực lượng cảnh sát chống khủng bố của Anh, rõ ràng đây là "một trường hợp rất bất thường và phải cần làm sáng tỏ nguyên nhân của vụ này càng sớm càng tốt". Trước mắt, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson tuyên bố là "nếu cuộc điều tra cho thấy có trách nhiệm của một quốc gia, chính phủ sẽ đáp trả một cách tương ứng và cứng rắn" . Ông Johnson rõ ràng muốn ám chỉ nước Nga, vì trong quá khứ Nga vẫn bị các lãnh đạo chính trị và quân sự Anh Quốc xem là một mối đe dọa.
Về phần chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Anh Tom Tugendhat, ông cho rằng nghi án đầu độc Serguei Skripal mang đủ mọi đặc tính của một vụ tấn công do Nga tiến hành, tuy ông nhìn nhận rằng hãy còn quá sớm để khẳng định điều đó.
Theo lời Keir Giles, chuyên gia về các vấn đề an ninh của Nga ở Luân Đôn, được tờ Libération trích dẫn hôm qua, "giả thuyết có thể đúng nhất đó là một vụ mưu sát của chính phủ Nga". Ông lưu ý rằng giả thuyết về một vụ mưu sát có thể giải thích vì sao nhà chức trách Anh Quốc phải bảo vệ cẩn mật khu vực mà hai nạn nhân được tìm thấy.
Phản ứng của Nga
Dĩ nhiên là phía Matxcơva phản ứng rất giận dữ. Hôm qua, một phát ngôn viên của đại sứ quán Nga tại Luân Đôn đã chỉ trích những tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Johnson : "Ông ta nói như thể là cuộc điều tra đã kết thúc và nước Nga bị xem là chịu trách nhiệm về vụ này. Dường như là kịch bản của một chiến dịch chống Nga đã được viết sẳn". Phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Nga cũng chỉ trích nặng nề những tuyên bố của Ngoại trưởng Anh là không theo đúng các thủ tục điều tra, không tuân thủ pháp luật.
Tuy vậy, tại Matxcơva, một phát ngôn viên của điện Kremlin hôm qua tuyên bố rằng nước Nga "sẳn sàng hợp tác" với Anh Quốc trong cuộc điều tra, nhưng hiện chưa được yêu cầu.
RFI
07-03-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/355/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-03-06t083819z_616975641_rc13f00369e0_rtrmadp_3_britai n-russia.jpg
Một cảnh sát đứng gác trước nhà hàng bị đóng cửa sau khi Skripal và con gái được tìm thấy bất tỉnh gần đó ngày 04/03/2018 tại Salisbury.
REUTERS/Toby Melville
Salisbury, một thành phố yên bình ở miền tây nam nước Anh, cách Luân Đôn 140 km, bổng nhiên trở thành trung tâm điểm của một vụ án ly kỳ không kém gì trong phim gián điệp, sau khi một cựu điệp viên Nga sống tại thành phố này dường như đã bị đầu độc và đằng sau vụ này có thể có bàn tay của Matxcơva.
Diễn tiến vụ việc
Hôm Chủ nhật vừa qua, 04/03/2018, khi đi ngang qua một thương xá ở Salisbury, bà Freya Church, một nữ nhân viên làm việc cho một phòng tập thể dục gần đó, nhìn thấy trên một ghế băng một người đàn ông và một cô gái bất tỉnh. Ban đầu, bà nghĩ đó là những người vô gia cư và bà đã gọi cấp cứu ngay và báo cho cảnh sát. Sau khi đưa hai nạn nhân nhập viện trong tình trạng thập tử nhất sinh, nhà chức trách Anh Quốc thông báo hai nạn nhân chính là cựu điệp viên Nga Serguei Skripal 66 tuổi và cô con gái Youlia 33 tuổi .
Serguei Skripal là ai ?
Serguei Skripal đã từng làm việc nhiều năm trong cơ quan tình báo quân đội Nga GRU cho đến khi lên đến cấp bậc đại tá. Sau đó, năm 1999, ông chuyển sang làm việc cho bộ Ngoại giao Nga trong 4 năm, trước khi trở thành giáo sư của Viện Hàn lâm Quân sự-Ngoại giao, thuộc bộ Quốc Phòng.
Nhờ đã nắm giữ những vị trí đặc biệt như vậy, cho nên Serguei Skripal đã được cơ quan tình báo Anh Quốc chú ý và ngay từ năm 1995 đã được tuyển dụng làm điệp viên nhị trùng, theo lời khai của ông với ngành tư pháp Nga.
Từ năm đó cho đến khi bị Nga bắt giữ vào năm 2004, Serguei Skripal đã cung cấp danh tính của hàng chục nhân viên mật vụ Nga hoạt động ở châu Âu, cũng như những thông tin về các đơn vị quân đội Nga và mức độ chuẩn bị tác chiến của các đơn vị này. Đổi lại những thông tin đó, Serguei Skripal dường như đã nhận được 100 ngàn đôla, thông qua một tài khoản ngân hàng ở Tây Ban Nha.
Khi ra tòa ở Nga về tội phản quốc, Serguei Skripal đã nhận tội và vào tháng 08/2016 đã bị tuyên án 13 năm tù và bị lột lon đại tá. Đến năm 2010, tên tuổi của Serguei Skripal lại thu hút sự chú ý sau vụ bắt giữ 10 điệp viên Nga "nằm vùng" ở Mỹ, trong đó có nữ điệp viên nổi tiếng Anna Chapman. Cùng với 3 người khác, ông được trao đổi với 10 điệp viên Nga nói trên. Đây là cuộc trao đổi điệp viên lớn nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh. Sau khi được thả ra, Serguei Skripal sang tị nạn ở Anh và tại đây ông vẫn sống rất kín đáo.
Serguei Skripal đã bị đầu độc?
Theo cảnh sát hạt Wiltshire, cả hai hiện nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt do có thể là đã nhiễm một chất độc, nguồn gốc và tên của chất này còn phải được xác định. Khu vực mà người ta tìm thấy cựu điệp viên Nga bất tỉnh đang bị phong tỏa. Nhà hàng pizza Zizzi, nơi mà hai cha con Serguei Skripal đã ăn trưa trước đó, cũng như quán pub The Mill nằm kế bên, phải đóng cửa để cảnh sát điều tra.
Báo chí Anh hôm nay thi nhau đồn đoán về loại chất độc đã được sử dung với cha con Serguei Skripal. Tờ nhật báo The Sun nêu giả thuyết đầu độc bằng chất thallium, một kim loại nặng cực độc, còn tờ Telegraph cho rằng có thể đó là chất độc thần kinh VX.
Dầu sao thì vụ này khiến người ta nhớ ngay đến vụ Alexander Litvinenko, cựu nhân viên cơ quan mật vụ Nga FSB và nhà đối lập với tổng thống Vladimir Putin. Vào năm 2006, Litvinenko đã bị đầu độc chất polonium -210, một chất phóng xạ cực kỳ độc, khi uống trà trong một khách sạn ở Luân Đôn. Kết quả điều tra đã cho thấy đúng là Matxcơva đứng đằng sau vụ này. Sau vụ ám sát Litvinenko, chính phủ Anh đã ban hành các biện pháp trừng phạt hai công dân Nga, Andrei Lugovoi và Dmitri Kovtun, bị cáo buộc đã trực tiếp sát hại cựu nhân viên FSB.
Trả lời nhật báo Times hôm qua, người vợ góa của cựu điệp viên Litvinenko, Marina tuyên bố : "Vụ này có một vẻ gì đó rất quen thuộc". Bà chỉ trích chính phủ Luân Đôn là đã không có phản ứng đúng mức với Matxcơva sau vụ đầu độc chồng bà.
Nga đứng đằng sau nghi án đầu độc Skripal ?
Đối với ông Mark Rowley, lãnh đạo lực lượng cảnh sát chống khủng bố của Anh, rõ ràng đây là "một trường hợp rất bất thường và phải cần làm sáng tỏ nguyên nhân của vụ này càng sớm càng tốt". Trước mắt, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson tuyên bố là "nếu cuộc điều tra cho thấy có trách nhiệm của một quốc gia, chính phủ sẽ đáp trả một cách tương ứng và cứng rắn" . Ông Johnson rõ ràng muốn ám chỉ nước Nga, vì trong quá khứ Nga vẫn bị các lãnh đạo chính trị và quân sự Anh Quốc xem là một mối đe dọa.
Về phần chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện Anh Tom Tugendhat, ông cho rằng nghi án đầu độc Serguei Skripal mang đủ mọi đặc tính của một vụ tấn công do Nga tiến hành, tuy ông nhìn nhận rằng hãy còn quá sớm để khẳng định điều đó.
Theo lời Keir Giles, chuyên gia về các vấn đề an ninh của Nga ở Luân Đôn, được tờ Libération trích dẫn hôm qua, "giả thuyết có thể đúng nhất đó là một vụ mưu sát của chính phủ Nga". Ông lưu ý rằng giả thuyết về một vụ mưu sát có thể giải thích vì sao nhà chức trách Anh Quốc phải bảo vệ cẩn mật khu vực mà hai nạn nhân được tìm thấy.
Phản ứng của Nga
Dĩ nhiên là phía Matxcơva phản ứng rất giận dữ. Hôm qua, một phát ngôn viên của đại sứ quán Nga tại Luân Đôn đã chỉ trích những tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Johnson : "Ông ta nói như thể là cuộc điều tra đã kết thúc và nước Nga bị xem là chịu trách nhiệm về vụ này. Dường như là kịch bản của một chiến dịch chống Nga đã được viết sẳn". Phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Nga cũng chỉ trích nặng nề những tuyên bố của Ngoại trưởng Anh là không theo đúng các thủ tục điều tra, không tuân thủ pháp luật.
Tuy vậy, tại Matxcơva, một phát ngôn viên của điện Kremlin hôm qua tuyên bố rằng nước Nga "sẳn sàng hợp tác" với Anh Quốc trong cuộc điều tra, nhưng hiện chưa được yêu cầu.
RFI
07-03-2018