duyanh
03-02-2018, 12:59 PM
Trùm dầu mỏ Trung Quốc bị bắt giữ để điều tra
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-oil-baron-hit-by-investigation-03012018095829.html/je.jpg/@@images/0c69c490-6706-48f5-b26a-c7ba35be6890.jpeg
Ông Hiệp Giản Minh, chủ của tập đoàn dầu mỏ Năng lượng Trung Quốc
Courtesy of sina.com.cn
Nhân vật được mệnh danh là ‘trùm dầu mỏ’ của Trung Quốc bị cơ quan chức năng nước này bắt giữ để điều tra.
Tạp chí chuyên về tài chính của Trung Quốc là Tài Kinh, trích dẫn những nguồn tin ẩn danh nói rằng ông Hiệp Giản Minh, năm nay 43 tuổi, chủ của tập đoàn dầu mỏ Năng lượng Trung Quốc (viết tắt là CEFC), đã bị giam giữ để điều tra về mối quan hệ giữa ông ta với một cựu lãnh đạo cấp tỉnh, đảng viên cộng sản Trung Quốc, về tội lạm dụng quyền lực để trục lợi.
Tạp chí Tài Kinh nói rằng ông Hiệp Giản Minh đã cố vấn cho vị cựu lãnh đạo này trong việc trục lợi của ông ta, còn vị lãnh đạo thì giúp ông công ty của ông Hiệp huy động vốn.
Tên tuổi của vị lãnh đạo không được tiết lộ.
Tin ông Hiệp Giản Minh bị bắt làm cho hai công ty chứng khoán có liên quan đến tập đoàn Năng lượng Trung Quốc, bị rớt giá, đó là các công ty CEFC An Huy ở Thẩm Quyến, và công ty Đầu tư tài chính CEFC ở Hong Kong.
Hai công ty này lập tức ra tuyên bố là ông Hiệp Giản Minh không có liên quan gì đến họ cả.
Hãng tin Pháp AFP đã đặt câu hỏi về vụ việc ông Hiệp Giản Minh với công ty CEFC nhưng không được tả lời.
Tập đoàn dầu mỏ CEFC là một công ty tư nhân của Trung Quốc phát triển rất nhanh chóng ở nước ngoài, đặc biệt tại các nước Đông Âu, Châu Phi, các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư, và sở hữu 14% công ty dầu khí Rosneft của nước Nga.
CEFC được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch đầy tham vọng ‘Một Vành Đai- Một Con Đường’ của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm thúc đẩy ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Trung Quốc trên thế giới.
Tuy nhiên tập đoàn này cũng bị nghi ngờ về những hoạt động móc ngoặc với các quan chức địa phương ở những quốc gia mà nó hiện diện.
Hồi năm ngoái cơ quan chức năng của Mỹ đã bắt giữ hai cựu viên chức nước ngoài, một người Hong Kong và một người Senegal với cáo buộc thực hiện những vụ đút lót trên diện rộng tại châu Phi, theo lệnh của một công ty năng lượng Trung Quốc, nhưng không nêu rõ tên của công ty này.
RFA
2018-03-01
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/chinese-oil-baron-hit-by-investigation-03012018095829.html/je.jpg/@@images/0c69c490-6706-48f5-b26a-c7ba35be6890.jpeg
Ông Hiệp Giản Minh, chủ của tập đoàn dầu mỏ Năng lượng Trung Quốc
Courtesy of sina.com.cn
Nhân vật được mệnh danh là ‘trùm dầu mỏ’ của Trung Quốc bị cơ quan chức năng nước này bắt giữ để điều tra.
Tạp chí chuyên về tài chính của Trung Quốc là Tài Kinh, trích dẫn những nguồn tin ẩn danh nói rằng ông Hiệp Giản Minh, năm nay 43 tuổi, chủ của tập đoàn dầu mỏ Năng lượng Trung Quốc (viết tắt là CEFC), đã bị giam giữ để điều tra về mối quan hệ giữa ông ta với một cựu lãnh đạo cấp tỉnh, đảng viên cộng sản Trung Quốc, về tội lạm dụng quyền lực để trục lợi.
Tạp chí Tài Kinh nói rằng ông Hiệp Giản Minh đã cố vấn cho vị cựu lãnh đạo này trong việc trục lợi của ông ta, còn vị lãnh đạo thì giúp ông công ty của ông Hiệp huy động vốn.
Tên tuổi của vị lãnh đạo không được tiết lộ.
Tin ông Hiệp Giản Minh bị bắt làm cho hai công ty chứng khoán có liên quan đến tập đoàn Năng lượng Trung Quốc, bị rớt giá, đó là các công ty CEFC An Huy ở Thẩm Quyến, và công ty Đầu tư tài chính CEFC ở Hong Kong.
Hai công ty này lập tức ra tuyên bố là ông Hiệp Giản Minh không có liên quan gì đến họ cả.
Hãng tin Pháp AFP đã đặt câu hỏi về vụ việc ông Hiệp Giản Minh với công ty CEFC nhưng không được tả lời.
Tập đoàn dầu mỏ CEFC là một công ty tư nhân của Trung Quốc phát triển rất nhanh chóng ở nước ngoài, đặc biệt tại các nước Đông Âu, Châu Phi, các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư, và sở hữu 14% công ty dầu khí Rosneft của nước Nga.
CEFC được cho là sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kế hoạch đầy tham vọng ‘Một Vành Đai- Một Con Đường’ của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm thúc đẩy ảnh hưởng kinh tế, chính trị của Trung Quốc trên thế giới.
Tuy nhiên tập đoàn này cũng bị nghi ngờ về những hoạt động móc ngoặc với các quan chức địa phương ở những quốc gia mà nó hiện diện.
Hồi năm ngoái cơ quan chức năng của Mỹ đã bắt giữ hai cựu viên chức nước ngoài, một người Hong Kong và một người Senegal với cáo buộc thực hiện những vụ đút lót trên diện rộng tại châu Phi, theo lệnh của một công ty năng lượng Trung Quốc, nhưng không nêu rõ tên của công ty này.
RFA
2018-03-01