sophienguyen
03-01-2018, 02:38 AM
Chuyện ít biết về cái cây cô độc nhất hành tinh
Trên Trái đất, không có cái cây nào cô độc như cây Tenere. Nó nằm giữa biển cát mênh mông trên sa mạc Sahara thuộc Nigeria. Nó cô độc nhất hành tinh vì trong bán kính 400km, không có cái cây nào khác.
Tồn tại trong suốt bao nhiêu năm, là biểu tượng của biết bao thế hệ du mục Nigeria, nhưng nó lại có một kết cục đáng tiếc.
https://media.baotintuc.vn/2018/02/28/09/03/cay1.jpg
Cái cây cô độc nhất hành tinh.
Tenere là một cây keo, dù không có nhiều bóng mát nhưng do là cái cây duy nhất trong bán kính 400km nên nó trở thành một điểm mốc quan trọng dọc tuyến đường lữ hành quen thuộc xuyên qua vùng cát trơ trọi.
Tenere cũng là một biểu tượng cho sức sống mãnh liệt. Sự tồn tại của nó bất chấp điều kiện khắc nghiệt là một minh chứng cho thấy cuộc sống có thể hiện hữu ở những nơi khắc nghiệt nhất.
Người Tuareg, một bộ lạc du mục ở khu vực Tenere, đã rất trân quý cái cây này, Cuối những năm 1930, cây Tenere thu hút sự chú ý của cả người bên ngoài. Những binh sĩ châu Âu tham gia chiến dịch quân sự rất ngạc nhiên trước cây keo trên sa mạc này và họ đặt tên cho nó là Tenere. Cái cây còn được người ta đưa vào các bản đồ, khiến vai trò làm dấu mốc độc đáo của nó trở nên quan trọng hơn.
https://media.baotintuc.vn/2018/02/28/09/04/cay2.jpg
Cây kim loại được dựng tại chỗ cây Tenere.
Chỉ huy lực lượng đồng minh của Pháp đã mô tả cây Tenere là một điều thực sự đặc biệt, không chỉ vì nó có khả năng tồn tại trên sa mạc khô cằn, mà nó còn toát ra một điều gì đó khiến vô số người lữ hành hay lạc đà đi qua mà không hề làm tổn hại đến nó. Michel Lesourd viết năm 1939: “Người ta phải nhìn thấy cái cây để tin sự tồn tại của nó. Bí mật của nó là gì? Làm sao nó có thể sống sót khi mà có vô số lạc đà đã giẫm đạp xung quanh nó? Làm sao lạc đà không ăn lá và gai của nó? Tại sao vô số người Tuareg đi theo các đoàn xe buôn muối không chặt cành nó để nhóm lửa đun nước pha trà? Câu trả lời duy nhất: Cái cây là một điều cấm kỵ”.
Cái cây đã trở thành một điều thần bí với người du mục. Hàng năm, họ thường tập trung quanh gốc cây trước khi vượt sa mạc.
Năm đó, một cái giếng được đào gần cây Tenere, hé mở bí mật tồn tại trên sa mạc cát cháy bỏng. Tenere chỉ cao hơn ba mét nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rễ của nó cắm sâu bao nhiêu. Công nhân đào giếng cho biết rễ của nó cắm xuống lòng đất hơn 30 mét để vươn tới được chỗ có nước.
Trong quá trình đào giếng, một xe tải đã lùi trúng cái cây và làm gẫy một nhánh chính của cây. Cái cây vẫn sống sau sự cố nhưng hình dạng chữ Y độc đáo đã không còn.
Trong cuốn sách L'épopée du Ténéré, nhà thám hiểm và nhà dân tộc học người Pháp Henri Lhote đã mô tả hai cuộc hành trình của ông tới cây Tenere. Cuộc đầu tiên là vào năm 1934 nhân dịp chuyến xe ô tô đầu tiên đi từ Djanet tới Agadez. Ông mô tả cây Tenere: Một cây keo thân đã thoái hóa, ốm yếu. Tuy nhiên, cây có lá xanh đẹp và một vài bông hoa vàng. 25 năm sau, ông đã tới thăm cây lần nữa ngày 26/11/1959 nhưng cái cây đã bị hư hại nặng sau khi bị xe đâm. Ông viết: Trước đó, cây xanh và có hoa, giờ chỉ là một cái cây gai không màu sắc, trần trụi. Tôi không thể nhận ra nó. Nó vốn có hai nhánh đặc biệt. Giờ chỉ có một một nhánh.
Ước tính cây Tenere khoảng 300 tuổi, là cây duy nhất sống sót trong rừng cây cổ xưa từng tồn tại vào thời điểm khu vực này không khô hạn như bây giờ. Trong hàng chục năm liền, các đoàn buôn ngũ cốc, muối và chà là khắp sa mạc Sahara thường dừng tại cái giếng cạnh cây Tenere để lấy nước. Cái cây quan trọng trong định vị tới mức phá hủy nó là điều không ai nghĩ tới. Người ta coi nó như một ngọn hải đăng sống.
https://media.baotintuc.vn/2018/02/28/09/04/cay3.jpg
Những gì còn lại của Tenere được đặt trong bảo tàng.
Như mọi thứ khác, điều kỳ diệu của cuộc sống này dù gắng sức tồn tại bất chấp thử thách nhưng cũng đến ngày tận số. Tuy nhiên, cái chết của nó lại liên quan tới con người chứ không phải là mẹ tự nhiên.
Theo các thông tin thời đó, năm 1973, một lái xe tải khi đang đi dọc con đường lữ hành xa xưa đã lao xe vào gốc cây, làm bật gốc. Chỉ trong chớp mắt, một hành động bất cẩn đã chặt đứt một sợi dây lịch sử cắm chặt xống lòng sa mạc hàng trăm năm qua, đã giết chết điều thiêng liêng mà nhiều thế hệ qua trân trọng. Đến nay, người ta vẫn không biết ai là người đã lái xe đâm vào cái cây. Chỉ biết, lái xe được cho là say rượt vào lúc đó.
Không lâu sau vụ tai nạn, xác cây thiêng được đưa vào Bảo tàng Quốc gia Niger và đặt trong một lăng mộ. Tại chỗ cây mọc, một nghệ sĩ ẩn danh đã dựng một cái cây đơn giản bằng các loại ống, thùng nhiên liệu và bộ phận ô tô vứt đi để đánh dấu một dấu tích thiêng liêng, nhấn mạnh tầm quan trọng của cái cây với người dân trong khu vực. Nơi đây, một cái cây với sức sống mãnh liệt đã từng đứng vững hàng trăm năm trong gió và cát và nắng, nơi mà sẽ không có điều gì tương tự có thể tồn tại.
Thùy Dương/Báo Tin tức
Trên Trái đất, không có cái cây nào cô độc như cây Tenere. Nó nằm giữa biển cát mênh mông trên sa mạc Sahara thuộc Nigeria. Nó cô độc nhất hành tinh vì trong bán kính 400km, không có cái cây nào khác.
Tồn tại trong suốt bao nhiêu năm, là biểu tượng của biết bao thế hệ du mục Nigeria, nhưng nó lại có một kết cục đáng tiếc.
https://media.baotintuc.vn/2018/02/28/09/03/cay1.jpg
Cái cây cô độc nhất hành tinh.
Tenere là một cây keo, dù không có nhiều bóng mát nhưng do là cái cây duy nhất trong bán kính 400km nên nó trở thành một điểm mốc quan trọng dọc tuyến đường lữ hành quen thuộc xuyên qua vùng cát trơ trọi.
Tenere cũng là một biểu tượng cho sức sống mãnh liệt. Sự tồn tại của nó bất chấp điều kiện khắc nghiệt là một minh chứng cho thấy cuộc sống có thể hiện hữu ở những nơi khắc nghiệt nhất.
Người Tuareg, một bộ lạc du mục ở khu vực Tenere, đã rất trân quý cái cây này, Cuối những năm 1930, cây Tenere thu hút sự chú ý của cả người bên ngoài. Những binh sĩ châu Âu tham gia chiến dịch quân sự rất ngạc nhiên trước cây keo trên sa mạc này và họ đặt tên cho nó là Tenere. Cái cây còn được người ta đưa vào các bản đồ, khiến vai trò làm dấu mốc độc đáo của nó trở nên quan trọng hơn.
https://media.baotintuc.vn/2018/02/28/09/04/cay2.jpg
Cây kim loại được dựng tại chỗ cây Tenere.
Chỉ huy lực lượng đồng minh của Pháp đã mô tả cây Tenere là một điều thực sự đặc biệt, không chỉ vì nó có khả năng tồn tại trên sa mạc khô cằn, mà nó còn toát ra một điều gì đó khiến vô số người lữ hành hay lạc đà đi qua mà không hề làm tổn hại đến nó. Michel Lesourd viết năm 1939: “Người ta phải nhìn thấy cái cây để tin sự tồn tại của nó. Bí mật của nó là gì? Làm sao nó có thể sống sót khi mà có vô số lạc đà đã giẫm đạp xung quanh nó? Làm sao lạc đà không ăn lá và gai của nó? Tại sao vô số người Tuareg đi theo các đoàn xe buôn muối không chặt cành nó để nhóm lửa đun nước pha trà? Câu trả lời duy nhất: Cái cây là một điều cấm kỵ”.
Cái cây đã trở thành một điều thần bí với người du mục. Hàng năm, họ thường tập trung quanh gốc cây trước khi vượt sa mạc.
Năm đó, một cái giếng được đào gần cây Tenere, hé mở bí mật tồn tại trên sa mạc cát cháy bỏng. Tenere chỉ cao hơn ba mét nhưng bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rễ của nó cắm sâu bao nhiêu. Công nhân đào giếng cho biết rễ của nó cắm xuống lòng đất hơn 30 mét để vươn tới được chỗ có nước.
Trong quá trình đào giếng, một xe tải đã lùi trúng cái cây và làm gẫy một nhánh chính của cây. Cái cây vẫn sống sau sự cố nhưng hình dạng chữ Y độc đáo đã không còn.
Trong cuốn sách L'épopée du Ténéré, nhà thám hiểm và nhà dân tộc học người Pháp Henri Lhote đã mô tả hai cuộc hành trình của ông tới cây Tenere. Cuộc đầu tiên là vào năm 1934 nhân dịp chuyến xe ô tô đầu tiên đi từ Djanet tới Agadez. Ông mô tả cây Tenere: Một cây keo thân đã thoái hóa, ốm yếu. Tuy nhiên, cây có lá xanh đẹp và một vài bông hoa vàng. 25 năm sau, ông đã tới thăm cây lần nữa ngày 26/11/1959 nhưng cái cây đã bị hư hại nặng sau khi bị xe đâm. Ông viết: Trước đó, cây xanh và có hoa, giờ chỉ là một cái cây gai không màu sắc, trần trụi. Tôi không thể nhận ra nó. Nó vốn có hai nhánh đặc biệt. Giờ chỉ có một một nhánh.
Ước tính cây Tenere khoảng 300 tuổi, là cây duy nhất sống sót trong rừng cây cổ xưa từng tồn tại vào thời điểm khu vực này không khô hạn như bây giờ. Trong hàng chục năm liền, các đoàn buôn ngũ cốc, muối và chà là khắp sa mạc Sahara thường dừng tại cái giếng cạnh cây Tenere để lấy nước. Cái cây quan trọng trong định vị tới mức phá hủy nó là điều không ai nghĩ tới. Người ta coi nó như một ngọn hải đăng sống.
https://media.baotintuc.vn/2018/02/28/09/04/cay3.jpg
Những gì còn lại của Tenere được đặt trong bảo tàng.
Như mọi thứ khác, điều kỳ diệu của cuộc sống này dù gắng sức tồn tại bất chấp thử thách nhưng cũng đến ngày tận số. Tuy nhiên, cái chết của nó lại liên quan tới con người chứ không phải là mẹ tự nhiên.
Theo các thông tin thời đó, năm 1973, một lái xe tải khi đang đi dọc con đường lữ hành xa xưa đã lao xe vào gốc cây, làm bật gốc. Chỉ trong chớp mắt, một hành động bất cẩn đã chặt đứt một sợi dây lịch sử cắm chặt xống lòng sa mạc hàng trăm năm qua, đã giết chết điều thiêng liêng mà nhiều thế hệ qua trân trọng. Đến nay, người ta vẫn không biết ai là người đã lái xe đâm vào cái cây. Chỉ biết, lái xe được cho là say rượt vào lúc đó.
Không lâu sau vụ tai nạn, xác cây thiêng được đưa vào Bảo tàng Quốc gia Niger và đặt trong một lăng mộ. Tại chỗ cây mọc, một nghệ sĩ ẩn danh đã dựng một cái cây đơn giản bằng các loại ống, thùng nhiên liệu và bộ phận ô tô vứt đi để đánh dấu một dấu tích thiêng liêng, nhấn mạnh tầm quan trọng của cái cây với người dân trong khu vực. Nơi đây, một cái cây với sức sống mãnh liệt đã từng đứng vững hàng trăm năm trong gió và cát và nắng, nơi mà sẽ không có điều gì tương tự có thể tồn tại.
Thùy Dương/Báo Tin tức