duyanh
02-28-2018, 12:50 PM
Người dân Trung Quốc phản đối việc gia hạn nhiệm kỳ cho Tập Cận Bình
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/xi-term-limit-proposal-sparks-rare-public-dissent-in-china-02272018084511.html/000_11D03R_960.jpg/@@images/fc63d84a-b724-4760-b4a4-af52af9a1023.jpeg
Một chiếc đĩa trang chí với hình Chủ tịch Tập Cận Bình phía sau bức tượng lãnh tụ Mao Trạch Đông ở một cửa hàng tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm 27/2/2018
Một nhà bình luận chính trị và một người kinh doanh nổi tiếng ở Trung Quốc vừa viết thư ngỏ gửi quốc hội nước này, yêu cầu bỏ kế hoạch cho phép gia hạn thời gian tại nhiệm của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong một tuyên bố đưa ra vào hôm thứ hai ngày 26/2 trên wechat, Li Datong, cựu biên tập viên tờ báo nhà nước là Nhật báo thanh niên Trung Quốc (China Youth) viết rằng việc bỏ giới hạn tại nhiệm sẽ gây mầm mống cho bất ổn.
Ông Li nói với hãng tin AP rằng nếu không có giới hạn nhiệm kỳ cho chức vụ lãnh đạo cao nhất nước thì Trung Quốc sẽ quay trở lại thời kỳ có vua cai trị. Ông cũng nói thế hệ của ông đã sống qua giai đoạn của Mao Trạch Đông và thời kỳ đó đã qua, tại sao Trung Quốc lại quay trở lại giai đoạn đó?
Bà Wang Ying, một nhà kinh doanh nổi tiếng Trung Quốc cũng viết trên wechat rằng đề nghị của đảng nhằm gia hạn thêm thời hạn tại chức của lãnh đạo là sự phản bội và đi ngược dòng.
Bà Wang Ying viết rằng bà biết chính phủ dám làm mọi thứ và tiếng nói của người dân bình thường chắc chắn là không có tác dụng. Nhưng bà là một công dân Trung Quốc, và bà cũng không có ý định rời bỏ đất nước mình.
Nhà xã hội học Li Yinhe cũng viết trên mạng rằng kế hoạch bỏ giới hạn nhiệm kỳ là không khả thi và sẽ đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên thông điệp này của nhà xã hội học trên mạng đã bị xóa bỏ nhanh chóng do kiểm duyệt.
Có nhiều khả năng quốc hội Trung Quốc sẽ thông qua đề nghị thay đổi hiến pháp trong kỳ họp hàng năm vào đầu tháng 3, cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình ở tại chức hơn hai nhiệm kỳ.
Theo hiến pháp 1982 của Trung Quốc, Chủ tịch nước chỉ được giữ chức không quá 2 nhiệm kỳ là 10 năm.
RFA
2018-02-27
https://www.rfa.org/vietnamese/news/internationalnews/xi-term-limit-proposal-sparks-rare-public-dissent-in-china-02272018084511.html/000_11D03R_960.jpg/@@images/fc63d84a-b724-4760-b4a4-af52af9a1023.jpeg
Một chiếc đĩa trang chí với hình Chủ tịch Tập Cận Bình phía sau bức tượng lãnh tụ Mao Trạch Đông ở một cửa hàng tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hôm 27/2/2018
Một nhà bình luận chính trị và một người kinh doanh nổi tiếng ở Trung Quốc vừa viết thư ngỏ gửi quốc hội nước này, yêu cầu bỏ kế hoạch cho phép gia hạn thời gian tại nhiệm của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trong một tuyên bố đưa ra vào hôm thứ hai ngày 26/2 trên wechat, Li Datong, cựu biên tập viên tờ báo nhà nước là Nhật báo thanh niên Trung Quốc (China Youth) viết rằng việc bỏ giới hạn tại nhiệm sẽ gây mầm mống cho bất ổn.
Ông Li nói với hãng tin AP rằng nếu không có giới hạn nhiệm kỳ cho chức vụ lãnh đạo cao nhất nước thì Trung Quốc sẽ quay trở lại thời kỳ có vua cai trị. Ông cũng nói thế hệ của ông đã sống qua giai đoạn của Mao Trạch Đông và thời kỳ đó đã qua, tại sao Trung Quốc lại quay trở lại giai đoạn đó?
Bà Wang Ying, một nhà kinh doanh nổi tiếng Trung Quốc cũng viết trên wechat rằng đề nghị của đảng nhằm gia hạn thêm thời hạn tại chức của lãnh đạo là sự phản bội và đi ngược dòng.
Bà Wang Ying viết rằng bà biết chính phủ dám làm mọi thứ và tiếng nói của người dân bình thường chắc chắn là không có tác dụng. Nhưng bà là một công dân Trung Quốc, và bà cũng không có ý định rời bỏ đất nước mình.
Nhà xã hội học Li Yinhe cũng viết trên mạng rằng kế hoạch bỏ giới hạn nhiệm kỳ là không khả thi và sẽ đưa Trung Quốc trở lại thời kỳ của Mao Trạch Đông. Tuy nhiên thông điệp này của nhà xã hội học trên mạng đã bị xóa bỏ nhanh chóng do kiểm duyệt.
Có nhiều khả năng quốc hội Trung Quốc sẽ thông qua đề nghị thay đổi hiến pháp trong kỳ họp hàng năm vào đầu tháng 3, cho phép Chủ tịch Tập Cận Bình ở tại chức hơn hai nhiệm kỳ.
Theo hiến pháp 1982 của Trung Quốc, Chủ tịch nước chỉ được giữ chức không quá 2 nhiệm kỳ là 10 năm.
RFA
2018-02-27