PDA

View Full Version : Làm bánh khổng lồ dâng Vua Hùng: Thanh Hóa đua kỷ lục?



duyanh
02-25-2018, 12:59 PM
Làm bánh khổng lồ dâng Vua Hùng: Thanh Hóa đua kỷ lục?


Thành phố Sầm Sơn vừa đề nghị tỉnh Thanh Hóa được dâng bánh dày khổng lồ trong ngày giỗ Tổ.

Ngày 22/2, ông Phạm Đăng Quyền - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã có ý kiến chỉ đạo giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của UBND thành phố Sầm Sơn về việc làm bánh dày khổng lồ dâng vua Hùng, theo báo Lao động.


http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/02/24/4321718/lam-banh-khong-lo-dang-vua-hung-thanh-hoa-choi-troi_24171237.jpg

Sầm Sơn làm chiếc bày dầy khổng lồ vào tháng 3/2017.

Cụ thể, ông Quyền đã yêu cầu Sở Văn hóa xem xét căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật và truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của dân tộc để tham mưu, đề xuất ý kiến, báo cáo Chủ tịch tỉnh trước ngày 8/3.

Thành phố Sầm Sơn dự kiến làm chiếc bánh giầy có trọng lượng hơn khoảng 3 tấn. Nguyên liệu được làm là gạo nếp. Chiếc bánh dày này sẽ được làm tại Sầm Sơn và sẽ tổ chức rước bánh lên đền Hùng vào đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10/3 âm lịch tới).

Sầm Sơn vào dịp này năm ngoái đã làm một chiếc bánh dầy nặng gần 2 tấn để dâng hương trong lễ hội cầu phúc đền Độc Cước. Bánh được làm từ 1,8 tấn gạo nếp, cố định trong khung sắt đường kính 2,17m, cao gần 1m.

Đây là một hoạt động tâm linh nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an tại lễ hội cầu phúc đền Độc Cước.

Khi đó, Sầm Sơn vẫn là Thị xã và là lần đầu tiên làm một chiếc bánh lớn như vậy, được giới thiệu trước hết để tạo một dấu ấn riêng, sau nữa là để tỏ lòng thành kính đến bề trên trong ngày hội của địa phương.

Tuy nhiên, trước ý tưởng làm những chiếc bánh khổng lồ không được nhiều người dân đồng tình.


http://st.galaxypub.vn/staticFile/Subject/2018/02/24/4321718/lam-banh-khong-lo-dang-vua-hung-thanh-hoa-choi-troi_241713135.jpg

Chiếc bánh chưng khổng lồ được các nhân viên công viên văn hóa Đầm Sen dùng tay bốc, chia nhỏ cho người dân - Ảnh: Tuổi trẻ

Nhiều độc giả bày tỏ bức xúc bởi việc làm những chiếc bánh to khổng lồ làm lễ vật dâng Tổ không thể hiện được ý nghĩa tâm linh mà hoàn toàn là biểu hiện của sự khoa trương, lãng phí, chạy theo phong trào, kỷ lục.

"Cực kỳ phản đối việc làm những cái bánh khổng lồ thế này. Không hề có chút sáng tạo nào. Ý tưởng cũ kỹ. Bánh làm ra chắc chắn không thể ngon như bánh kích thước truyền thống. Chưa kể rất nhiều trường hợp bánh trưng bày xong thì bị hỏng, mốc, thiu phải vứt bỏ, trong khi còn vô số người nghèo khổ không có ăn.

Thay vì làm cái bánh khổng lồ, các vị có thể làm hàng ngàn cái bánh kích thước truyền thống, cúng lễ dâng Quốc Tổ mấy cặp bánh theo lòng thành. Số bánh còn lại đem làm từ thiện, tặng những người có hoàn cảnh khó khăn tại các bệnh viện, trẻ em khuyết tật, bị bỏ rơi... thì chắc chắn các bậc Quốc Tổ sẽ càng chứng nhận lòng thành và công đức của các vị hơn” - một độc giả bình luận về chiếc bánh chưng nặng 2 tấn mà Công viên Văn hóa Đầm Sen làm để dâng Quốc tổ hồi năm 2016.

Trong khi đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề thời sự. Còn những chiếc bánh được làm khổng lồ, sẽ rất khó để có được sự cầu kỳ trong khâu đảm bảo vệ sinh.

Nếu chiếc bánh dâng lên Quốc Tổ xong rồi bỏ đi thì quá là lãng phí. Nhưng nếu chia "lộc" cho nhân dân thì không ai dám sử dụng. Không lẽ điều này lại không được các nhà văn hóa ở Thành phố, ở tỉnh cất nhắc?

Ông Hà Kế San- Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ) thể hiện quan điểm trước ngày giỗ Tổ: "Chúng tôi kiên quyết không nhận những vật phẩm trái với thực tế đời sống ngày xưa, không có chuyện bánh chưng, bánh giầy “khủng” tồn tại trong lễ hội đền Hùng - giỗ Tổ Hùng Vương năm 2016".

Nhớ tích xưa, Lang Liêu được vua cha chọn kế vị đâu phải nhờ món ăn to, sang cả mà chính là nhờ thứ bánh chưng bánh giầy giản dị, đơn sơ, nhỏ nhắn nhưng đầy ắp ý nghĩa. Những chiếc bánh dày khổng lồ dâng vua Hùng được làm ra ở một tỉnh còn đang xin gạo cứu đói thì còn có ý nghĩa chi?


Đất Việt
25-2-2018