duyanh
02-18-2018, 12:51 PM
Mỹ tiếp tục tuần tra Biển Đông bất chấp Trung Quốc
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_zs4c4.jpg
Chiến đấu cơ F-18 hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến tuần tra Biển Đông và ghé thăm cảng Philippines ngày 14/02/2018.
AYEE MACARAIG / AFP
Cảng Manila là chuyến ghé cảng hữu nghị đầu tiên trong hành trình tại Biển Đông của tầu sân bay USS Carl Vinson. Ngày 17/02/2018, một sĩ quan chỉ huy của tầu khẳng định quân đội Mỹ không « buông tay » trước đà phát triển quân sự của Trung Quốc trên nhiều thực thể bị nước này chiếm đóng ở Biển Đông và sẽ tiếp tục tuần tra ở những nơi được « luật pháp quốc tế cho phép » trong vùng biển chiến lược đang có tranh chấp này.
Trước báo giới được mời tham quan USS Carl Vinson, chỉ huy phó tàu sân bay Tim Hawkins khẳng định : « Luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi hoạt động ở đây, bay ở đây, diễn tập ở đây, đi lại qua đây, và đó là những gì chúng tôi đang làm và sẽ tiếp tục làm ».
Ông nhấn mạnh : « Chúng tôi đã cam kết. Chúng tôi có mặt ở đây » vì từ 70 năm qua, Hải Quân Hoa Kỳ vẫn tuần tra trên không và trên biển trong khu vực này để đảm bảo an ninh và giao thương hàng hải mang tính chiến lược cho cả nền kinh tế châu Á và Hoa Kỳ.
Theo kế hoạch, sau chuyến ghé cảng hữu nghị tại Manila, tầu sân bay USS Carl Vinson sẽ không tiến hành tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Trả lời câu hỏi của AP về chuyến ghé cảng hữu nghị tại cảng Đà Nẵng sau đó, ông Hawkins từ chối tiết lộ thông tin về hải trình sắp tới.
Tầu sân bay USS Carl Vinson nặng 95.000 tấn, được đưa vào hoạt động từ cách đây 35 năm, chở 72 phi cơ, trong đó có chiến đấu cơ F-18 Hornets, máy bay trực thăng và máy bay tuần tra. Nếu đến Đà Nẵng vào tháng 03/2018, đây sẽ là chiến hạm đầu tiên của Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ năm 1975.
Wasington không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tranh chấp của các bên liên quan ở Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ cho biết các chiến hạm Mỹ tiếp tục hoạt động gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông mà không cần thông báo trước.
RFI
18-02-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_zs4c4.jpg
Chiến đấu cơ F-18 hạ cánh xuống tàu sân bay USS Carl Vinson trong chuyến tuần tra Biển Đông và ghé thăm cảng Philippines ngày 14/02/2018.
AYEE MACARAIG / AFP
Cảng Manila là chuyến ghé cảng hữu nghị đầu tiên trong hành trình tại Biển Đông của tầu sân bay USS Carl Vinson. Ngày 17/02/2018, một sĩ quan chỉ huy của tầu khẳng định quân đội Mỹ không « buông tay » trước đà phát triển quân sự của Trung Quốc trên nhiều thực thể bị nước này chiếm đóng ở Biển Đông và sẽ tiếp tục tuần tra ở những nơi được « luật pháp quốc tế cho phép » trong vùng biển chiến lược đang có tranh chấp này.
Trước báo giới được mời tham quan USS Carl Vinson, chỉ huy phó tàu sân bay Tim Hawkins khẳng định : « Luật pháp quốc tế cho phép chúng tôi hoạt động ở đây, bay ở đây, diễn tập ở đây, đi lại qua đây, và đó là những gì chúng tôi đang làm và sẽ tiếp tục làm ».
Ông nhấn mạnh : « Chúng tôi đã cam kết. Chúng tôi có mặt ở đây » vì từ 70 năm qua, Hải Quân Hoa Kỳ vẫn tuần tra trên không và trên biển trong khu vực này để đảm bảo an ninh và giao thương hàng hải mang tính chiến lược cho cả nền kinh tế châu Á và Hoa Kỳ.
Theo kế hoạch, sau chuyến ghé cảng hữu nghị tại Manila, tầu sân bay USS Carl Vinson sẽ không tiến hành tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Trả lời câu hỏi của AP về chuyến ghé cảng hữu nghị tại cảng Đà Nẵng sau đó, ông Hawkins từ chối tiết lộ thông tin về hải trình sắp tới.
Tầu sân bay USS Carl Vinson nặng 95.000 tấn, được đưa vào hoạt động từ cách đây 35 năm, chở 72 phi cơ, trong đó có chiến đấu cơ F-18 Hornets, máy bay trực thăng và máy bay tuần tra. Nếu đến Đà Nẵng vào tháng 03/2018, đây sẽ là chiến hạm đầu tiên của Mỹ cập cảng Việt Nam kể từ năm 1975.
Wasington không đưa ra bất kỳ tuyên bố nào về tranh chấp của các bên liên quan ở Biển Đông. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ cho biết các chiến hạm Mỹ tiếp tục hoạt động gần các thực thể bị Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông mà không cần thông báo trước.
RFI
18-02-2018