duyanh
02-07-2018, 12:42 PM
Nông sản tươi Việt Nam xếp hàng ‘chờ chết’ ở biên giới Trung Quốc
https://gdb.voanews.com/F7D25312-478B-470D-AF68-E99E48C6E499_cx0_cy1_cw0_w1023_r1_s.png
Xe nông sản ùn tắc, xếp hàng dài tại cửa khẩu Tân Thanh ngày 4/2/2018.
Hàng trăm xe tải chở các loại hoa quả tươi Việt Nam xuất sang Trung Quốc đang bị kẹt lại ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, nhiều ngày liên tiếp. Nguyên nhân được cho biết là do phía Trung Quốc chỉ cho thông quan khoảng 250 xe/ngày, trong khi lượng xe chở hoa quả mỗi ngày đến cửa khẩu lên đến khoảng 700-800 chiếc vào dịp cận Tết.
Tình trạng ùn tắc bắt đầu diễn ra từ ngày 2/2 khi gần cả ngàn xe tải chở dưa hấu, thanh long, xoài, chuối… từ các tỉnh đổ đến cửa khẩu Tân Thanh để chờ làm thủ tục sang Trung Quốc bán.
Đó là vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, thương lượng với nhau thế nào để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu tại Việt Nam.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành.
Đồn trưởng Biên phòng Tân Thanh, Thượng tá Nông Quang Tám, được Tiền Phong trích lời cho biết mặc dù lực lượng chức năng đã tăng thêm 2 giờ làm việc nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng dồn ứ xe nông sản, dẫn đến gần cả ngàn xe nối đuôi nhau hàng chục cây số nằm chờ tại cửa khẩu nhiều ngày.
“Vì mùa này là mùa trái cây xuất đi nhiều, gần Tết mà. Nguyên nhân là do bên đầu của mình dồn ứ nhiều quá nên hải quan thủ tục làm chưa được, nên phải xếp đuôi” chủ một hãng vận tải chuyên đưa hàng lên cửa khẩu Tân Thanh nói với VOA tối 6/2.
Tân Thanh là cửa khẩu duy nhất mà Trung Quốc cho nhập nông sản tươi. Do vậy, dù bị kẹt lại nhiều ngày, các chủ hàng vẫn phải chờ đợi để được phép qua bên kia biên giới bán hàng tại chợ Pò Chài.
Được biết, Trung Quốc có chính sách cửa khẩu và thu thuế riêng cho từng vùng nên doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân theo chính sách “phân vùng” này. Chẳng hạn, Trung Quốc ra quy định mặt hàng dưa hấu chỉ được phép nhập khẩu qua cửa khẩu Pò Chài và thị trấn Bằng Tường của Trung Quốc, dẫn đến các chủ hàng Việt Nam chỉ có thể xuất hàng qua cửa khẩu Tân Thanh mà không thể đưa sang cửa khẩu nào khác mỗi khi xảy ra ùn tắc.
Xe đông lạnh mà nổ [máy] dầu một ngày thì chết tiền. Một ngày tốn từ 1,5 triệu đến 2 triệu.
Chủ một hãng vận tải.
Một số chuyên gia kinh tế của Việt Nam cho rằng đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về chính sách kinh tế, mà còn là “vấn đề ngoại giao hai nước”, nhất là khi tình trạng dồn ứ sản phẩm nông sản đã diễn ra nhiều năm qua, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho thương nhân Việt.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói: “Nếu Trung Quốc chỉ cho một cửa khẩu thì chúng ta bị kẹt ở khâu đó. Đó là vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, thương lượng với nhau thế nào để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu tại Việt Nam”.
Một số thương nhân cho biết giá nông sản Việt Nam thường bị ép mỗi khi lượng hàng đổ sang Trung Quốc nhiều. Đôi khi chủ hàng phải bán đổ bán tháo, chấp nhận lỗ vốn để đưa xe về vì nguy cơ nông sản bị hỏng và chi phí trong lúc chờ đợi cao nếu ùn tắc kéo dài nhiều ngày.
“Xe đông lạnh mà nổ [máy] dầu một ngày thì chết tiền. Một ngày tốn từ 1,5 triệu đến 2 triệu”, chủ hãng vận tải không muốn tiết lộ danh tính nói với VOA.
Chi cục Hải quan Tân Thanh nói một phần nguyên nhân của tình trạng ứ đọng hàng nông sản là do thời tiết giá lạnh ở Trung Quốc khiến việc phân phối và tiêu thị hoa quả chậm, dẫn đến chủ hàng Trung Quốc chọn hàng rất kỹ. Báo Thanh Niên dẫn lời Phó chi cục Đoàn Tuấn Anh cho biết với mặt hàng dưa hấu, phía Trung Quốc thường trả về 1-2 tấn hàng mỗi xe.
Nếu họ cứ đơn phương làm như vậy thì Việt Nam phải có cách giải quyết. Nếu không thì buộc phải ứng xử tương ứng.
TS. Nguyễn Đức Thành.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách của Trường Đại học Kinh tế-ĐHQG, cho rằng vì là thị trường tiêu thụ lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam và các nước xung quanh, Trung Quốc hay có cách làm “độc đoán” và “khó dự báo trước”, gây thiệt hại cho các quốc gia nhập khẩu vào nước này, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm.
“Trung Quốc họ hay làm khó dễ với nhiều nước nhập khẩu hàng vào. Có lẽ đó cũng là một hình thức họ hạn chế nhập khẩu, hoặc cũng có thể do có vấn đề về mặt kỹ thuật của sản phẩm nông nghiệp của mình”.
TS. Nguyễn Đức Thành nói đây là “cái dở” khi giữa hai nước không có “thiện chí thực sự”.
“Việc này thực ra là do quan hệ của mỗi nước, giữa hai nước với nhau. Nếu họ cứ đơn phương làm như vậy thì Việt Nam phải có cách giải quyết. Nếu không thì buộc phải ứng xử tương ứng”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Ngày 6/2, Ban quản lý Khu kinh tế cửu khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn, đã phải cử đoàn công tác sang Quảng Tây để kiến nghị phía Trung Quốc tăng thời gian làm việc và rút ngắn thủ tục thông quan để giải quyết tình trạng ứ đọng hàng tại cửa khẩu Tân Thanh.
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã cử các đoàn công tác sang Trung Quốc để kiến nghị nước này cho phép xuất khẩu nông sản sang các cửa khẩu khác ngoài Tân Thanh, nhưng việc này vẫn chưa mang lại kết quả.
VOA
07/02/2018
https://gdb.voanews.com/F7D25312-478B-470D-AF68-E99E48C6E499_cx0_cy1_cw0_w1023_r1_s.png
Xe nông sản ùn tắc, xếp hàng dài tại cửa khẩu Tân Thanh ngày 4/2/2018.
Hàng trăm xe tải chở các loại hoa quả tươi Việt Nam xuất sang Trung Quốc đang bị kẹt lại ở cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn, nhiều ngày liên tiếp. Nguyên nhân được cho biết là do phía Trung Quốc chỉ cho thông quan khoảng 250 xe/ngày, trong khi lượng xe chở hoa quả mỗi ngày đến cửa khẩu lên đến khoảng 700-800 chiếc vào dịp cận Tết.
Tình trạng ùn tắc bắt đầu diễn ra từ ngày 2/2 khi gần cả ngàn xe tải chở dưa hấu, thanh long, xoài, chuối… từ các tỉnh đổ đến cửa khẩu Tân Thanh để chờ làm thủ tục sang Trung Quốc bán.
Đó là vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, thương lượng với nhau thế nào để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu tại Việt Nam.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành.
Đồn trưởng Biên phòng Tân Thanh, Thượng tá Nông Quang Tám, được Tiền Phong trích lời cho biết mặc dù lực lượng chức năng đã tăng thêm 2 giờ làm việc nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng dồn ứ xe nông sản, dẫn đến gần cả ngàn xe nối đuôi nhau hàng chục cây số nằm chờ tại cửa khẩu nhiều ngày.
“Vì mùa này là mùa trái cây xuất đi nhiều, gần Tết mà. Nguyên nhân là do bên đầu của mình dồn ứ nhiều quá nên hải quan thủ tục làm chưa được, nên phải xếp đuôi” chủ một hãng vận tải chuyên đưa hàng lên cửa khẩu Tân Thanh nói với VOA tối 6/2.
Tân Thanh là cửa khẩu duy nhất mà Trung Quốc cho nhập nông sản tươi. Do vậy, dù bị kẹt lại nhiều ngày, các chủ hàng vẫn phải chờ đợi để được phép qua bên kia biên giới bán hàng tại chợ Pò Chài.
Được biết, Trung Quốc có chính sách cửa khẩu và thu thuế riêng cho từng vùng nên doanh nghiệp Việt Nam buộc phải tuân theo chính sách “phân vùng” này. Chẳng hạn, Trung Quốc ra quy định mặt hàng dưa hấu chỉ được phép nhập khẩu qua cửa khẩu Pò Chài và thị trấn Bằng Tường của Trung Quốc, dẫn đến các chủ hàng Việt Nam chỉ có thể xuất hàng qua cửa khẩu Tân Thanh mà không thể đưa sang cửa khẩu nào khác mỗi khi xảy ra ùn tắc.
Xe đông lạnh mà nổ [máy] dầu một ngày thì chết tiền. Một ngày tốn từ 1,5 triệu đến 2 triệu.
Chủ một hãng vận tải.
Một số chuyên gia kinh tế của Việt Nam cho rằng đây không chỉ đơn thuần là vấn đề về chính sách kinh tế, mà còn là “vấn đề ngoại giao hai nước”, nhất là khi tình trạng dồn ứ sản phẩm nông sản đã diễn ra nhiều năm qua, dẫn đến thiệt hại nặng nề cho thương nhân Việt.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành nói: “Nếu Trung Quốc chỉ cho một cửa khẩu thì chúng ta bị kẹt ở khâu đó. Đó là vấn đề ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, thương lượng với nhau thế nào để bảo đảm quyền lợi cho người xuất khẩu tại Việt Nam”.
Một số thương nhân cho biết giá nông sản Việt Nam thường bị ép mỗi khi lượng hàng đổ sang Trung Quốc nhiều. Đôi khi chủ hàng phải bán đổ bán tháo, chấp nhận lỗ vốn để đưa xe về vì nguy cơ nông sản bị hỏng và chi phí trong lúc chờ đợi cao nếu ùn tắc kéo dài nhiều ngày.
“Xe đông lạnh mà nổ [máy] dầu một ngày thì chết tiền. Một ngày tốn từ 1,5 triệu đến 2 triệu”, chủ hãng vận tải không muốn tiết lộ danh tính nói với VOA.
Chi cục Hải quan Tân Thanh nói một phần nguyên nhân của tình trạng ứ đọng hàng nông sản là do thời tiết giá lạnh ở Trung Quốc khiến việc phân phối và tiêu thị hoa quả chậm, dẫn đến chủ hàng Trung Quốc chọn hàng rất kỹ. Báo Thanh Niên dẫn lời Phó chi cục Đoàn Tuấn Anh cho biết với mặt hàng dưa hấu, phía Trung Quốc thường trả về 1-2 tấn hàng mỗi xe.
Nếu họ cứ đơn phương làm như vậy thì Việt Nam phải có cách giải quyết. Nếu không thì buộc phải ứng xử tương ứng.
TS. Nguyễn Đức Thành.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách của Trường Đại học Kinh tế-ĐHQG, cho rằng vì là thị trường tiêu thụ lớn của hàng xuất khẩu Việt Nam và các nước xung quanh, Trung Quốc hay có cách làm “độc đoán” và “khó dự báo trước”, gây thiệt hại cho các quốc gia nhập khẩu vào nước này, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp thực phẩm.
“Trung Quốc họ hay làm khó dễ với nhiều nước nhập khẩu hàng vào. Có lẽ đó cũng là một hình thức họ hạn chế nhập khẩu, hoặc cũng có thể do có vấn đề về mặt kỹ thuật của sản phẩm nông nghiệp của mình”.
TS. Nguyễn Đức Thành nói đây là “cái dở” khi giữa hai nước không có “thiện chí thực sự”.
“Việc này thực ra là do quan hệ của mỗi nước, giữa hai nước với nhau. Nếu họ cứ đơn phương làm như vậy thì Việt Nam phải có cách giải quyết. Nếu không thì buộc phải ứng xử tương ứng”, TS. Nguyễn Đức Thành nói.
Ngày 6/2, Ban quản lý Khu kinh tế cửu khẩu Đồng Đăng, Lạng Sơn, đã phải cử đoàn công tác sang Quảng Tây để kiến nghị phía Trung Quốc tăng thời gian làm việc và rút ngắn thủ tục thông quan để giải quyết tình trạng ứ đọng hàng tại cửa khẩu Tân Thanh.
Thời gian qua, Việt Nam cũng đã cử các đoàn công tác sang Trung Quốc để kiến nghị nước này cho phép xuất khẩu nông sản sang các cửa khẩu khác ngoài Tân Thanh, nhưng việc này vẫn chưa mang lại kết quả.
VOA
07/02/2018