duyanh
02-06-2018, 12:48 PM
Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân không nên đến Maldives
Sau khi Chính phủ Maldives tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 15 ngày do khủng hoảng chính trị, Bộ Ngoại giao cũng lập tức khuyến cáo công dân Việt Nam đang ở Maldives không nên đến các địa điểm tập trung đông người.
https://image.thanhnien.vn/665/uploaded/hanvt/2018_02_06/maldives_awdt_jsch.jpg
Chính quyền Maldives công bố tình trạng khẩn cấp vì khủng hoảng chính trị
ẢNH REUTERS
Chiều 6.2, Bộ Ngoại giao phát đi thông tin cho biết, cùng ngày, Chính phủ Maldives đã ban bố tình trạng khẩn cấp 15 ngày do khủng hoảng chính trị. Lực lượng an ninh Maldives đã được triển khai tại thủ đô Malé để ứng phó với các diễn biến chính trị.
Do diễn biến này, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Maldives trong thời gian này, cho đến khi chính phủ Maldives gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
Các công dân Việt Nam đang làm việc, học tập hoặc du lịch tại Maldives nên tránh đến các địa điểm tập trung đông người, nhạy cảm, đồng thời thường xuyên theo dõi cảnh báo của các cơ quan chức năng địa phương để đảm bảo an toàn.
Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên hệ theo đường dây nóng: Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanca (kiêm nhiệm Maldives): +94.11.2696050; hoặc tổng đài Bảo hộ công dân: +84.981.84.84.84.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, Tổng thống Maldives Abdulla Yameen đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày “trước nguy cơ đối với an ninh quốc gia hiện nay”.
Theo Reuters, động thái này được đưa ra khi ngày 1.2, Tòa án Tối cao nước này đã ra phán quyết xóa bỏ cáo buộc khủng bố cho 9 nghị sĩ đối lập, trong đó có cựu Tổng thống Mohamed Nasheed hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, tòa án còn ra lệnh khôi phục chức vụ cho 12 nghị sĩ, trước đó bị cách chức vì rời bỏ đảng của Tổng thống Yameen để chuyển sang đảng đối lập. Với số nghị sĩ hiện nay, đảng đối lập chiếm thế đa số trong quốc hội và có thể luận tội Tổng thống Yemeen, người nhiều lần đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Chính quyền Yameen nêu lý do để ban bố tình trạng khẩn cấp là vì “phán quyết của tòa án gây cản trở chức năng của chính quyền” và bất chấp hiến pháp.
Cũng theo Reuters, ngày 6.2, cảnh sát đã bắt giữ Chánh án tối cao Abdulla Saeed và thẩm phán tối cao Ali Hameed để “tiến hành điều tra”. Một số thẩm phán khác cũng bị giam lỏng tại tòa án trong khi chính quyền ra lệnh tạm ngừng hoạt động của quốc hội.
Thanh Niên
06/02/2018
Sau khi Chính phủ Maldives tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 15 ngày do khủng hoảng chính trị, Bộ Ngoại giao cũng lập tức khuyến cáo công dân Việt Nam đang ở Maldives không nên đến các địa điểm tập trung đông người.
https://image.thanhnien.vn/665/uploaded/hanvt/2018_02_06/maldives_awdt_jsch.jpg
Chính quyền Maldives công bố tình trạng khẩn cấp vì khủng hoảng chính trị
ẢNH REUTERS
Chiều 6.2, Bộ Ngoại giao phát đi thông tin cho biết, cùng ngày, Chính phủ Maldives đã ban bố tình trạng khẩn cấp 15 ngày do khủng hoảng chính trị. Lực lượng an ninh Maldives đã được triển khai tại thủ đô Malé để ứng phó với các diễn biến chính trị.
Do diễn biến này, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Maldives trong thời gian này, cho đến khi chính phủ Maldives gỡ bỏ tình trạng khẩn cấp.
Các công dân Việt Nam đang làm việc, học tập hoặc du lịch tại Maldives nên tránh đến các địa điểm tập trung đông người, nhạy cảm, đồng thời thường xuyên theo dõi cảnh báo của các cơ quan chức năng địa phương để đảm bảo an toàn.
Trường hợp khẩn cấp đề nghị liên hệ theo đường dây nóng: Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanca (kiêm nhiệm Maldives): +94.11.2696050; hoặc tổng đài Bảo hộ công dân: +84.981.84.84.84.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, Tổng thống Maldives Abdulla Yameen đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 15 ngày “trước nguy cơ đối với an ninh quốc gia hiện nay”.
Theo Reuters, động thái này được đưa ra khi ngày 1.2, Tòa án Tối cao nước này đã ra phán quyết xóa bỏ cáo buộc khủng bố cho 9 nghị sĩ đối lập, trong đó có cựu Tổng thống Mohamed Nasheed hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài.
Bên cạnh đó, tòa án còn ra lệnh khôi phục chức vụ cho 12 nghị sĩ, trước đó bị cách chức vì rời bỏ đảng của Tổng thống Yameen để chuyển sang đảng đối lập. Với số nghị sĩ hiện nay, đảng đối lập chiếm thế đa số trong quốc hội và có thể luận tội Tổng thống Yemeen, người nhiều lần đối mặt với cáo buộc tham nhũng.
Chính quyền Yameen nêu lý do để ban bố tình trạng khẩn cấp là vì “phán quyết của tòa án gây cản trở chức năng của chính quyền” và bất chấp hiến pháp.
Cũng theo Reuters, ngày 6.2, cảnh sát đã bắt giữ Chánh án tối cao Abdulla Saeed và thẩm phán tối cao Ali Hameed để “tiến hành điều tra”. Một số thẩm phán khác cũng bị giam lỏng tại tòa án trong khi chính quyền ra lệnh tạm ngừng hoạt động của quốc hội.
Thanh Niên
06/02/2018