duyanh
02-04-2018, 12:15 PM
Trung Quốc và Nga giận dữ chỉ trích chính sách hạt nhân mới của Mỹ
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_k78ma_0.jpg
«Nuclear football» vali chứa mã hạt nhân, vật bất ly thân của tổng thống Mỹ ở bất kỳ đâu. Ảnh chụp : sĩ quan Mỹ mang vali hạt nhân tháp tùng tổng thống Donald Trump, tại Nhà Trắng, 02/12/2017.
Olivier Douliery / AFP
Ngày 04/02/2018, Trung Quốc và Nga đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về chính sách hạt nhân mới của Mỹ, được công bố hôm thứ Sáu 02/02.
Trong một thông cáo ra hôm nay (04/02), bộ Quốc Phòng Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích báo cáo của Lầu Năm Góc đưa ra « những ước tính hú họa » về ý đồ của Trung Quốc và đã thổi phồng hiểm họa sức mạnh hạt nhân của nước này.
Trung Quốc « kịch liệt phản đối » bản báo cáo của Hoa Kỳ, khẳng định nước này vẫn « duy trì nguồn lực hạt nhân ở mức tối thiểu theo như yêu cầu về an ninh quốc gia đặt ra ». Bắc Kinh kêu gọi Hoa Kỳ hãy « từ bỏ tư tưởng Chiến Tranh Lạnh ».
Tuy nhiên phản đối mạnh nhất có lẽ là đến từ phía Nga. Bộ Ngoại giao nước này, trong một thông cáo, đã lên án « tính chất hiếu chiến » và « chống Nga » trong chính sách hạt nhân mới của Mỹ. Thông cáo ghi : « Ngay khi đọc, tính chất hiếu chiến và bài Nga đã đập vào mắt ».
Bộ Ngoại Giao Nga tỏ « thất vọng sâu sắc » về diễn tiến mới này, và cam kết sẽ có phản ứng để đối phó với những chương trình hạt nhân mới của Mỹ. Đồng thời, Matxcơva chỉ trích các cáo buộc của Mỹ trong báo cáo là « nực cười », « vô căn cứ », xem đấy như là « một ý đồ bất công nhằm đổ vấy trách nhiệm của mình lên người khác ».
Bộ Ngoại Giao Nga cho rằng « tình hình an ninh thế giới và khu vực xuống cấp và tình trạng mất cân đối của các cơ chế kiểm soát vũ khí là kết quả của một chuỗi hành động vô trách nhiệm từ chính bản thân Hoa Kỳ ».
AFP nhắc lại, trong báo cáo mang tên « Vị thế hạt nhân », Lầu Năm Góc cho biết muốn được trang bị các loại vũ khí hạt nhân mới có tầm hoạt động thấp, đồng thời đưa ra các đánh giá về những hiểm họa hạt nhân đối với Mỹ trong những thập niên tới đây.
Phần lớn nội dung bản báo cáo chủ yếu nhắm vào Nga trước thái độ quyết tâm chạy đua vũ trang trở lại, nhưng tài liệu này cũng nhắc đến sự thiếu minh bạch về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Với tuyên bố mới này, giấc mơ một hành tinh không có hạt nhân của cựu tổng thống Obama coi như tan thành mây khói. Vì sao có sự chuyển hướng như vậy ? Chuyên gia Corentin Brustlein, phụ trách Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp trên đài RFI giải thích :
« Khởi nguồn của vị thế hạt nhân mới này bắt đầu từ sự ghi nhận một tình trạng xuống cấp thêm thảm hoàn cảnh chiến lược từ năm 2014. Hoa Kỳ nhận thấy không thể tiếp tục giảm vai trò vũ khí hạt nhân trong chiến lược của mình nữa do tình hình căng thẳng với các cường quốc, nhất là với Nga và Trung Quốc đang nổi lên trở lại và nhất là do sự trỗi dậy của các đối thủ hạt nhân khu vực như Bắc Triều Tiên chẳng hạn. Chính xu hướng thay đổi này giải thích vị thế mới của Mỹ, khác hẳn với tinh thần lập trường trước đây được Obama thiết lập vào năm 2010 ».
RFI
04-02-2018
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_k78ma_0.jpg
«Nuclear football» vali chứa mã hạt nhân, vật bất ly thân của tổng thống Mỹ ở bất kỳ đâu. Ảnh chụp : sĩ quan Mỹ mang vali hạt nhân tháp tùng tổng thống Donald Trump, tại Nhà Trắng, 02/12/2017.
Olivier Douliery / AFP
Ngày 04/02/2018, Trung Quốc và Nga đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ về chính sách hạt nhân mới của Mỹ, được công bố hôm thứ Sáu 02/02.
Trong một thông cáo ra hôm nay (04/02), bộ Quốc Phòng Trung Quốc mạnh mẽ chỉ trích báo cáo của Lầu Năm Góc đưa ra « những ước tính hú họa » về ý đồ của Trung Quốc và đã thổi phồng hiểm họa sức mạnh hạt nhân của nước này.
Trung Quốc « kịch liệt phản đối » bản báo cáo của Hoa Kỳ, khẳng định nước này vẫn « duy trì nguồn lực hạt nhân ở mức tối thiểu theo như yêu cầu về an ninh quốc gia đặt ra ». Bắc Kinh kêu gọi Hoa Kỳ hãy « từ bỏ tư tưởng Chiến Tranh Lạnh ».
Tuy nhiên phản đối mạnh nhất có lẽ là đến từ phía Nga. Bộ Ngoại giao nước này, trong một thông cáo, đã lên án « tính chất hiếu chiến » và « chống Nga » trong chính sách hạt nhân mới của Mỹ. Thông cáo ghi : « Ngay khi đọc, tính chất hiếu chiến và bài Nga đã đập vào mắt ».
Bộ Ngoại Giao Nga tỏ « thất vọng sâu sắc » về diễn tiến mới này, và cam kết sẽ có phản ứng để đối phó với những chương trình hạt nhân mới của Mỹ. Đồng thời, Matxcơva chỉ trích các cáo buộc của Mỹ trong báo cáo là « nực cười », « vô căn cứ », xem đấy như là « một ý đồ bất công nhằm đổ vấy trách nhiệm của mình lên người khác ».
Bộ Ngoại Giao Nga cho rằng « tình hình an ninh thế giới và khu vực xuống cấp và tình trạng mất cân đối của các cơ chế kiểm soát vũ khí là kết quả của một chuỗi hành động vô trách nhiệm từ chính bản thân Hoa Kỳ ».
AFP nhắc lại, trong báo cáo mang tên « Vị thế hạt nhân », Lầu Năm Góc cho biết muốn được trang bị các loại vũ khí hạt nhân mới có tầm hoạt động thấp, đồng thời đưa ra các đánh giá về những hiểm họa hạt nhân đối với Mỹ trong những thập niên tới đây.
Phần lớn nội dung bản báo cáo chủ yếu nhắm vào Nga trước thái độ quyết tâm chạy đua vũ trang trở lại, nhưng tài liệu này cũng nhắc đến sự thiếu minh bạch về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.
Với tuyên bố mới này, giấc mơ một hành tinh không có hạt nhân của cựu tổng thống Obama coi như tan thành mây khói. Vì sao có sự chuyển hướng như vậy ? Chuyên gia Corentin Brustlein, phụ trách Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp trên đài RFI giải thích :
« Khởi nguồn của vị thế hạt nhân mới này bắt đầu từ sự ghi nhận một tình trạng xuống cấp thêm thảm hoàn cảnh chiến lược từ năm 2014. Hoa Kỳ nhận thấy không thể tiếp tục giảm vai trò vũ khí hạt nhân trong chiến lược của mình nữa do tình hình căng thẳng với các cường quốc, nhất là với Nga và Trung Quốc đang nổi lên trở lại và nhất là do sự trỗi dậy của các đối thủ hạt nhân khu vực như Bắc Triều Tiên chẳng hạn. Chính xu hướng thay đổi này giải thích vị thế mới của Mỹ, khác hẳn với tinh thần lập trường trước đây được Obama thiết lập vào năm 2010 ».
RFI
04-02-2018