PDA

View Full Version : Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm và cách phòng ngừa



sophienguyen
02-04-2018, 01:17 AM
Phân biệt cảm lạnh với cảm cúm và cách phòng ngừa



Cảm lạnh (cold) và cúm (flu) có rất nhiều điểm chung mà đôi khi bạn không thể phân biệt được. Cả hai căn bệnh đều bắt nguồn từ virus, lây nhiễm qua đường hô hấp và gây ra các triệu chứng rất khó chịu.


http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/ASTeoX-20180202-phan-biet-giua-cam-lanh-voi-cam-cum-va-cach-phong-ngua.jpg

Cẩn thận với cảm lạnh và cảm cúm. (Ảnh: Internet)

Hầu hết mọi người có thể tự khỏi cảm và cúm sau khoảng 2 tuần mà không cần đi khám. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng nặng hơn, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Phân biệt được cảm và cúm có thể giúp bạn đối phó với chúng dễ dàng hơn:

Cúm do các chủng virus cúm gây ra, thường để lại những tổn thương đường hô hấp trên và có thể gây viêm phế quản cấp, thậm chí viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng. Trong khi cảm cũng do các virus gây ra nhưng chỉ khu trú tổn thương đường hô hấp trên, rất hiếm gây các tình trạng nặng đe dọa tính mạng và thường tự khỏi trong một tuần.

Các triệu chứng của cảm thường bắt đầu bằng đau rát vùng cổ họng, chảy mũi nước, hắt xì hơi, chảy nước mắt, kèm ho, thường sốt rất nhẹ, không quá 38 độ C, trong khi trẻ nhỏ thường có khuynh hướng sốt cao. Các triệu chứng này thông thường mất đi sau 3 ngày, những trường hợp kéo dài hơn có thể bội nhiễm vi trùng hay một bệnh lý khác đặt biệt nếu kéo dài hơn 7 ngày.


http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/f67G7U-20180202-phan-biet-cam-lanh-voi-cam-cum-va-cach-phong-ngua.jpg

Các triệu chứng của cảm thường bắt đầu bằng đau rát vùng cổ họng, chảy mũi nước, hắt xì hơi, chảy nước mắt, kèm ho, thường sốt rất nhẹ, không quá 38 độ C. (Ảnh: Internet)

Đôi khi các triệu chứng này bị nhầm lẫn với viêm xoang, viêm mũi dị ứng, nhưng nếu chú ý cũng dễ phân biệt là do tính chất cấp tính của bệnh cảm, triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng trong khi viêm xoang và viêm mũi dị ứng là các bệnh mãn tính kéo dài, không dễ thuyên giảm hay dứt hẳn trong vài tuần.

Triệu chứng cúm tương tự như cảm nhưng trầm trọng hơn rất nhiều và diễn biến rất nhanh, đi kèm sốt là tình trạng đau đầu, đau mỏi cơ toàn thân, các virus cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn có triệu chứng nôn ói và tiêu chảy nhiều lần, đau đầu dữ dội… Cúm có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị không đúng cách.

Đôi lúc triệu chứng bệnh cảm và cúm dễ nhầm lẫn, bản thân người bệnh không cần phân biệt nhưng nếu có các dấu hiệu bệnh thì nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế như bệnh kéo dài hơn 1 tuần, sốt cao khó hạ hay sốt kéo dài quá 3 ngày liên tục, đau rát vùng hầu họng không thể nuốt thức ăn, ho kéo dài quá 2 tuần dù các triệu chứng khác đã dứt hẳn, triệu chứng đau đầu, mỏi cơ rất trầm trọng, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.

Đối với bệnh cảm, tác nhân gây bệnh là virus nên có thể tự khỏi không cần sử dụng kháng sinh, nhưng sau đó nếu bội nhiễm vi trùng sẽ gây tình trạng nhiễm trùng hô hấp, sốt cao đôi khi cần nhập viện điều trị. Còn đối với virus cúm cũng có thể tự khỏi nhưng có thể gây suy hô hấp cấp do viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng.

Chính vì vậy, người dân cần chú ý các triệu chứng sau ở người lớn để cấp cứu kịp thời khi đang bị cảm hay cúm như đau ngực trầm trọng, đau đầu dữ dội, khó thở, chóng mặt, lú lẫn, nôn ói liên tục. Trong khi đó, ở trẻ em, ngoài các triệu chứng trên nếu có thêm các dấu hiệu sau cũng cần can thiệp cấp cứu kịp thời như thở nhanh hay khó thở, màu sắc da tím tái, không thể uống hay bú được, kích động hay ủ rũ hơn thường ngày, các triệu chứng có cải thiện đột nhiên trầm trọng hơn nhanh chóng, có kèm phát ban.

Đối với người bệnh có các bệnh mãn tính sẵn có, đặc biệt các bệnh lý về đường hô hấp như hen, suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính… thì nên lưu ý khi có bệnh cảm hay cúm xảy ra vì chúng sẽ dễ thúc đẩy người bệnh vào đợt cấp của bệnh mãn tính đó. Đối với nhữn trường hợp này, nếu có bất kỳ triệu chứng của cảm hay cúm nào cũng nên khám và tư vấn bác sĩ thật kỹ nhằm tránh các tình huống đáng tiếc xảy ra. Người có bệnh mãn tính có thể chủ động tiêm ngừa cúm hằng năm tại các cơ sở y tế.

Còn điều gì khác nữa?

Bạn có thể bị cảm lạnh vào bất kể thời gian nào trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu hoặc mùa đông, nhưng thường mọi người bị cảm nhiều hơn vào mùa đông.

Mùa cúm thì thường bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhưng điều này không loại trừ việc bạn mắc cúm vào các tháng còn lại, chỉ là tỷ lệ thấp hơn mà thôi.

Cúm có xu hướng tồi tệ hơn nhiều so với một cơn cảm lạnh. Đặc biệt, ở người già và trẻ em, cúm nhiều khả năng dẫn đến biến chứng và vấn đế sức khỏe nghiệm trọng như viêm phổi.

Bất kể bạn bị cảm hay cúm, lời khuyên là hãy uống nhiều nước, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc. Bạn cũng nên nghỉ ở nhà để tránh lây bệnh cho người khác.

Cách phòng ngừa cảm cúm và cảm lạnh hiệu quả

http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/5wtdjG-20180202-phan-biet-giua-cam-lanh-voi-cam-cum-va-cach-phong-ngua.jpg

Phòng ngừa cảm lạnh và cảm cúm sao cho hiệu quả. (Ảnh: Internet)

Rửa tay

Đây là cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh tật. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ khuyến nghị sử dụng nước ấm và xà phòng rửa tay trong 20 giây. Trong trường hợp không có xà phòng và nước, nước rửa tay diệt khuẩn có thể thay thế.

Không chạm vào mặt

Vi trùng không thể nhìn thấy bằng mắt thường, vì vậy khi bạn ra ngoài và về nhà, bạn không biết khi nào bạn đã tiếp xúc với vi trùng. Để giữ gìn sức khỏe, tránh chạm tay vào mũi, miệng và mắt – tất cả các điểm vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể, cho đến khi rửa tay thật sạch.

Bổ sung vitamin D

Vitamin D đóng vai trò rất lớn trong việc giúp cơ thể thoát khỏi bệnh tật. Tuy vậy, điều đáng buồn là nhiều người không có đủ vitamin D. Nếu không thể phơi mình dưới nắng sớm, hãy chọn các loại thực phẩm giàu vitamin D, bao gồm lòng đỏ trứng, cá, ngũ cốc, nước cam, sữa và sữa chua.

Tránh đám đông

Những nơi đông người thường là mảnh đất màu mỡ cho vi trùng sinh sống. Trong khi bạn không thể tránh xa những nơi này, hãy rửa tay càng sớm càng tốt sau khi tiếp xúc với đám đông. Đừng chạm tay vào khuôn mặt của mình và đứng cách người bệnh ít nhất 1,5 mét.

Làm dịu họng với mật ong

Nếu cảm thấy bị ho hoặc ngứa họng, hãy thử một muỗng canh mật ong. Mật ong có thể ngăn ngừa và chữa bệnh tuyệt vời và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ qua như một tác nhân chữa bệnh. Mật ong sẽ làm dịu cơn ho và có thể giúp ngừa bệnh tật.

Uống đủ nước

Uống nhiều nước rất quan trọng, và đặc biệt trong mùa lạnh và mùa cúm. Nước giúp giữ đẩy độc tố ra khỏi cơ thể và các tế bào của bạn sẽ đầy ắp những chất dinh dưỡng quan trọng nhờ uống đủ nước.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục giúp cơ thể đổ mồ hôi, tăng lưu lượng máu và ôxy trong máu và giúp tăng khả năng của cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp bạn thư giãn.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng, đặc biệt là các loại căng thẳng kinh niên, có thể tàn phá hệ miễn dịch của chúng ta. Nếu khó giảm căng thẳng, bạn có thể đối phó với căng thẳng một cách hiệu quả hơn nhờ tập yoga hoặc đi bộ.

Chúc Di (t/h)