duyanh
01-27-2018, 01:03 PM
Tây Âu nói Triều Tiên bán than cho Nhật, Hàn thông qua Nga
Nguồn tin tình báo Tây Âu cáo buộc tàu Triều Tiên năm 2017 đã chở than tới cảng Nga trước khi xuất khẩu mặt hàng này đến Hàn Quốc và Nhật Bản.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/9nVtJY-20180127-tay-au-cao-buoc-trieu-tien-xuat-khau-than-cho-nhat-han-thong-qua-nga.jpg
Bốc dỡ than nhập khẩu từ Triều Tiên tại cảng Dandong, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc (tư liệu năm 2010). (Ảnh: Reuters)
Theo hãng tin Reuters, từ ngày 5/8/2017, Hội đồng Bảo an LHQ đã cấm Triều Tiên xuất khẩu than đá căn cứ theo các lệnh trừng phạt của cơ quan này với các chương trình phát triển vũ khí và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên các nguồn tin tình báo Tây Âu khẳng định, kể từ sau thời điểm áp dụng trừng phạt này , Triều Tiên vẫn có ít nhất 3 lần vận chuyển than đá bằng tàu tới các cảng Nakhodka và Kholmsk của Nga. “Cảng Nakhodka đang trở thành trung tâm trung chuyển của than đá Triều Tiên“, nguồn tin an ninh châu Âu giấu tên chia sẻ thông tin với Reuters.
Số hàng trên đã cập bến Nhật Bản và Hàn Quốc, một nguồn tin an ninh từ Mỹ đã cho biết. Một hãng vận tải biển của phương Tây cũng xác nhận, có một số tàu chở hàng tới Nhật Bản và Hàn Quốc hồi tháng 10/2017.
Nguồn tin an ninh của Mỹ còn khẳng định, than đá được mua bán thông qua Nga và việc này vẫn đang diễn ra. Hiện chưa rõ những công ty nào được hưởng lợi trong các hoạt động vận tải than đá này.
Bộ tài chính Mỹ ngày 24/1 đã liệt chủ tàu UAL Ji Bong 6, một trong những tàu chuyển than đến Hàn Quốc và Nhật Bản, vào danh sách bị trừng phạt vì đã chở than của Triều Tiên tới cảng Kholmsk ngày 5/9.
Reuters cho biết, họ không thể độc lập xác minh được chuyện số than được bốc dỡ tại hai cảng của Nga có phải chính là số than sau đó được chuyển tới Nhật Bản và Hàn Quốc hay không. Hãng tin này cũng không thể xác định chuyện những chủ tàu di chuyển từ Nga đến Hàn Quốc và Nhật Bản có biết rõ nguồn gốc số than trên tàu của họ hay không.
Trước thông tin này, người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, ngày 26/1 khẳng định Nga luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. “Nước Nga là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế“, ông Dmitry nói.
Cùng ngày 26/1, hãng tin Interfax dẫn lời một quan chức không nêu tên thuộc đại sứ quán Nga tại Triều Tiên cho biết, Nga không hề mua than của Triều Tiên và cũng “không phải là điểm trung chuyển than tới các nước thứ ba” cho Bình Nhưỡng.
Phái đoàn công tác của Nga tại LHQ ngày 3/11/2017 cũng đã khẳng định trước Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ rằng Nga đang thực thi những lệnh này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/1 cáo buộc Nga giúp Triều Tiên lách các lệnh trừng phạt của quốc tế, do liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên phía Nga bác bỏ mọi cáo buộc.
Trong khi Mỹ là quốc gia đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy Hội đồng Bảo an tăng cường trừng phạt kinh tế với Triều Tiên, Nga và Trung Quốc lại cho rằng không thể giải quyết khủng hoảng Triều Tiên chỉ bằng lệnh trừng phạt.
Đầu Báo
27-01-2018
Nguồn tin tình báo Tây Âu cáo buộc tàu Triều Tiên năm 2017 đã chở than tới cảng Nga trước khi xuất khẩu mặt hàng này đến Hàn Quốc và Nhật Bản.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/9nVtJY-20180127-tay-au-cao-buoc-trieu-tien-xuat-khau-than-cho-nhat-han-thong-qua-nga.jpg
Bốc dỡ than nhập khẩu từ Triều Tiên tại cảng Dandong, tỉnh Liêu Ninh của Trung Quốc (tư liệu năm 2010). (Ảnh: Reuters)
Theo hãng tin Reuters, từ ngày 5/8/2017, Hội đồng Bảo an LHQ đã cấm Triều Tiên xuất khẩu than đá căn cứ theo các lệnh trừng phạt của cơ quan này với các chương trình phát triển vũ khí và tên lửa của Bình Nhưỡng.
Tuy nhiên các nguồn tin tình báo Tây Âu khẳng định, kể từ sau thời điểm áp dụng trừng phạt này , Triều Tiên vẫn có ít nhất 3 lần vận chuyển than đá bằng tàu tới các cảng Nakhodka và Kholmsk của Nga. “Cảng Nakhodka đang trở thành trung tâm trung chuyển của than đá Triều Tiên“, nguồn tin an ninh châu Âu giấu tên chia sẻ thông tin với Reuters.
Số hàng trên đã cập bến Nhật Bản và Hàn Quốc, một nguồn tin an ninh từ Mỹ đã cho biết. Một hãng vận tải biển của phương Tây cũng xác nhận, có một số tàu chở hàng tới Nhật Bản và Hàn Quốc hồi tháng 10/2017.
Nguồn tin an ninh của Mỹ còn khẳng định, than đá được mua bán thông qua Nga và việc này vẫn đang diễn ra. Hiện chưa rõ những công ty nào được hưởng lợi trong các hoạt động vận tải than đá này.
Bộ tài chính Mỹ ngày 24/1 đã liệt chủ tàu UAL Ji Bong 6, một trong những tàu chuyển than đến Hàn Quốc và Nhật Bản, vào danh sách bị trừng phạt vì đã chở than của Triều Tiên tới cảng Kholmsk ngày 5/9.
Reuters cho biết, họ không thể độc lập xác minh được chuyện số than được bốc dỡ tại hai cảng của Nga có phải chính là số than sau đó được chuyển tới Nhật Bản và Hàn Quốc hay không. Hãng tin này cũng không thể xác định chuyện những chủ tàu di chuyển từ Nga đến Hàn Quốc và Nhật Bản có biết rõ nguồn gốc số than trên tàu của họ hay không.
Trước thông tin này, người phát ngôn điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, ngày 26/1 khẳng định Nga luôn tuân thủ luật pháp quốc tế. “Nước Nga là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế“, ông Dmitry nói.
Cùng ngày 26/1, hãng tin Interfax dẫn lời một quan chức không nêu tên thuộc đại sứ quán Nga tại Triều Tiên cho biết, Nga không hề mua than của Triều Tiên và cũng “không phải là điểm trung chuyển than tới các nước thứ ba” cho Bình Nhưỡng.
Phái đoàn công tác của Nga tại LHQ ngày 3/11/2017 cũng đã khẳng định trước Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an LHQ rằng Nga đang thực thi những lệnh này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 18/1 cáo buộc Nga giúp Triều Tiên lách các lệnh trừng phạt của quốc tế, do liên quan đến các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng. Tuy nhiên phía Nga bác bỏ mọi cáo buộc.
Trong khi Mỹ là quốc gia đi đầu trong nỗ lực thúc đẩy Hội đồng Bảo an tăng cường trừng phạt kinh tế với Triều Tiên, Nga và Trung Quốc lại cho rằng không thể giải quyết khủng hoảng Triều Tiên chỉ bằng lệnh trừng phạt.
Đầu Báo
27-01-2018