duyanh
01-16-2018, 01:11 PM
Mỹ khuyên người dân viết di chúc, lo tang lễ trước khi đến Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước đã đăng tải một thông báo trên trang web của cơ quan này cảnh báo bất kỳ người dân nào muốn đến Triều Tiên đều nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, bao gồm cả di chúc và tang lễ.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/KUUTm4-20180116-my-khuyen-nguoi-dan-viet-di-chuc-lo-tang-le-truoc-khi-den-trieu-tien.jpg
Sinh viên Otto Warmbier từng bị Triều Tiên bắt giam và qua đời năm 2017. (Ảnh: Reuters)
Theo báo Daily Mail (Anh) hôm 15/1, Triều Tiên là quốc gia bị xếp vào “Mức độ 4 – Không nên du lịch”. Các quốc gia khác bị liệt kê trong danh sách này là Iraq, Iran, Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, Libya, Mali, Somalia, Nam Sudan, Syria và Yemen.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công dân nước này muốn tới Triều Tiên cần phải được sự cho phép đặc biệt, vốn chỉ cấp cho “những trường hợp hạn chế”, của chính phủ Mỹ. Sau khi được cấp phép, những người tới Triều Tiên cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, bao gồm việc soạn sẵn di chúc, đồng thời sắp xếp kế hoạch tổ chức đám tang và phân chia tài sản cho người thân trong gia đình và bạn bè.
“Soạn thảo di chúc và chỉ định người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm cũng như người ủy quyền phù hợp, thảo luận kế hoạch với những người thân thích về các vấn đề như chăm sóc, giám hộ con cái, thú nuôi, tài sản, đồ đạc hoặc các tài sản khác như bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật,… hay tang lễ”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ.
“Chính phủ Mỹ không thể cung cấp các dịch vụ khẩn cấp đối với công dân Mỹ tại Triều Tiên vì Mỹ không có quan hệ ngoại giao và lãnh sự với Triều Tiên”, thông báo cho biết. Theo Bộ Ngoại giao, mặc dù Đại sứ quán Thụy Điển tại Triều Tiên là cơ quan bảo vệ quyền lợi của công dân Mỹ ở đây, song giới chức Mỹ không thể đảm bảo rằng phía Thụy Điển có thể tiếp cận với người Mỹ nhanh chóng để cứu trợ trong lúc cấp bách.
Những lời khuyên khác là lập kế hoạch bảo đảm an ninh cho bản thân hoặc cân nhắc tham vấn với một công ty bảo vệ chuyên nghiệp. Bộ Ngoại giao cũng kêu gọi người dân phải chuẩn bị “kế hoạch bất ngờ cho các tình huống khẩn cấp” được cập nhật trên các nền tảng mạng xã hội hoặc hệ thống cảnh báo của cơ quan này.
Cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra chỉ vài tuần sau khi lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa tấn công Mỹ bằng tên lửa và cho hay có nút khởi động hạt nhân ngay trên bàn làm việc.
Tháng 11/2017, Tổng thống Donald Trump đã xếp Triều Tiên vào nhóm các nước tài trợ khủng bố. Trước đó, Bình Nhưỡng từng được đưa ra khỏi nhóm này vào năm 2008, dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.
Ông Trump cũng lên tiếng chỉ trích chính quyền ông Kim Jong-un liên quan đến cái chết của sinh viên người Mỹ Otto Warmbier.
Trước đó, Otto Warmbier đã tới Triều Tiên du lịch năm 2016 và bị chính quyền sở tại bắt giam sau khi cáo buộc sinh viên này lấy cắp một biểu ngữ tuyên truyền của Triều Tiên. Warmbier đã bị giam giữ tại Triều Tiên trong hơn một năm và qua đời hồi tháng 6/2017 sau khi được Bình Nhưỡng trả về Mỹ vài ngày.
Tú Văn (t/h)
Bộ Ngoại giao Mỹ tuần trước đã đăng tải một thông báo trên trang web của cơ quan này cảnh báo bất kỳ người dân nào muốn đến Triều Tiên đều nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, bao gồm cả di chúc và tang lễ.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/KUUTm4-20180116-my-khuyen-nguoi-dan-viet-di-chuc-lo-tang-le-truoc-khi-den-trieu-tien.jpg
Sinh viên Otto Warmbier từng bị Triều Tiên bắt giam và qua đời năm 2017. (Ảnh: Reuters)
Theo báo Daily Mail (Anh) hôm 15/1, Triều Tiên là quốc gia bị xếp vào “Mức độ 4 – Không nên du lịch”. Các quốc gia khác bị liệt kê trong danh sách này là Iraq, Iran, Afghanistan, Cộng hòa Trung Phi, Libya, Mali, Somalia, Nam Sudan, Syria và Yemen.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, công dân nước này muốn tới Triều Tiên cần phải được sự cho phép đặc biệt, vốn chỉ cấp cho “những trường hợp hạn chế”, của chính phủ Mỹ. Sau khi được cấp phép, những người tới Triều Tiên cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất, bao gồm việc soạn sẵn di chúc, đồng thời sắp xếp kế hoạch tổ chức đám tang và phân chia tài sản cho người thân trong gia đình và bạn bè.
“Soạn thảo di chúc và chỉ định người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm cũng như người ủy quyền phù hợp, thảo luận kế hoạch với những người thân thích về các vấn đề như chăm sóc, giám hộ con cái, thú nuôi, tài sản, đồ đạc hoặc các tài sản khác như bộ sưu tập, tác phẩm nghệ thuật,… hay tang lễ”, thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ.
“Chính phủ Mỹ không thể cung cấp các dịch vụ khẩn cấp đối với công dân Mỹ tại Triều Tiên vì Mỹ không có quan hệ ngoại giao và lãnh sự với Triều Tiên”, thông báo cho biết. Theo Bộ Ngoại giao, mặc dù Đại sứ quán Thụy Điển tại Triều Tiên là cơ quan bảo vệ quyền lợi của công dân Mỹ ở đây, song giới chức Mỹ không thể đảm bảo rằng phía Thụy Điển có thể tiếp cận với người Mỹ nhanh chóng để cứu trợ trong lúc cấp bách.
Những lời khuyên khác là lập kế hoạch bảo đảm an ninh cho bản thân hoặc cân nhắc tham vấn với một công ty bảo vệ chuyên nghiệp. Bộ Ngoại giao cũng kêu gọi người dân phải chuẩn bị “kế hoạch bất ngờ cho các tình huống khẩn cấp” được cập nhật trên các nền tảng mạng xã hội hoặc hệ thống cảnh báo của cơ quan này.
Cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ được đưa ra chỉ vài tuần sau khi lãnh đạo Kim Jong-un đe dọa tấn công Mỹ bằng tên lửa và cho hay có nút khởi động hạt nhân ngay trên bàn làm việc.
Tháng 11/2017, Tổng thống Donald Trump đã xếp Triều Tiên vào nhóm các nước tài trợ khủng bố. Trước đó, Bình Nhưỡng từng được đưa ra khỏi nhóm này vào năm 2008, dưới thời cựu Tổng thống George W. Bush.
Ông Trump cũng lên tiếng chỉ trích chính quyền ông Kim Jong-un liên quan đến cái chết của sinh viên người Mỹ Otto Warmbier.
Trước đó, Otto Warmbier đã tới Triều Tiên du lịch năm 2016 và bị chính quyền sở tại bắt giam sau khi cáo buộc sinh viên này lấy cắp một biểu ngữ tuyên truyền của Triều Tiên. Warmbier đã bị giam giữ tại Triều Tiên trong hơn một năm và qua đời hồi tháng 6/2017 sau khi được Bình Nhưỡng trả về Mỹ vài ngày.
Tú Văn (t/h)