duyanh
12-14-2017, 12:56 PM
Cựu quan chức Australia phủ nhận mình là đặc vụ của Trung Quốc
Chiến lược xâm nhập vào xã hội và chính trường Australia của ĐCSTQ đã bị báo chí nước này đăng tải rộng rãi. Và đặc biệt gần đây, một nhân vật “hết sức có ảnh hưởng” – ông Andrew Robb, cựu Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc bị đưa tin nhận 880.000 đô là Úc mỗi năm từ phía Trung Quốc.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/48JxRe-20171214-cuu-quan-chuc-australia-phu-nhan-minh-la-dac-vu-cua-trung-quoc.jpg
Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc Andrew Robb phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư G20 ngày 19/7/2014 tại Sydney, Australia. (Ảnh: Getty)
Người dân Úc đang ngày càng quan tâm về sự can thiệp của Trung Quốc vào các thể chế chính trị nước này. Theo Fairfax Media của Úc, Cựu Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Andrew Robb của nước này đã nhận 880.000 đô la Úc mỗi năm (khoảng 660.000 USD) từ một công ty Trung Quốc có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, “ngay cả khi ông chẳng làm gì”.
Trong khi ông một mực khẳng định mình chẳng phải là đặc vụ của nước ngoài, mỉa mai thay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã ra sức bảo vệ ông bằng cách đăng những tuyên bố nổi bật của ông. Họ cũng đả kích những người chỉ trích ông và luật mới can thiệp đến người nước ngoài ở Úc.
Tháng 6, Fairfax và ABC đưa tin rằng, Andrew Robb, Cựu Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc từ năm 2013 – 2016, đã nhận 880.000 đô la Úc hàng năm từ Tập đoàn Landbridge. Đây là một tập đoàn Trung Quốc khá nổi tiếng vì đã mua lại cảng Darwin ở Úc năm 2015.
Fairfax, hợp đồng “tư vấn” của Robb với công ty Trung Quốc quá mơ hồ và không rõ ràng, ông đã được trả thù lao ngay cả khi ông chẳng làm gì. Robb là người góp phần tạo nên Hiệp định Thương mại Tự do Trung-Úc trong nhiệm kỳ làm bộ trưởng thương mại của mình và ông bắt đầu nhận chuyển khoản từ phía Trung Quốc ngay sau khi ông rời Quốc hội năm 2016.
Trong những tháng gần đây, mức độ kiểm soát và ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các thể chế chính trị, kinh doanh, giới học thuật, và sinh viên Trung Quốc ở Úc đã được các phương tiện truyền thông Úc thông báo rộng rãi. Dưới áp lực của công chúng, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã đề nghị mở rộng luật phản quốc hiện hành để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài đối với chính trường nước này.
Các luật được đề xuất này đang phải đối mặt với cuộc chiến căng thẳng ở Thượng viện Úc; trong đó, bao gồm lệnh cấm các khoản viện trợ nước ngoài cho đảng phái chính trị, cũng như hệ thống vận động hành lang và những nhân vật có thế lực làm việc thay mặt cho các chính phủ nước ngoài.
Trên Twitter ngày 5/12, Robb đã kịch liệt phủ nhận mình là đặc vụ của Trung Quốc và tuyên bố rằng những luật mới sẽ “không được áp dụng” với ông. Ông cũng phát biểu với các phương tiện truyền thông Úc rằng, việc ban hành những luật này là “sự phô trương chính trị”, và rằng ông “phát ốm vì bị lừa gạt”.
Ông Robb nói: “Đã hơn 12 tháng nay, ai đó đã gắng sức làm mọi người lo sợ về Trung Quốc”.
Tuy nhiên, trớ trêu thay, những tuyên bố của Robb đã được Tân Hoa Xã đưa tin đặc biệt. Trích dẫn lời Robb, Tân Hoa Xã nói rằng, các luật mới của Úc sẽ “đối xử không công bằng với những người Úc” đang xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cũng trích lời ông Robb rằng, “những tin đồn nhãm phải chấm dứt” để nó không ảnh hưởng xấu đến “sự thành công và tự nguyện” hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và chính phủ Úc của Trung Quốc.
Chủ sở hữu của Tập đoàn Landbridge Ye Cheng là thành viên của Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc – một cơ quan của ĐCSTQ, chịu trách nhiệm điều phối các chiến dịch tuyên truyền và hoạt động của Mặt trận – nhằm thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ tại nước ngoài thông qua các phương tiện phá hoại.
Trước đây, việc mua lại cảng Darwin của Tập đoàn Landbridge đã bị chỉ trích rộng rãi vì tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh quốc gia Úc. Ye cũng đã thừa nhận rằng việc mua lại cảng này nằm trong dự án Một vành đai một con đường của Bắc Kinh – dự án cơ sở hạ tầng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc đến khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Còn về phía Robb, ông đã kêu gọi chính phủ Úc cho Tập đoàn Trung Quốc mua lại cảng Darwin và biện hộ rằng điều này không gây ra mối đe dọa nào cho sự phát triển của nước Úc.
Bạch Vân, theo Epoch Times
14/12/2017
Chiến lược xâm nhập vào xã hội và chính trường Australia của ĐCSTQ đã bị báo chí nước này đăng tải rộng rãi. Và đặc biệt gần đây, một nhân vật “hết sức có ảnh hưởng” – ông Andrew Robb, cựu Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc bị đưa tin nhận 880.000 đô là Úc mỗi năm từ phía Trung Quốc.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/48JxRe-20171214-cuu-quan-chuc-australia-phu-nhan-minh-la-dac-vu-cua-trung-quoc.jpg
Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc Andrew Robb phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư G20 ngày 19/7/2014 tại Sydney, Australia. (Ảnh: Getty)
Người dân Úc đang ngày càng quan tâm về sự can thiệp của Trung Quốc vào các thể chế chính trị nước này. Theo Fairfax Media của Úc, Cựu Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Andrew Robb của nước này đã nhận 880.000 đô la Úc mỗi năm (khoảng 660.000 USD) từ một công ty Trung Quốc có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, “ngay cả khi ông chẳng làm gì”.
Trong khi ông một mực khẳng định mình chẳng phải là đặc vụ của nước ngoài, mỉa mai thay, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã ra sức bảo vệ ông bằng cách đăng những tuyên bố nổi bật của ông. Họ cũng đả kích những người chỉ trích ông và luật mới can thiệp đến người nước ngoài ở Úc.
Tháng 6, Fairfax và ABC đưa tin rằng, Andrew Robb, Cựu Bộ trưởng Thương mại và Đầu tư Úc từ năm 2013 – 2016, đã nhận 880.000 đô la Úc hàng năm từ Tập đoàn Landbridge. Đây là một tập đoàn Trung Quốc khá nổi tiếng vì đã mua lại cảng Darwin ở Úc năm 2015.
Fairfax, hợp đồng “tư vấn” của Robb với công ty Trung Quốc quá mơ hồ và không rõ ràng, ông đã được trả thù lao ngay cả khi ông chẳng làm gì. Robb là người góp phần tạo nên Hiệp định Thương mại Tự do Trung-Úc trong nhiệm kỳ làm bộ trưởng thương mại của mình và ông bắt đầu nhận chuyển khoản từ phía Trung Quốc ngay sau khi ông rời Quốc hội năm 2016.
Trong những tháng gần đây, mức độ kiểm soát và ảnh hưởng của ĐCSTQ đối với các thể chế chính trị, kinh doanh, giới học thuật, và sinh viên Trung Quốc ở Úc đã được các phương tiện truyền thông Úc thông báo rộng rãi. Dưới áp lực của công chúng, Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull đã đề nghị mở rộng luật phản quốc hiện hành để hạn chế ảnh hưởng của nước ngoài đối với chính trường nước này.
Các luật được đề xuất này đang phải đối mặt với cuộc chiến căng thẳng ở Thượng viện Úc; trong đó, bao gồm lệnh cấm các khoản viện trợ nước ngoài cho đảng phái chính trị, cũng như hệ thống vận động hành lang và những nhân vật có thế lực làm việc thay mặt cho các chính phủ nước ngoài.
Trên Twitter ngày 5/12, Robb đã kịch liệt phủ nhận mình là đặc vụ của Trung Quốc và tuyên bố rằng những luật mới sẽ “không được áp dụng” với ông. Ông cũng phát biểu với các phương tiện truyền thông Úc rằng, việc ban hành những luật này là “sự phô trương chính trị”, và rằng ông “phát ốm vì bị lừa gạt”.
Ông Robb nói: “Đã hơn 12 tháng nay, ai đó đã gắng sức làm mọi người lo sợ về Trung Quốc”.
Tuy nhiên, trớ trêu thay, những tuyên bố của Robb đã được Tân Hoa Xã đưa tin đặc biệt. Trích dẫn lời Robb, Tân Hoa Xã nói rằng, các luật mới của Úc sẽ “đối xử không công bằng với những người Úc” đang xây dựng mối quan hệ với Trung Quốc.
Tân Hoa Xã cũng trích lời ông Robb rằng, “những tin đồn nhãm phải chấm dứt” để nó không ảnh hưởng xấu đến “sự thành công và tự nguyện” hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp và chính phủ Úc của Trung Quốc.
Chủ sở hữu của Tập đoàn Landbridge Ye Cheng là thành viên của Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc – một cơ quan của ĐCSTQ, chịu trách nhiệm điều phối các chiến dịch tuyên truyền và hoạt động của Mặt trận – nhằm thúc đẩy lợi ích của ĐCSTQ tại nước ngoài thông qua các phương tiện phá hoại.
Trước đây, việc mua lại cảng Darwin của Tập đoàn Landbridge đã bị chỉ trích rộng rãi vì tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh quốc gia Úc. Ye cũng đã thừa nhận rằng việc mua lại cảng này nằm trong dự án Một vành đai một con đường của Bắc Kinh – dự án cơ sở hạ tầng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc đến khắp khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Còn về phía Robb, ông đã kêu gọi chính phủ Úc cho Tập đoàn Trung Quốc mua lại cảng Darwin và biện hộ rằng điều này không gây ra mối đe dọa nào cho sự phát triển của nước Úc.
Bạch Vân, theo Epoch Times
14/12/2017