sophienguyen
12-06-2017, 01:41 AM
Nghiên cứu mới: Người hay mơ mộng, lơ đễnh rất thông minh và sáng tạo
http://tinnuocuc.net/wp-content/uploads/2017/12/dream-700x366-696x364.jpg
Theo một nghiên cứu mới được đăng trên Neuropsychologia, triệu chứng mơ giữa ban ngày là dấu hiệu nhận biết những người thông minh và sáng tạo.
Phó giáo sư Eric Schumacher của Viện Công nghệ Georgia giải thích: “Những người có bộ não hoạt động hiệu quả hơn khó tránh khỏi việc hay mơ mộng, lơ đễnh”. Kết luận này hoàn toàn trái ngược với nghiên cứu trước đây khi nói rằng những người hay mất tập trung thường đạt điểm kém trong các bài trắc nghiệm trí nhớ, kỳ thi kiểm tra hay khả năng đọc hiểu, Iflscience hôm 26/10 đưa tin.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_1.jpg (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_1.jpg)
Dùng công nghệ MRI, Schumacher và cộng sự đã giám sát hoạt động não của hơn 100 tình nguyện viên khi yêu cầu họ tập trung vào một điểm cố định trong vòng 5 phút. Từ đó, họ sẽ tìm ra phần nào của não bộ sẽ làm việc khi cơ thể ở trạng thái bất động.
Sau đó, các tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện bài kiểm tra khả năng trí óc và sự sáng tạo, cùng các câu hỏi liên quan đến xu hướng mơ mộng, lơ đễnh của họ trong cuộc sống thường nhật.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_2.jpg (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_2.jpg)
Khi so sánh các kết quả, các nhà nghiên cứu nhận ra kết quả của người hay mơ mộng cao hơn hẳn những người thực tế. Điều đó phù hợp với kết quả từ MRI, những người thường hay mơ mộng có bộ óc hoạt động hiệu quả hơn.
Schumacher lấy ví dụ: “Phát hiện của chúng tôi gợi nhớ đến những vị giáo sư thường hay lơ đễnh – họ rất thông minh, nhưng dường như tách biệt khỏi cuộc sống thực. Hoặc những đứa trẻ rất có đầu óc ở trường. Khi bạn bè mất 5 phút để tiếp thu một vấn đề mới thì chúng thường chỉ cần mất một phút để hiểu rồi sau đó tiếp tục mơ mộng, lơ đễnh mọi thứ xung quanh.”
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_3.png (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_3.png)
Điều cốt lõi là nếu bộ óc của bạn hoạt động hiệu quả, bạn càng tỏ ra lỡ đễnh khi làm những công việc lặp đi lặp lại, trong đời thường. Bởi vì não bạn còn nhiều phần chưa được sử dụng tới. Thực ra, để biết não bạn hoạt động có hiệu quả hay không, chỉ cần xem liệu khi ngập trong công việc, bạn có dễ dàng xoay xở mà không bỏ sót bất cứ thứ gì quan trọng hay không.
Mối liên hệ giữa yếu tố mơ mộng, lơ đễnh và thông minh, sáng tạo là song hành, không theo kiểu nguyên nhân – kết quả. Các nhà khoa học đã thừa nhận sự liên hệ giữa chứng mơ mộng và hiệu quả của não (bao gồm cả trí thông minh và sự sáng tạo) có thể do một nhân tố bí ẩn nào đó.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_4.jpg (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_4.jpg)
Rõ ràng, phát hiện này là cơ sở để mọi người không tự ti nếu đôi khi tỏ ra mơ mộng. Mọi người có thể nghĩ rằng mất tập trung là không tốt. Nhưng bạn càng cố tập trung thì càng không thể. Cần biết rằng, có một số người có đầu óc tốt hơn hẳn dù trong tình trạng thông thường hay khi lơ đễnh.
Nhật Minh
http://tinnuocuc.net/wp-content/uploads/2017/12/dream-700x366-696x364.jpg
Theo một nghiên cứu mới được đăng trên Neuropsychologia, triệu chứng mơ giữa ban ngày là dấu hiệu nhận biết những người thông minh và sáng tạo.
Phó giáo sư Eric Schumacher của Viện Công nghệ Georgia giải thích: “Những người có bộ não hoạt động hiệu quả hơn khó tránh khỏi việc hay mơ mộng, lơ đễnh”. Kết luận này hoàn toàn trái ngược với nghiên cứu trước đây khi nói rằng những người hay mất tập trung thường đạt điểm kém trong các bài trắc nghiệm trí nhớ, kỳ thi kiểm tra hay khả năng đọc hiểu, Iflscience hôm 26/10 đưa tin.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_1.jpg (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_1.jpg)
Dùng công nghệ MRI, Schumacher và cộng sự đã giám sát hoạt động não của hơn 100 tình nguyện viên khi yêu cầu họ tập trung vào một điểm cố định trong vòng 5 phút. Từ đó, họ sẽ tìm ra phần nào của não bộ sẽ làm việc khi cơ thể ở trạng thái bất động.
Sau đó, các tình nguyện viên được yêu cầu thực hiện bài kiểm tra khả năng trí óc và sự sáng tạo, cùng các câu hỏi liên quan đến xu hướng mơ mộng, lơ đễnh của họ trong cuộc sống thường nhật.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_2.jpg (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_2.jpg)
Khi so sánh các kết quả, các nhà nghiên cứu nhận ra kết quả của người hay mơ mộng cao hơn hẳn những người thực tế. Điều đó phù hợp với kết quả từ MRI, những người thường hay mơ mộng có bộ óc hoạt động hiệu quả hơn.
Schumacher lấy ví dụ: “Phát hiện của chúng tôi gợi nhớ đến những vị giáo sư thường hay lơ đễnh – họ rất thông minh, nhưng dường như tách biệt khỏi cuộc sống thực. Hoặc những đứa trẻ rất có đầu óc ở trường. Khi bạn bè mất 5 phút để tiếp thu một vấn đề mới thì chúng thường chỉ cần mất một phút để hiểu rồi sau đó tiếp tục mơ mộng, lơ đễnh mọi thứ xung quanh.”
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_3.png (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_3.png)
Điều cốt lõi là nếu bộ óc của bạn hoạt động hiệu quả, bạn càng tỏ ra lỡ đễnh khi làm những công việc lặp đi lặp lại, trong đời thường. Bởi vì não bạn còn nhiều phần chưa được sử dụng tới. Thực ra, để biết não bạn hoạt động có hiệu quả hay không, chỉ cần xem liệu khi ngập trong công việc, bạn có dễ dàng xoay xở mà không bỏ sót bất cứ thứ gì quan trọng hay không.
Mối liên hệ giữa yếu tố mơ mộng, lơ đễnh và thông minh, sáng tạo là song hành, không theo kiểu nguyên nhân – kết quả. Các nhà khoa học đã thừa nhận sự liên hệ giữa chứng mơ mộng và hiệu quả của não (bao gồm cả trí thông minh và sự sáng tạo) có thể do một nhân tố bí ẩn nào đó.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_4.jpg (http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2017/12/05/nghien-cuu-moi-nguoi-hay-mo-mong-lo-denh-rat-thong-minh-va-sang-tao-congdonghoaky-com_4.jpg)
Rõ ràng, phát hiện này là cơ sở để mọi người không tự ti nếu đôi khi tỏ ra mơ mộng. Mọi người có thể nghĩ rằng mất tập trung là không tốt. Nhưng bạn càng cố tập trung thì càng không thể. Cần biết rằng, có một số người có đầu óc tốt hơn hẳn dù trong tình trạng thông thường hay khi lơ đễnh.
Nhật Minh