PDA

View Full Version : Nhà Trắng lên tiếng về nguy cơ đóng cửa chính phủ Mỹ



duyanh
11-30-2017, 12:58 PM
Nhà Trắng lên tiếng về nguy cơ đóng cửa chính phủ Mỹ



Thời hạn chót để quốc hội lưỡng viện Mỹ thông qua ngân sách đang ngày càng tới gần (8/12), nhưng sự bất đồng giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa khiến nguy cơ đóng cửa chính phủ ngày càng cao.


http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/democrats-skip-trump-meeting-raising-risk-of-government-shutdown.jpg

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngồi giữa hai chiếc ghế trống vì lãnh đạo của phe Dân chủ ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ không tham dự cuộc họp quan trọng ngày 28/11. (Ảnh: Reueters)

Phát biểu trước phóng viên ngày 29/11 (giờ địa phương), người phát ngôn Nhà Trắng Raj Shah cho biết, hi vọng chính phủ Mỹ không phải đóng cửa vào tuần tới nhưng đã chuẩn bị sẵn kế hoạch dự phòng nếu Quốc hội không thể thông qua ngân sách.

“Chúng tôi không hi vọng chính phủ sẽ đóng cửa và không mong điều đó xảy ra. Chúng tôi tin hai bên vẫn có thể làm việc được với nhau“, ông nói.

Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump dù đang kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện nhưng vẫn cần đến lá phiếu của phe Dân chủ nếu muốn thông qua ngân sách.

Ngày 28/11, lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện, ông Charles Schumer, và lãnh đạo phe Dân chủ ở Hạ viện, bà Nancy Pelosi hủy cuộc họp với Tổng thống Trump, làm dấy lên lo ngại chính phủ Mỹ đóng cửa là điều sẽ không thể tránh khỏi. Lý do được đưa ra cho việc bỏ họp là ông Trump đã “tấn công” phe Dân chủ bằng một dòng tweet, chỉ trích họ yếu kém, tạo điều kiện cho nhập cư bất hợp pháp.

Sau sự việc này, ông Trump đã lên tiếng chỉ trích người của đảng Dân chủ. “Chúng tôi có rất nhiều khác biệt“, ông nói. “Do vậy họ đã quyết định không đến. Họ chỉ toàn nói mà không hề hành động. Và giờ đây tình hình còn tệ hơn. Họ thậm chí chẳng thèm trao đổi“.

Các nghị sĩ Dân chủ khẳng định, nếu muốn họ bỏ phiếu thông qua ngân sách thì ông Trump phải rút lại quyết định bỏ Chương trình Trì hoãn hành động đối với người nhập cư Mỹ khi còn nhỏ (DACA) đã đưa ra hồi tháng 9. Chương trình này được đưa ra dưới thời Tổng thống Barack Obama, một thành viên đảng Dân chủ.



Nhưng đó chỉ là một phần trong nhiều yêu cầu của họ. Cái chính là trong dự luật ngân sách do phe Cộng hòa đệ trình, có những điều khoản đòi tăng thuế thu từ người dân.

Một cuộc khảo sát của Reuters công bố ngày 30/11 cho thấy, gần một nửa người Mỹ phản đối dự luật ngân sách của đảng Cộng hòa, với 49%, áp đảo tỉ lệ ủng hộ (29%).

Khi được hỏi “Ai sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ dự luật ngân sách”, hơn một nửa trả lời “các tập đoàn giàu có và hùng mạnh của nước Mỹ”, 14% chọn “tất cả người Mỹ”, 6% chọn “tầng lớp trung lưu” và chỉ có 2% chọn “những người Mỹ thu nhập thấp”.

Cuộc khảo sát được tiến hành trên 1.257 người trưởng thành cũng cho thấy tình hình nội bộ của từng đảng. Cụ thể kết quả gồm 59% đảng viên Cộng hòa ủng hộ dự luật ngân sách, 26% trả lời không biết và chỉ có khoảng 15% phản đối. Ngược lại, không bất ngờ khi có tới 82% đảng viên Dân chủ khi được hỏi đã thể hiện sự phản đối, 11% không biết và 8% ủng hộ.

Ngày 16/11, Hạ viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật ngân sách. Vấn đề quan trọng tiếp theo nằm ở Thượng viện. Quá trình bỏ phiếu có thể sẽ diễn ra vào tuần này.

Quốc hội có 3 lựa chọn: Phê duyệt gói ngân sách lớn hơn 1 nghìn tỷ USD để duy trì chính phủ hoạt động tới 30/9/2018. Thông qua một ngân sách tạm thời có thời hạn ngắn hơn để kéo dài thời gian hoạt động. Hoặc không thể thông qua phương án nào và đối mặt với nguy cơ đóng cửa một phần chính phủ.

Nếu quá thời hạn 8/12 mà không một khoản ngân sách nào được thông qua, chính phủ Mỹ sẽ phải đóng cửa.

Lịch sử hiện đại nước Mỹ đã ghi nhận tất cả 6 lần phải đóng cửa vì bất đồng giữa hai đảng dẫn tới việc không thể thông qua ngân sách. Lần gần đây nhất chính phủ Mỹ đóng cửa là vào năm 2013, dưới thời ông Obama.



Nguồn: Tuổi Trẻ
29 Tháng Mười Một, 2017