duyanh
11-29-2017, 01:35 PM
Phi trường quốc tế Bali mở cửa lại sau vụ phun trào núi lửa
https://gdb.voanews.com/D9ADFCC5-309B-4052-BCB1-3A46B309C0C7_w1023_r1_s.jpg
Ảnh Núi lửa Agung phun trào ở Karangasem, Bali, Indonesia, ngày 28/11/2017. 2017. (AP Photo/Firdia Lisnawati)
Hai ngày sau khi bầu trời trên đảo Bali trở nên tối mịt vì một đám mây khổng lồ do tro bụi núi lửa gây ra, phi trường quốc tế trên hòn đảo mở cửa trở lại hôm thứ Tư 29/11.
Phi trường này đã đóng cửa từ hôm thứ Hai, khi tro bụi từ núi Agung phun lên trên không thành một đám mây lớn, cao hơn 7,600 m. Hơn 400 chuyến bay ra vào đảo Bali đã bị hủy bỏ trong thời gian này, hàng chục ngàn du khách nước ngoài bị kẹt tại sân bay.
Tro bụi núi lửa cuối cùng đã tan biến vào sáng thứ Tư, khiến các giới chức tại phi trường quyết định tái tục các hoạt động bình thường.
Nhà chức trách trên đảo Bali đã ra lệnh sơ tán đối với 100,000 người sinh sống trong phạm vi 10 km quanh Núi Agung, nêu lên lo sợ núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào. Lần cuối núi lửa này phun trào là năm 1963, làm hơn 1000 người thiệt mạng.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chỉ thị cho quân đội và tất cả các dịch vụ khẩn cấp tiếp tay hỗ trợ các cư dân phải sơ tán và các du khách bị kẹt lại trên đảo.
Hoạt động núi lửa trên đỉnh Agung được các chuyên gia về núi lửa phát hiện đầu tiên là vào tháng Tám vừa rồi. Hoạt động này lên tới đỉnh điểm vào trung tuần tháng 9, khiến cơ quan phòng chống thảm họa Indonesia phải nâng mức cảnh báo nguy cơ núi lửa phun trào lên cấp cao nhất, và hạ lệnh sơ tán hơn 120,000 cư dân.
Quần đảo Indonesia rộng lớn nằm dọc theo cái gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa.
VOA
29/11/2017
https://gdb.voanews.com/D9ADFCC5-309B-4052-BCB1-3A46B309C0C7_w1023_r1_s.jpg
Ảnh Núi lửa Agung phun trào ở Karangasem, Bali, Indonesia, ngày 28/11/2017. 2017. (AP Photo/Firdia Lisnawati)
Hai ngày sau khi bầu trời trên đảo Bali trở nên tối mịt vì một đám mây khổng lồ do tro bụi núi lửa gây ra, phi trường quốc tế trên hòn đảo mở cửa trở lại hôm thứ Tư 29/11.
Phi trường này đã đóng cửa từ hôm thứ Hai, khi tro bụi từ núi Agung phun lên trên không thành một đám mây lớn, cao hơn 7,600 m. Hơn 400 chuyến bay ra vào đảo Bali đã bị hủy bỏ trong thời gian này, hàng chục ngàn du khách nước ngoài bị kẹt tại sân bay.
Tro bụi núi lửa cuối cùng đã tan biến vào sáng thứ Tư, khiến các giới chức tại phi trường quyết định tái tục các hoạt động bình thường.
Nhà chức trách trên đảo Bali đã ra lệnh sơ tán đối với 100,000 người sinh sống trong phạm vi 10 km quanh Núi Agung, nêu lên lo sợ núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào. Lần cuối núi lửa này phun trào là năm 1963, làm hơn 1000 người thiệt mạng.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã chỉ thị cho quân đội và tất cả các dịch vụ khẩn cấp tiếp tay hỗ trợ các cư dân phải sơ tán và các du khách bị kẹt lại trên đảo.
Hoạt động núi lửa trên đỉnh Agung được các chuyên gia về núi lửa phát hiện đầu tiên là vào tháng Tám vừa rồi. Hoạt động này lên tới đỉnh điểm vào trung tuần tháng 9, khiến cơ quan phòng chống thảm họa Indonesia phải nâng mức cảnh báo nguy cơ núi lửa phun trào lên cấp cao nhất, và hạ lệnh sơ tán hơn 120,000 cư dân.
Quần đảo Indonesia rộng lớn nằm dọc theo cái gọi là “Vành đai lửa Thái Bình Dương”, nơi hay xảy ra động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa.
VOA
29/11/2017