duyanh
11-28-2017, 01:11 PM
Núi lửa Bali phun cột khói cao 4km, 100.000 người phải di tản
Sau khi núi lửa Agung trên đảo Bali phun trào cuối tuần qua, chính quyền Indonesia đã ban hành cảnh báo cao nhất, mở rộng phạm vi sơ tán khiến 100.000 cư dân có thể phải rời bỏ nhà cửa và hàng trăm chuyến bay bị hủy.
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/nuiluaindo_6_1.jpg
Cột khói dày màu xám trên miệng ngọn núi lửa cao 3-4 km. (Ảnh: AFP)
Tính đến tối 27/11, khoảng 40.000 người đã phải sơ tán sau khi núi lửa Agung trên đảo Bali phun trào cuối tuần qua. Tuy nhiên, chính quyền Bali ngày 27/11 cho biết số người sơ tán có thể lên đến 100.000 sau khi cảnh báo thảm họa được nâng lên mức cao nhất.
Đài CNN dẫn thông tin từ Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia cho biết, cảnh báo núi lửa đã được nâng lên mức cao nhất – mức 4, cho thấy núi lửa Agung, đã ngủ yên 54 năm qua, có khả năng sẽ “thức giấc”.
Cột khói dày màu xám trên miệng ngọn núi lửa giờ đã cao 3-4 km, khiến nhiều chuyến bay đi và đến Bali bị hủy. Sân bay Bali tạm đóng cửa trong vòng 24 giờ kể từ ngày 27/11, làm ảnh hưởng 445 chuyến bay cùng khoảng 59.000 hành khách đến hòn đảo du lịch nổi tiếng của Indonesia.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/Wr6uNb-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Những trại sơ tán dã chiến cũng được dựng lên từ hôm 24/11 giữa nỗi lo sợ núi lửa Agung phun trào lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua. (Ảnh: AFP / Getty)
Video quay được tại hiện trường cho thấy bùn đá bắt đầu tuôn trào từ sườn núi. Lớp bùn này có lẫn với đá to, có thể làm hư hại nhà cửa, cầu đường trên đường nó quét qua, theo hãng tin Reuters.
“Các cột khói thường là báo hiệu của hiện tượng ‘phun nổ’ và các tiếng nổ có thể vang xa đến 12km tính từ đỉnh núi“, Cơ quan giảm thiểu thảm họa (BNPB) Indonesia cảnh báo.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/szQmGU-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Khung cảnh tại một trung tâm sơ tán trên đảo Bali. (Ảnh: AFP / Getty)
Đây là lần thứ hai núi lửa Agung “bừng tỉnh” trong vòng một tuần. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng phun trào nước ngầm, gây ra bởi sự nóng lên và giãn nở của mạch nước ngầm.
Đến sáng 27/11, những dòng dung nham lạnh xuất hiện, giống như dòng bùn. Đây thường là dấu hiệu báo trước cho sự xuất hiện của dòng dung nham màu cam đỏ thường thấy trong các đợt phun trào núi lửa.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/XpCE91-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Núi lửa Agung có nguy cơ sẽ phun trào dòng dung nham màu cam đỏ. (Ảnh: Reuters)
Núi lửa Agung từng phun trào hồi năm 1963, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và nhiều ngôi làng bị tàn phá bởi dung nham, tro núi lửa và bùn đá trong thảm họa này.
Nếu một vụ phun trào tương tự xảy ra, các viên đá to bằng nắm tay có thể lăn từ đỉnh núi đến khoảng cách 8km và khí núi lửa có thể lan đến phạm vi 10km trong vòng 3 phút, theo Reuters.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nếu thực sự phun trào, thảm họa lần này cũng kém nguy hiểm hơn, do nguồn dung nham tại đỉnh núi hiện nay ít hơn và các cột khói cũng chỉ cao khoảng 5km, so với 20km của cách đây 54 năm.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/YbZZkF-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Hàng chục người dân theo đạo Hindu ở làng Muting trên đảo Bali đã tổ chức cầu nguyện vào hôm 26/11, hy vọng núi lửa không phun trào. (Ảnh: AFP / Getty)
Đảo Bali, “thiên đường” dành cho những người yêu biển, thích lướt ván và khám phá đền đài, đón gần 5 triệu du khách hồi năm 2016. Thực tế lượng khách đã bắt đầu giảm từ tháng 9 vừa qua sau khi ngọn núi lửa cao 3.000m Agung bắt đầu rung lắc, buộc BNPB phải nâng mức cảnh báo lên cao nhất trước khi giảm xuống vào tháng 10, khi tình hình bắt đầu dịu lại.
Indonesia là khu vực núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất. Đảo quốc với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên “vành đai lửa” Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xuyên va vào nhau gây ra các hoạt động địa chấn và núi lửa.
Báo Mới
28/11/2017
Sau khi núi lửa Agung trên đảo Bali phun trào cuối tuần qua, chính quyền Indonesia đã ban hành cảnh báo cao nhất, mở rộng phạm vi sơ tán khiến 100.000 cư dân có thể phải rời bỏ nhà cửa và hàng trăm chuyến bay bị hủy.
http://2.tinhhoa.net/wpcontent/uploads/2014/08/nuiluaindo_6_1.jpg
Cột khói dày màu xám trên miệng ngọn núi lửa cao 3-4 km. (Ảnh: AFP)
Tính đến tối 27/11, khoảng 40.000 người đã phải sơ tán sau khi núi lửa Agung trên đảo Bali phun trào cuối tuần qua. Tuy nhiên, chính quyền Bali ngày 27/11 cho biết số người sơ tán có thể lên đến 100.000 sau khi cảnh báo thảm họa được nâng lên mức cao nhất.
Đài CNN dẫn thông tin từ Cơ quan quản lý thảm họa quốc gia Indonesia cho biết, cảnh báo núi lửa đã được nâng lên mức cao nhất – mức 4, cho thấy núi lửa Agung, đã ngủ yên 54 năm qua, có khả năng sẽ “thức giấc”.
Cột khói dày màu xám trên miệng ngọn núi lửa giờ đã cao 3-4 km, khiến nhiều chuyến bay đi và đến Bali bị hủy. Sân bay Bali tạm đóng cửa trong vòng 24 giờ kể từ ngày 27/11, làm ảnh hưởng 445 chuyến bay cùng khoảng 59.000 hành khách đến hòn đảo du lịch nổi tiếng của Indonesia.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/Wr6uNb-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Những trại sơ tán dã chiến cũng được dựng lên từ hôm 24/11 giữa nỗi lo sợ núi lửa Agung phun trào lần đầu tiên trong hơn 50 năm qua. (Ảnh: AFP / Getty)
Video quay được tại hiện trường cho thấy bùn đá bắt đầu tuôn trào từ sườn núi. Lớp bùn này có lẫn với đá to, có thể làm hư hại nhà cửa, cầu đường trên đường nó quét qua, theo hãng tin Reuters.
“Các cột khói thường là báo hiệu của hiện tượng ‘phun nổ’ và các tiếng nổ có thể vang xa đến 12km tính từ đỉnh núi“, Cơ quan giảm thiểu thảm họa (BNPB) Indonesia cảnh báo.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/szQmGU-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Khung cảnh tại một trung tâm sơ tán trên đảo Bali. (Ảnh: AFP / Getty)
Đây là lần thứ hai núi lửa Agung “bừng tỉnh” trong vòng một tuần. Các nhà khoa học gọi đây là hiện tượng phun trào nước ngầm, gây ra bởi sự nóng lên và giãn nở của mạch nước ngầm.
Đến sáng 27/11, những dòng dung nham lạnh xuất hiện, giống như dòng bùn. Đây thường là dấu hiệu báo trước cho sự xuất hiện của dòng dung nham màu cam đỏ thường thấy trong các đợt phun trào núi lửa.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/XpCE91-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Núi lửa Agung có nguy cơ sẽ phun trào dòng dung nham màu cam đỏ. (Ảnh: Reuters)
Núi lửa Agung từng phun trào hồi năm 1963, khiến hơn 1.000 người thiệt mạng và nhiều ngôi làng bị tàn phá bởi dung nham, tro núi lửa và bùn đá trong thảm họa này.
Nếu một vụ phun trào tương tự xảy ra, các viên đá to bằng nắm tay có thể lăn từ đỉnh núi đến khoảng cách 8km và khí núi lửa có thể lan đến phạm vi 10km trong vòng 3 phút, theo Reuters.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng nếu thực sự phun trào, thảm họa lần này cũng kém nguy hiểm hơn, do nguồn dung nham tại đỉnh núi hiện nay ít hơn và các cột khói cũng chỉ cao khoảng 5km, so với 20km của cách đây 54 năm.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/YbZZkF-20171128-nui-lua-bali-phun-cot-khoi-cao-4km-100000-nguoi-phai-di-tan.jpg
Hàng chục người dân theo đạo Hindu ở làng Muting trên đảo Bali đã tổ chức cầu nguyện vào hôm 26/11, hy vọng núi lửa không phun trào. (Ảnh: AFP / Getty)
Đảo Bali, “thiên đường” dành cho những người yêu biển, thích lướt ván và khám phá đền đài, đón gần 5 triệu du khách hồi năm 2016. Thực tế lượng khách đã bắt đầu giảm từ tháng 9 vừa qua sau khi ngọn núi lửa cao 3.000m Agung bắt đầu rung lắc, buộc BNPB phải nâng mức cảnh báo lên cao nhất trước khi giảm xuống vào tháng 10, khi tình hình bắt đầu dịu lại.
Indonesia là khu vực núi lửa hoạt động mạnh nhất trên Trái Đất. Đảo quốc với hơn 17.000 hòn đảo lớn nhỏ nằm trên “vành đai lửa” Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xuyên va vào nhau gây ra các hoạt động địa chấn và núi lửa.
Báo Mới
28/11/2017