duyanh
11-23-2017, 01:33 PM
Thủ tướng Việt Nam giục Mỹ trở lại TPP
https://gdb.voanews.com/868A7176-78EE-4C21-A5DC-806EE729F9F1_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg
Thủ tướng Việt Nam bày tỏ muốn Mỹ trở lại với TPP
Các thành viên còn lại của hiệp định thương mại tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương cần để ngỏ cửa cho việc Mỹ quay trở lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói như vậy với Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Naotoshi Okada của Nikkei ở Hà Nội.
Trong buổi tiếp lãnh đạo của Nikkei, ông Phúc cũng mô tả Nhật Bản và Việt Nam thân thiết như anh em một nhà.
11 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và Singapore, đã đạt được một thỏa thuận trên bình diện rộng về việc theo đuổi hiệp định thương mại mà không có sự tham gia của Washington.
Về việc Tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ khỏi TPP trong khuôn khổ chính sách "nước Mỹ trên hết" của mình, Thủ tướng Phúc thúc giục ông Trump tham gia trở lại vào TPP để "bảo đảm lợi ích cho các quốc gia thành viên và cho chính nước Mỹ".
Nhà lãnh đạo Việt Nam cho hay đã nói chuyện với Thủ tướng Nhật, ông Abe, về cách thuyết phục ông Trump quay trở lại, thể hiện mối quan tâm lớn đến việc đưa Washington trở lại.
Nếu Hoa Kỳ quay lại với TPP, các thành viên của hiệp định sẽ chiếm 37,5% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, 11,3% dân số toàn cầu và 25,7% tổng kim ngạch mậu dịch - tăng gấp đôi hoặc gấp ba, tùy hạng mục, so với các con số của TPP 11.
Với thực tế là ông Trump có nhiều khả năng không thay đổi ý định, Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch lôi kéo các nước khác vào nỗ lực thuyết phục ông về TPP.
Mỹ đánh giá "tầng lớp trung lưu đang tăng lên của Việt Nam như là một thị trường chính cho hàng hoá và dịch vụ của Mỹ", ông Trump nói trong chuyến thăm gần đây của ông, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có "thương mại công bằng và đối đẳng".
Ông Trump đề nghị đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương với Việt Nam, và ông có thể cũng sẽ sớm đề nghị tương tự với Tokyo, mặc dù dường như ông đã không nêu ra vấn đề này trong khi ông ở Nhật Bản từ ngày 5-7/11.
Nhật Bản và Việt Nam dường như có chung những quan ngại về những điều khoản cứng rắn mà Mỹ có thể sẽ nêu yêu sách trong các cuộc đàm phán song phương.
(theo Nikkei)
23/11/2017
https://gdb.voanews.com/868A7176-78EE-4C21-A5DC-806EE729F9F1_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg
Thủ tướng Việt Nam bày tỏ muốn Mỹ trở lại với TPP
Các thành viên còn lại của hiệp định thương mại tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương cần để ngỏ cửa cho việc Mỹ quay trở lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói như vậy với Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Naotoshi Okada của Nikkei ở Hà Nội.
Trong buổi tiếp lãnh đạo của Nikkei, ông Phúc cũng mô tả Nhật Bản và Việt Nam thân thiết như anh em một nhà.
11 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và Singapore, đã đạt được một thỏa thuận trên bình diện rộng về việc theo đuổi hiệp định thương mại mà không có sự tham gia của Washington.
Về việc Tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ khỏi TPP trong khuôn khổ chính sách "nước Mỹ trên hết" của mình, Thủ tướng Phúc thúc giục ông Trump tham gia trở lại vào TPP để "bảo đảm lợi ích cho các quốc gia thành viên và cho chính nước Mỹ".
Nhà lãnh đạo Việt Nam cho hay đã nói chuyện với Thủ tướng Nhật, ông Abe, về cách thuyết phục ông Trump quay trở lại, thể hiện mối quan tâm lớn đến việc đưa Washington trở lại.
Nếu Hoa Kỳ quay lại với TPP, các thành viên của hiệp định sẽ chiếm 37,5% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, 11,3% dân số toàn cầu và 25,7% tổng kim ngạch mậu dịch - tăng gấp đôi hoặc gấp ba, tùy hạng mục, so với các con số của TPP 11.
Với thực tế là ông Trump có nhiều khả năng không thay đổi ý định, Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch lôi kéo các nước khác vào nỗ lực thuyết phục ông về TPP.
Mỹ đánh giá "tầng lớp trung lưu đang tăng lên của Việt Nam như là một thị trường chính cho hàng hoá và dịch vụ của Mỹ", ông Trump nói trong chuyến thăm gần đây của ông, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có "thương mại công bằng và đối đẳng".
Ông Trump đề nghị đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương với Việt Nam, và ông có thể cũng sẽ sớm đề nghị tương tự với Tokyo, mặc dù dường như ông đã không nêu ra vấn đề này trong khi ông ở Nhật Bản từ ngày 5-7/11.
Nhật Bản và Việt Nam dường như có chung những quan ngại về những điều khoản cứng rắn mà Mỹ có thể sẽ nêu yêu sách trong các cuộc đàm phán song phương.
(theo Nikkei)
23/11/2017