duyanh
11-19-2017, 01:16 PM
Hàng Trung Quốc ồ ạt sang Việt Nam
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/chinese-goods-overwhelmed-vietnam-market-11172017104204.html/sungnhuatq.jpg/@@images/778f969c-9270-4b58-9440-26fb928cc0d9.jpeg
Súng nhựa Trung Quốc không nhãn mác được bày bán ở Lào Cai
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/chinese-goods-overwhelmed-vietnam-market-11172017104204.html/vttvn111717.mp3
Vùng núi Tây Bắc Việt Nam được xem là vùng có nhiều cửa khẩu liên thông giữa Việt Nam và Trung Quốc đứng đầu Việt Nam. Có gần 100 cửa khẩu lớn nhỏ gọi là cửa khẩu hữu nghị hoặc cửa khẩu quốc tế Việt – Trung. Tây Bắc cũng là đầu mối, là vùng đệm để tất cả các loại hàng hóa thứ cấp của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam và các loại nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Nếu như nông sản và các loại hàng hóa của Việt Nam chỉ được xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, qua các cửa hải quan kiểm tra gắt gao thì ngược lại, hàng hóa Trung Quốc dễ dàng sang Việt Nam theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.
Hàng không chính ngạch và cận chính ngạch
Ông Trần Văn Chính, cựu cán bộ, cửa khẩu Lào Cai, chia sẻ: “Cứ đi mua cái gì xong rồi mình thuê người đi chở, đồ chơi, đồ điện tử, các loại ấy, mình thuê người chở về bên này mình lấy thôi.”
Bà Trần Thị Nga, người buôn rau củ quả ở chợ Cốc Lếu, Lào Cai, chia sẻ: “Bên ấy thì thị trường hành, tỏi của nó về đây. Nó đi toàn người đi bằng xe đẩy, đẩy từng tạ một ấy.”
Ông Chính, bà Vương và bà Nga chia sẻ thêm, hầu hết hàng rau, củ quả từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam là theo đường tiểu ngạch và cận chính ngạch. Giải thích khái niệm tiểu ngạch và cận chính ngạch, họ cho biết là đường tiểu ngạch thì có vẻ quen, chủ yếu người ta chẻ đường rừng hoặc bằng cách nào đó qua mặt hải quan.
Ví dụ như tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, nơi này không có các xe chở hàng hóa lưu thông nhưng người nhà buôn Việt Nam chế ra những chiếc xe đạp tải có thể chở lên đến vài trăm ký. Dựa vào việc mua bán dễ dãi từ phía Trung Quốc, người ta sẽ sang Trung Quốc để mua hàng và chở về đến đầu cầu phía Việt Nam. Tại đầu cầu Việt Nam, người ta ném hàng qua rào, vào trước sân đền Mẫu và có người khuân hàng tập kết về chợ.
Mặc dù qua cầu cửa khẩu nhưng hàng không phải qua hải quan. Ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Đông Bắc Việt Nam, người ta còn dễ dàng chất hàng lên trâu, bò hoặc vác bộ qua các đường rừng bởi địa hình ở các tỉnh này giáp với Truyng Quốc theo diện “núi liền núi” không giống như Lào Cai “sông liền sông”, phải chở qua cầu và lách hải quan.
Trường hợp hàng cận chính ngạch, theo ông Chính, bà Vương và bà Nga thì đây là lượng hàng không thể quản lý được và số lượng của nó chiếm rất cao. Ví dụ như tại cửa khẩu Lạng Sơn, người buôn hàng Việt Nam trước đây được đẩy hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, chỉ cần nộp cho mỗi xe hàng nặng chừng 300 ký lô với giá 20 ngàn đồng là qua cửa, không có kiểm định chất lượng hay vệ sinh an toàn thực phẩm gì.
Sau này, cũng tại các cửa Lạng Sơn, đặc biệt là cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma, người buôn không được dùng xe tự chế để chở mỗi lần 300 ký lô hàng về Việt Nam nữa. Người buôn hàng chuyển sang gánh hàng, mỗi lần gánh được từ 50 ký đến 70 ký và nộp 20 ngàn đồng là qua cửa, cũng không thông qua kiểm định chất lượng hay vệ sinh an toàn thực phẩm gì cả.
Như vậy, việc cấm xe chở hàng chỉ gây khó cho người nhà buôn, thay vì nộp 20 ngàn đồng cho mỗi chuyến hàng 300 ký lô và đẩy xe nhẹ hơn, người ta phải chia ra làm sáu lần để gánh vất vả và đóng thành 120 ngàn đồng. Hàng Trung Quốc vẫn cứ qua Việt Nam như mọi ngày, chỉ có mức phí cận chính ngạch là cao hơn gấp sáu lần.
Ở các cửa khẩu tại Lào Cai, tình trạng này cũng chẳng khác mấy, việc lưu thông hàng thứ cấp qua cửa hải quan theo diện cận chính ngạch vẫn diễn ra hằng ngày và dể thấy nhất là các mặt hàng này được bày bán khắp nôi trong thành phố Lào Cai, và chợ Cốc Lếu giống như một trung tâm phân phối hàng Trung Quốc thứ cấp về Việt Nam, đưa đi các tỉnh.
Hàng Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều
Bà Lý Thị Vương, người buôn rau củ quả ở Lào Cai, chia sẻ: “Cà chua là một, bí đỏ là hai, cải thảo là ba, bắp cải tàu là bốn, khoai tây là năm, nấm là nhiều nhất, tràn ngập thị trường là nấm của nó, cà chua, khoai tây.”
Ông Trần Văn Chính, cựu cán bộ, cửa khẩu Lào Cai, chia sẻ: “Hoa quả, hàng quặng, các hàng máy móc cũng có, hoa quả, nông lâm sản cũng có. Còn Trung Quốc qua đây chủ yếu là phân bón, hóa chất, các loại hóa chất, máy móc.”
Theo hai vị này, số lượng hàng Trung Quốc tuồn sang Việt Nam chưa bao giờ giảm. Năm sau nhiều hơn năm trước, nhà buôn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam cũng năm sau nhiều hơn năm trước. Trong đó, hầu hết hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là nông sản, lợn nguyên con và các loại trái cây nổi tiếng miền Nam. Ngược lại, hàng Trung Quốc nhập sang Việt Nam, ngoài trái cây, các loại rau và thực phẩm biến đổi gen, còn có thêm các loại phân bón và chất hóa học.
Theo quan sát của một chủ quán gần cửa khẩu Mường Khương, một cửa khẩu chuyên lưu thông của các loại xe container từ Việt Nam sang Trung Quốc và từ Trung Quốc vào Việt Nam thì tỉ lệ hàng Việt – Trung là 1/5, nghĩa là cứ 1 xe container Việt nam chở hàng qua Trung Quốc thì có 5 xe container từ Trung Quốc chở hàng sang Việt Nam. Điều này càng dễ nhận biết hơn khi chúng tôi vào bãi xe tập kết hàng bên cạnh cửa khẩu Mường Khương, hầu hết là xe mang biển số Trung Quốc, đang chờ các xe từ phía Nam Việt Nam ra sang hàng để quay về Trung Quốc.
Tình trạng này cũng diễn ra tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Cao Bằng và hầu hết các cửa khẩu Việt – Trung trên vùng Tây Bắc. Có thể nói rằng hàng thứ cấp, phân bón và chất hóa học cũng như lương thực, thực phẩm không qua kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung Quốc vẫn hằng ngày ồ ạt vào Tây Bắc, Đông Bắc và phân tán ra khắp mọi nẻo đường Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
TTTVN
2017-11-17
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/chinese-goods-overwhelmed-vietnam-market-11172017104204.html/sungnhuatq.jpg/@@images/778f969c-9270-4b58-9440-26fb928cc0d9.jpeg
Súng nhựa Trung Quốc không nhãn mác được bày bán ở Lào Cai
http://www.rfa.org/vietnamese/news/reportfromvn/chinese-goods-overwhelmed-vietnam-market-11172017104204.html/vttvn111717.mp3
Vùng núi Tây Bắc Việt Nam được xem là vùng có nhiều cửa khẩu liên thông giữa Việt Nam và Trung Quốc đứng đầu Việt Nam. Có gần 100 cửa khẩu lớn nhỏ gọi là cửa khẩu hữu nghị hoặc cửa khẩu quốc tế Việt – Trung. Tây Bắc cũng là đầu mối, là vùng đệm để tất cả các loại hàng hóa thứ cấp của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam và các loại nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc. Nếu như nông sản và các loại hàng hóa của Việt Nam chỉ được xuất sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, qua các cửa hải quan kiểm tra gắt gao thì ngược lại, hàng hóa Trung Quốc dễ dàng sang Việt Nam theo cả đường chính ngạch và tiểu ngạch.
Hàng không chính ngạch và cận chính ngạch
Ông Trần Văn Chính, cựu cán bộ, cửa khẩu Lào Cai, chia sẻ: “Cứ đi mua cái gì xong rồi mình thuê người đi chở, đồ chơi, đồ điện tử, các loại ấy, mình thuê người chở về bên này mình lấy thôi.”
Bà Trần Thị Nga, người buôn rau củ quả ở chợ Cốc Lếu, Lào Cai, chia sẻ: “Bên ấy thì thị trường hành, tỏi của nó về đây. Nó đi toàn người đi bằng xe đẩy, đẩy từng tạ một ấy.”
Ông Chính, bà Vương và bà Nga chia sẻ thêm, hầu hết hàng rau, củ quả từ Trung Quốc chuyển sang Việt Nam là theo đường tiểu ngạch và cận chính ngạch. Giải thích khái niệm tiểu ngạch và cận chính ngạch, họ cho biết là đường tiểu ngạch thì có vẻ quen, chủ yếu người ta chẻ đường rừng hoặc bằng cách nào đó qua mặt hải quan.
Ví dụ như tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, nơi này không có các xe chở hàng hóa lưu thông nhưng người nhà buôn Việt Nam chế ra những chiếc xe đạp tải có thể chở lên đến vài trăm ký. Dựa vào việc mua bán dễ dãi từ phía Trung Quốc, người ta sẽ sang Trung Quốc để mua hàng và chở về đến đầu cầu phía Việt Nam. Tại đầu cầu Việt Nam, người ta ném hàng qua rào, vào trước sân đền Mẫu và có người khuân hàng tập kết về chợ.
Mặc dù qua cầu cửa khẩu nhưng hàng không phải qua hải quan. Ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Đông Bắc Việt Nam, người ta còn dễ dàng chất hàng lên trâu, bò hoặc vác bộ qua các đường rừng bởi địa hình ở các tỉnh này giáp với Truyng Quốc theo diện “núi liền núi” không giống như Lào Cai “sông liền sông”, phải chở qua cầu và lách hải quan.
Trường hợp hàng cận chính ngạch, theo ông Chính, bà Vương và bà Nga thì đây là lượng hàng không thể quản lý được và số lượng của nó chiếm rất cao. Ví dụ như tại cửa khẩu Lạng Sơn, người buôn hàng Việt Nam trước đây được đẩy hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, chỉ cần nộp cho mỗi xe hàng nặng chừng 300 ký lô với giá 20 ngàn đồng là qua cửa, không có kiểm định chất lượng hay vệ sinh an toàn thực phẩm gì.
Sau này, cũng tại các cửa Lạng Sơn, đặc biệt là cửa khẩu Tân Thanh, Chi Ma, người buôn không được dùng xe tự chế để chở mỗi lần 300 ký lô hàng về Việt Nam nữa. Người buôn hàng chuyển sang gánh hàng, mỗi lần gánh được từ 50 ký đến 70 ký và nộp 20 ngàn đồng là qua cửa, cũng không thông qua kiểm định chất lượng hay vệ sinh an toàn thực phẩm gì cả.
Như vậy, việc cấm xe chở hàng chỉ gây khó cho người nhà buôn, thay vì nộp 20 ngàn đồng cho mỗi chuyến hàng 300 ký lô và đẩy xe nhẹ hơn, người ta phải chia ra làm sáu lần để gánh vất vả và đóng thành 120 ngàn đồng. Hàng Trung Quốc vẫn cứ qua Việt Nam như mọi ngày, chỉ có mức phí cận chính ngạch là cao hơn gấp sáu lần.
Ở các cửa khẩu tại Lào Cai, tình trạng này cũng chẳng khác mấy, việc lưu thông hàng thứ cấp qua cửa hải quan theo diện cận chính ngạch vẫn diễn ra hằng ngày và dể thấy nhất là các mặt hàng này được bày bán khắp nôi trong thành phố Lào Cai, và chợ Cốc Lếu giống như một trung tâm phân phối hàng Trung Quốc thứ cấp về Việt Nam, đưa đi các tỉnh.
Hàng Trung Quốc sang Việt Nam ngày càng nhiều
Bà Lý Thị Vương, người buôn rau củ quả ở Lào Cai, chia sẻ: “Cà chua là một, bí đỏ là hai, cải thảo là ba, bắp cải tàu là bốn, khoai tây là năm, nấm là nhiều nhất, tràn ngập thị trường là nấm của nó, cà chua, khoai tây.”
Ông Trần Văn Chính, cựu cán bộ, cửa khẩu Lào Cai, chia sẻ: “Hoa quả, hàng quặng, các hàng máy móc cũng có, hoa quả, nông lâm sản cũng có. Còn Trung Quốc qua đây chủ yếu là phân bón, hóa chất, các loại hóa chất, máy móc.”
Theo hai vị này, số lượng hàng Trung Quốc tuồn sang Việt Nam chưa bao giờ giảm. Năm sau nhiều hơn năm trước, nhà buôn hàng từ Trung Quốc về Việt Nam cũng năm sau nhiều hơn năm trước. Trong đó, hầu hết hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc là nông sản, lợn nguyên con và các loại trái cây nổi tiếng miền Nam. Ngược lại, hàng Trung Quốc nhập sang Việt Nam, ngoài trái cây, các loại rau và thực phẩm biến đổi gen, còn có thêm các loại phân bón và chất hóa học.
Theo quan sát của một chủ quán gần cửa khẩu Mường Khương, một cửa khẩu chuyên lưu thông của các loại xe container từ Việt Nam sang Trung Quốc và từ Trung Quốc vào Việt Nam thì tỉ lệ hàng Việt – Trung là 1/5, nghĩa là cứ 1 xe container Việt nam chở hàng qua Trung Quốc thì có 5 xe container từ Trung Quốc chở hàng sang Việt Nam. Điều này càng dễ nhận biết hơn khi chúng tôi vào bãi xe tập kết hàng bên cạnh cửa khẩu Mường Khương, hầu hết là xe mang biển số Trung Quốc, đang chờ các xe từ phía Nam Việt Nam ra sang hàng để quay về Trung Quốc.
Tình trạng này cũng diễn ra tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn, Cao Bằng và hầu hết các cửa khẩu Việt – Trung trên vùng Tây Bắc. Có thể nói rằng hàng thứ cấp, phân bón và chất hóa học cũng như lương thực, thực phẩm không qua kiểm định chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung Quốc vẫn hằng ngày ồ ạt vào Tây Bắc, Đông Bắc và phân tán ra khắp mọi nẻo đường Việt Nam.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
TTTVN
2017-11-17