duyanh
10-25-2017, 12:21 PM
Singapore lên làm chủ tịch ASEAN: Cơ may cho Biển Đông ?
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-30t115514z_63709918_rc1f9b24c000_rtrmadp_3_southch inasea-usa-carrier.jpg
Ảnh minh họa : Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Biển Đông. Ảnh 30/09/2017.
REUTERS/Bobby Yip
Vào lúc nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Philippines sắp chấm dứt, vai trò của Singapore đã bắt đầu thu hút sự chú ý vì là nước sẽ lên đứng đầu Hiệp Hội Đông Nam Á kể từ năm tới 2018. Vào lúc thủ tướng Singapore công du nước Mỹ để củng cố thêm quan hệ quốc phòng song phương vốn đã rất chặt chẽ, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore đã đến Philippines dự Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và hôm 24/10/2017 đã tiết lộ một sáng kiến quan trọng liên quan đến Biển Đông: Đó là khả năng tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc và toàn khối ASEAN. Theo phía Singapore, nếu được thực hiện, sáng kiến này sẽ cho phép giảm thiểu đáng kể căng thẳng đến từ tranh chấp biển đảo tại vùng Biển Đông giữa 4 nước ASEAN và Trung Quốc.
Giới quan sát đã ghi nhận tính chất thực tế trong sáng kiến nêu trên, phản ánh một đặc điểm vốn có của Singapore.
Mới đây, trên trang mạng kênh truyền hình Singapore Chanel News Asia, trong một bài ý kiến mang tựa đề « Singapore làm chủ tịch luân phiên ASEAN phải chăng là một cơ may để có tiến bộ thực tế ở Biển Đông ? (Singapore’s chairmanship a chance to make practical progress on South China Sea) », hai chuyên gia Henrick Z Tsjeng và Collin Koh thuộc trường quan hệ quốc tế S Rajaratnam School of International Studies, đã nêu bật một số tiến bộ có thể đạt được - đặc biệt về mặt an ninh - trên hồ sơ Biển Đông khi Singapore lên làm chủ tịch ASEAN vào năm 2018.
Đối với hai chuyên gia Singapore, Châu Á–Thái Bình Dương là một vùng mà các tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết - và không có dấu hiệu sớm có giải pháp – đặc biệt tại Biển Đông - là những lò lửa chiến tranh.
Mọi người đã thở phào nhẹ nhõm sau khi Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận vào tháng trước về một cái khung cho một Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông ((Framework on the Code of Conduct).
Singapore, quốc gia nói ít làm nhiều
Theo hai chuyên gia Singapore, việc đạt được Thỏa Thuận về Bộ Khung Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một tiến bộ đáng ghi nhận, và với việc ghế chủ tịch ASEAN sắp chuyển từ Philippines sang Singapore, có thể chờ đợi những bước tiến cụ thể hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Lý do nằm ở hai điểm : Singapore nổi tiếng là một nước làm nhiều hơn là nói, đồng thời lại có vị trí trung lập, không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cho nên có tư thế nhất để thúc đẩy quan điểm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Henrick Z Tsjeng và Collin Koh trước hết nhấn mạnh đến các nỗ lực của Singapore trong việc cụ thể hóa quan hệ hợp tác giữa 18 nước trong cơ chế Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng ADMM +, bằng những đề nghị tập trận chung và giao lưu quân sự, qua đó thể hiện bản lĩnh của một quốc gia nhỏ bé nhưng nhạy bén trong vấn đề an ninh khu vực, có những trực giác tốt trong việc định hướng lối tiến tới trong vấn đề an ninh.
Dĩ nhiên là không thể chối bỏ thực tế địa chính trị gay go của tranh chấp lãnh thổ và tiến trình đàm phán lâu dài. Để có được Bộ Quy Tắc Ứng Xử cho Biển Đông, cần có những cuộc thảo luận dài lâu, và cơ chế này sẽ mất nhiều thời gian để hình thành.
Nhưng trong thời gian chờ đợi thì thực tế hiện trường đòi hỏi là những lực lượng trên biển – Hải Quân và Tuần Duyên – phải mau chóng thảo luận về cách đề phòng và giảm thiểu những cuộc chạm trán trong những vùng biển tranh chấp.
Theo hai tác giả, không nên xem nhẹ quan hệ chặt chẽ xây dựng trên nền tảng thói quen hợp tác và sự tin tưởng giữa các lực lượng an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương để bảo đảm sao cho căng thẳng không vượt khỏi tầm kiểm soát, và hiểu lầm ở hiện trường không biến thành vòng xoáy dẫn đến đọ sức bằng vũ khí.
Một trong những sáng kiến theo hướng này Quy Tắc Ứng Xử Khi Đối Đầu Ngoài Ý Muốn Trên Biển (Code for Unplanned Encounters at Sea CUES), một thỏa thuận mà 21 lực lượng Hải Quân đã ký và đồng ý, xác định những quy tắc ở hiện trường để giải quyết các vụ chạm trán giữa các tàu hải quân.
Nhìn chung thì Hải Quân trong khu vực đều chấp hành tích cực bộ quy tắc này, như Mỹ và Trung Quốc đã thực hiện. CUES cũng nằm trong chương trình huấn luyện, thao diễn giữa một số nước trong khu vực.
Theo hai chuyên gia, đã đến lúc mở rộng CUES cho những lực lượng khác, bắt đầu bằng lực lượng tuần duyên hay cảnh sát biển, vốn hoạt động ở tuyến đầu tại những điểm nóng ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, sau đó mở rộng ra cho những cơ quan khác...
Tại Đối Thoại Shangri-La tháng 6/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen đưa ra một loạt đề nghị để tránh những vụ chạm trán trên không giữa các máy bay quân sự ASEAN, theo mô hình những điều từng được Hoa Kỳ và Trung Quốc chấp nhận tháng 9/2015 và ghi trong Biên Bản Ghi Nhớ (Memorandum of Understanding) về quy tắc ứng xử cho những vụ chạm trán trên không và trên biển.
An toàn cho các tàu ngầm
Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore cũng đã đề nghị mở rộng quy tắc CUES cho các hoạt động dưới mặt nước, dự phòng sự phát triển của hạm đội tàu ngầm : Hải Quân Châu Á -Thái Bình Dương dự kiến sẽ có từ 250 đến 300 tàu ngầm khoảng vào 2030
Trong lãnh vực này, hai tác giả đã ghi nhận một số tiến bộ trong việc tăng cường trao đổi thông tin đề phòng tàu ngầm đụng nhau trong vùng. Hải Quân Singapore chẳng hạn đã tung ra một Cổng Thông Tin về An Toàn cho Tàu Ngầm (Submarine Safety Information Portal ) vào tháng 5 năm nay, giúp nêu bật những rủi ro như lưu thông trên biển hay những chướng ngại vật ở dưới đáy biển.
Vụ đụng tàu gần đây như trường hợp chiếc USS John McCain nêu bật những mối hiểm nguy đến từ lưu thông chằng chịt trên biển trong những tuyến hẹp. Những mối hiểm nguy đối với tàu trên mặt biển này cũng không nên đánh giá thấp đối với tàu ngầm.
Với Singapore, ASEAN đi xa hơn nữa ?
Hai chuyên gia Z Tsjeng và Collin Koh đi đến kết luận : Là nước tiếp nối theo Philippines để lãnh đạo ASEAN, Singapore có nhiều cơ hội trong năm tới đây khi ASEAN và Trung Quốc có vẻ nghiêm túc bước vào thảo luận bộ Quy Tắc Ứng Xử COC.
Trong tư thế chủ tịch ASEAN, Singapore có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, như thông qua Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng mở rộng ADMM+, hay Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN ARF, để mở rộng việc áp dụng các quy tắc tránh va chạm, dĩ nhiên trước tiên là trong nội bộ ASEAN và sau đó cho những đối tác bên ngoài khu vực.
Những quy tắc phải mang tính ràng buộc và chỉ riêng việc công bố những quy tắc đó sẽ giúp phát triển cung cách ứng xử tốt trên biển và trên không, dẫn đến những trao đổi tốt và giảm những tính toán sai lệch giữa các lực lượng an ninh trong vùng.
Có làm như thế thì ASEAN mới đóng góp vào hòa bình và ổn định của vùng... ASEAN đã đi qua một cách đáng khen quãng đường 50 năm, nhất là trong hợp tác an ninh. Với Singapore là chủ tịch trong năm tới đây, thì ASEAN còn có khả năng đi xa hơn nữa.
RFI
25-10-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-30t115514z_63709918_rc1f9b24c000_rtrmadp_3_southch inasea-usa-carrier.jpg
Ảnh minh họa : Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan ở Biển Đông. Ảnh 30/09/2017.
REUTERS/Bobby Yip
Vào lúc nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN của Philippines sắp chấm dứt, vai trò của Singapore đã bắt đầu thu hút sự chú ý vì là nước sẽ lên đứng đầu Hiệp Hội Đông Nam Á kể từ năm tới 2018. Vào lúc thủ tướng Singapore công du nước Mỹ để củng cố thêm quan hệ quốc phòng song phương vốn đã rất chặt chẽ, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore đã đến Philippines dự Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) và hôm 24/10/2017 đã tiết lộ một sáng kiến quan trọng liên quan đến Biển Đông: Đó là khả năng tập trận hải quân chung giữa Trung Quốc và toàn khối ASEAN. Theo phía Singapore, nếu được thực hiện, sáng kiến này sẽ cho phép giảm thiểu đáng kể căng thẳng đến từ tranh chấp biển đảo tại vùng Biển Đông giữa 4 nước ASEAN và Trung Quốc.
Giới quan sát đã ghi nhận tính chất thực tế trong sáng kiến nêu trên, phản ánh một đặc điểm vốn có của Singapore.
Mới đây, trên trang mạng kênh truyền hình Singapore Chanel News Asia, trong một bài ý kiến mang tựa đề « Singapore làm chủ tịch luân phiên ASEAN phải chăng là một cơ may để có tiến bộ thực tế ở Biển Đông ? (Singapore’s chairmanship a chance to make practical progress on South China Sea) », hai chuyên gia Henrick Z Tsjeng và Collin Koh thuộc trường quan hệ quốc tế S Rajaratnam School of International Studies, đã nêu bật một số tiến bộ có thể đạt được - đặc biệt về mặt an ninh - trên hồ sơ Biển Đông khi Singapore lên làm chủ tịch ASEAN vào năm 2018.
Đối với hai chuyên gia Singapore, Châu Á–Thái Bình Dương là một vùng mà các tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết - và không có dấu hiệu sớm có giải pháp – đặc biệt tại Biển Đông - là những lò lửa chiến tranh.
Mọi người đã thở phào nhẹ nhõm sau khi Trung Quốc và ASEAN đạt được thỏa thuận vào tháng trước về một cái khung cho một Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông ((Framework on the Code of Conduct).
Singapore, quốc gia nói ít làm nhiều
Theo hai chuyên gia Singapore, việc đạt được Thỏa Thuận về Bộ Khung Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông là một tiến bộ đáng ghi nhận, và với việc ghế chủ tịch ASEAN sắp chuyển từ Philippines sang Singapore, có thể chờ đợi những bước tiến cụ thể hơn cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Lý do nằm ở hai điểm : Singapore nổi tiếng là một nước làm nhiều hơn là nói, đồng thời lại có vị trí trung lập, không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, cho nên có tư thế nhất để thúc đẩy quan điểm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông.
Henrick Z Tsjeng và Collin Koh trước hết nhấn mạnh đến các nỗ lực của Singapore trong việc cụ thể hóa quan hệ hợp tác giữa 18 nước trong cơ chế Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng ADMM +, bằng những đề nghị tập trận chung và giao lưu quân sự, qua đó thể hiện bản lĩnh của một quốc gia nhỏ bé nhưng nhạy bén trong vấn đề an ninh khu vực, có những trực giác tốt trong việc định hướng lối tiến tới trong vấn đề an ninh.
Dĩ nhiên là không thể chối bỏ thực tế địa chính trị gay go của tranh chấp lãnh thổ và tiến trình đàm phán lâu dài. Để có được Bộ Quy Tắc Ứng Xử cho Biển Đông, cần có những cuộc thảo luận dài lâu, và cơ chế này sẽ mất nhiều thời gian để hình thành.
Nhưng trong thời gian chờ đợi thì thực tế hiện trường đòi hỏi là những lực lượng trên biển – Hải Quân và Tuần Duyên – phải mau chóng thảo luận về cách đề phòng và giảm thiểu những cuộc chạm trán trong những vùng biển tranh chấp.
Theo hai tác giả, không nên xem nhẹ quan hệ chặt chẽ xây dựng trên nền tảng thói quen hợp tác và sự tin tưởng giữa các lực lượng an ninh ở Châu Á Thái Bình Dương để bảo đảm sao cho căng thẳng không vượt khỏi tầm kiểm soát, và hiểu lầm ở hiện trường không biến thành vòng xoáy dẫn đến đọ sức bằng vũ khí.
Một trong những sáng kiến theo hướng này Quy Tắc Ứng Xử Khi Đối Đầu Ngoài Ý Muốn Trên Biển (Code for Unplanned Encounters at Sea CUES), một thỏa thuận mà 21 lực lượng Hải Quân đã ký và đồng ý, xác định những quy tắc ở hiện trường để giải quyết các vụ chạm trán giữa các tàu hải quân.
Nhìn chung thì Hải Quân trong khu vực đều chấp hành tích cực bộ quy tắc này, như Mỹ và Trung Quốc đã thực hiện. CUES cũng nằm trong chương trình huấn luyện, thao diễn giữa một số nước trong khu vực.
Theo hai chuyên gia, đã đến lúc mở rộng CUES cho những lực lượng khác, bắt đầu bằng lực lượng tuần duyên hay cảnh sát biển, vốn hoạt động ở tuyến đầu tại những điểm nóng ở vùng biển Châu Á Thái Bình Dương, sau đó mở rộng ra cho những cơ quan khác...
Tại Đối Thoại Shangri-La tháng 6/2017, bộ trưởng Quốc Phòng Singapore Ng Eng Hen đưa ra một loạt đề nghị để tránh những vụ chạm trán trên không giữa các máy bay quân sự ASEAN, theo mô hình những điều từng được Hoa Kỳ và Trung Quốc chấp nhận tháng 9/2015 và ghi trong Biên Bản Ghi Nhớ (Memorandum of Understanding) về quy tắc ứng xử cho những vụ chạm trán trên không và trên biển.
An toàn cho các tàu ngầm
Bộ trưởng Quốc Phòng Singapore cũng đã đề nghị mở rộng quy tắc CUES cho các hoạt động dưới mặt nước, dự phòng sự phát triển của hạm đội tàu ngầm : Hải Quân Châu Á -Thái Bình Dương dự kiến sẽ có từ 250 đến 300 tàu ngầm khoảng vào 2030
Trong lãnh vực này, hai tác giả đã ghi nhận một số tiến bộ trong việc tăng cường trao đổi thông tin đề phòng tàu ngầm đụng nhau trong vùng. Hải Quân Singapore chẳng hạn đã tung ra một Cổng Thông Tin về An Toàn cho Tàu Ngầm (Submarine Safety Information Portal ) vào tháng 5 năm nay, giúp nêu bật những rủi ro như lưu thông trên biển hay những chướng ngại vật ở dưới đáy biển.
Vụ đụng tàu gần đây như trường hợp chiếc USS John McCain nêu bật những mối hiểm nguy đến từ lưu thông chằng chịt trên biển trong những tuyến hẹp. Những mối hiểm nguy đối với tàu trên mặt biển này cũng không nên đánh giá thấp đối với tàu ngầm.
Với Singapore, ASEAN đi xa hơn nữa ?
Hai chuyên gia Z Tsjeng và Collin Koh đi đến kết luận : Là nước tiếp nối theo Philippines để lãnh đạo ASEAN, Singapore có nhiều cơ hội trong năm tới đây khi ASEAN và Trung Quốc có vẻ nghiêm túc bước vào thảo luận bộ Quy Tắc Ứng Xử COC.
Trong tư thế chủ tịch ASEAN, Singapore có thể tạo điều kiện dễ dàng hơn cho đối thoại giữa ASEAN và các đối tác, như thông qua Hội Nghị Bộ Trưởng Quốc Phòng mở rộng ADMM+, hay Diễn Đàn An Ninh Khu Vực ASEAN ARF, để mở rộng việc áp dụng các quy tắc tránh va chạm, dĩ nhiên trước tiên là trong nội bộ ASEAN và sau đó cho những đối tác bên ngoài khu vực.
Những quy tắc phải mang tính ràng buộc và chỉ riêng việc công bố những quy tắc đó sẽ giúp phát triển cung cách ứng xử tốt trên biển và trên không, dẫn đến những trao đổi tốt và giảm những tính toán sai lệch giữa các lực lượng an ninh trong vùng.
Có làm như thế thì ASEAN mới đóng góp vào hòa bình và ổn định của vùng... ASEAN đã đi qua một cách đáng khen quãng đường 50 năm, nhất là trong hợp tác an ninh. Với Singapore là chủ tịch trong năm tới đây, thì ASEAN còn có khả năng đi xa hơn nữa.
RFI
25-10-2017