duyanh
10-20-2017, 01:11 PM
Vì sao Mỹ đưa hàng trăm ngàn quả bom đến đảo Guam?
Theo quân đội Mỹ, kho vũ khí đạn dược của không quân trên đảo Guam gần đây đã được tăng thêm 10%, trong đó có hàng trăm ngàn quả bom các loại.
Tổng số, đã có 816.393 bom đạn có giá trị hơn 95 triệu USD được chuyển tới Căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam từ ngày 21 tháng 8 đến ngày 30 tháng 9.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoom/500/uploaded/luyenminhbich/2017_10_20/vi-sao-my-dua-hang-tram-ngan-qua-bom-den-dao-guam.jpg
Số lượng vũ khí trên máy bay ném bom chiến lược B-52. Ảnh: Gear Patrol
Tư lệnh Các lực lượng Không quân Thái Bình Dương, tướng Terrence O‘Shaughnessy đã chỉ ra mức độ đe dọa nghiêm trọng đến từ Triều Tiên và cảnh báo rằng Quân đội Mỹ vẫn sẵn sàng chiến đấu. Ông nói: "Chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên thật sự là một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta. Trong khi Mỹ luôn tìm kiếm hòa bình hơn chiến tranh, chúng ta vẫn sẵn sàng bảo vệ lý tưởng, đồng minh và những người giúp bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”.
Kho vũ khí chiến lược đặt tại Căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam bảo đảm sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thường xuyên được sử dụng để cảnh báo Triều Tiên về nguy cơ của việc đe dọa Mỹ và các nước đồng minh.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoom/500/uploaded/luyenminhbich/2017_10_20/vi-sao-my-dua-hang-tram-ngan-qua-bom-den-dao-guam-hinh-2.jpg
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancers của Không quân Mỹ thường thường xuyên bay tới Hàn Quốc. Ảnh: The National Interest
Tuy không còn mang theo vũ khí hạt nhân, nhưng loại máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancers với vũ khí thông thường thường xuyên bay tới Hàn Quốc để huấn luyện cùng với các lực lượng của Hàn Quốc và Nhật Bản, thực hiện các cuộc ném bom huấn luyện và bay gần đường ranh giới liên Triều. Những chuyến bay này thường được tiến hành sau các cuộc khiêu khích của Triều Tiên thử tên lửa và hạt nhân.
Không hề quên các chiến dịch ném bom dữ dội trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Bình Nhưỡng luôn cực lực phản đối các chuyến bay của chiến đấu cơ Mỹ quanh Bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho gần đây đã tuyên bố rằng Triều Tiên có quyền tự vệ và có thể bắn hạ máy bay Mỹ tiến đến quá gần.
Kiến thức
20/10/2017
Theo quân đội Mỹ, kho vũ khí đạn dược của không quân trên đảo Guam gần đây đã được tăng thêm 10%, trong đó có hàng trăm ngàn quả bom các loại.
Tổng số, đã có 816.393 bom đạn có giá trị hơn 95 triệu USD được chuyển tới Căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam từ ngày 21 tháng 8 đến ngày 30 tháng 9.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoom/500/uploaded/luyenminhbich/2017_10_20/vi-sao-my-dua-hang-tram-ngan-qua-bom-den-dao-guam.jpg
Số lượng vũ khí trên máy bay ném bom chiến lược B-52. Ảnh: Gear Patrol
Tư lệnh Các lực lượng Không quân Thái Bình Dương, tướng Terrence O‘Shaughnessy đã chỉ ra mức độ đe dọa nghiêm trọng đến từ Triều Tiên và cảnh báo rằng Quân đội Mỹ vẫn sẵn sàng chiến đấu. Ông nói: "Chương trình phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên thật sự là một mối đe dọa đối với tất cả chúng ta. Trong khi Mỹ luôn tìm kiếm hòa bình hơn chiến tranh, chúng ta vẫn sẵn sàng bảo vệ lý tưởng, đồng minh và những người giúp bảo vệ các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”.
Kho vũ khí chiến lược đặt tại Căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam bảo đảm sự hiện diện liên tục của máy bay ném bom ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thường xuyên được sử dụng để cảnh báo Triều Tiên về nguy cơ của việc đe dọa Mỹ và các nước đồng minh.
http://cms.kienthuc.net.vn/zoom/500/uploaded/luyenminhbich/2017_10_20/vi-sao-my-dua-hang-tram-ngan-qua-bom-den-dao-guam-hinh-2.jpg
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancers của Không quân Mỹ thường thường xuyên bay tới Hàn Quốc. Ảnh: The National Interest
Tuy không còn mang theo vũ khí hạt nhân, nhưng loại máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancers với vũ khí thông thường thường xuyên bay tới Hàn Quốc để huấn luyện cùng với các lực lượng của Hàn Quốc và Nhật Bản, thực hiện các cuộc ném bom huấn luyện và bay gần đường ranh giới liên Triều. Những chuyến bay này thường được tiến hành sau các cuộc khiêu khích của Triều Tiên thử tên lửa và hạt nhân.
Không hề quên các chiến dịch ném bom dữ dội trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Bình Nhưỡng luôn cực lực phản đối các chuyến bay của chiến đấu cơ Mỹ quanh Bán đảo Triều Tiên. Bộ trưởng Ngoại giao Ri Yong-ho gần đây đã tuyên bố rằng Triều Tiên có quyền tự vệ và có thể bắn hạ máy bay Mỹ tiến đến quá gần.
Kiến thức
20/10/2017