duyanh
10-18-2017, 12:11 PM
Nhà báo tham gia phanh phui bê bối “Hồ sơ Panama” bị sát hại bằng bom
Hôm 16/10, nữ nhà báo Daphne Caruana Galizia từng phanh phui các mảng khuất liên quan tới vụ Hồ sơ Panama, điều tra về nạn tham nhũng tại Cộng hòa Malta, đã thiệt mạng trong vụ “tấn công man rợ” bằng bom.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/EoU4mV-20171018-nha-bao-tham-gia-phanh-phui-be-boi-ho-so-panama-bi-sat-hai-bang-bom.jpg
Nữ nhà báo điều tra Daphne Caruana Galizia chụp ảnh ở bên ngoài đại sứ quán Libya tại Valletta, thủ đô Malta. (Ảnh: Reuters)
Daphne Caruana Galizia, 53 tuổi, từng dẫn đầu cuộc điều tra về nạn tham nhũng tại Cộng hòa Malta, chiều 16/10 đang lái xe từ nhà ở thị trấn Mosta, ngoại ô thủ đô Valletta của Malta thì một quả bom bị gài trong xe phát nổ, làm chiếc Peugeot 108 nổ tung thành trăm mảnh văng qua tường, rơi xuống cánh đồng.
Bà là tác giả của các bài viết đăng tải trên blog cá nhân thu hút số lượng bạn đọc còn đông đảo hơn tổng số bạn đọc của những tờ báo ở Malta gộp lại, gần đây, trang web Politico đã chọn bà Caruana Galizia là một trong 28 người châu Âu “định hình và gây chấn động” châu lục này, mô tả nữ nhà báo này là “WikiLeaks của một phụ nữ”.
Trong 2 năm qua, phần lớn các bài báo đăng tải của bà tập trung phanh phui các mảng khuất liên quan tới vụ Hồ sơ Panama với 11,5 triệu tài liệu rò rỉ về các chiêu trò trốn thuế của nhiều cá nhân, tổ chức trên thế giới liên quan tới hãng luật Mossack Fonseca.
Những thông tin điều tra được tiết lộ gần đây nhất của bà nhằm vào những chuyện khuất tất của Thủ tướng Malta Joseph Muscat, và hai người trợ lý thân cận nhất của ông này. Bà chỉ ra mối liên kết giữa các công ty bình phong với 3 người đàn ông đó trong việc bán các hộ chiếu Malta và những khoản tiền thanh toán từ chính phủ Azerbaizan.
Nữ nhà báo này còn viết vợ ông Muscat, bộ trưởng năng lượng, cũng là chánh văn phòng của chính phủ Malta, có các công ty được thành lập ở nước ngoài tại Panama để nhận tiền từ Azerbaijan. Ông Muscat và vợ đều phủ nhận cáo buộc.
Lãnh đạo phe đối lập Adrian Delia cho rằng, nhà báo kiêm blogger này là nạn nhân của một vụ “sát hại chính trị”.
Trong khi Thủ tướng Muscat nói trong một tuyên bố sau vụ việc rằng, cái chết của bà Caruana Galizia là kết quả của “một cuộc tấn công man rợ”, đồng nghĩa với một cuộc tấn công vào sự tự do ngôn luận. Ông mô tả bà là “một trong những người chỉ trích ông mạnh mẽ nhất, về cấp độ chính trị và cá nhân”, khi lên án vụ sát hại.
Ông Muscat nói: “Mọi người đều biết bà Caruana Galizia là người chỉ trích tôi rất gay gắt, cả về chính trị lẫn đời tư, nhưng không ai được phép quy kết về hành động tấn công man rợ này theo bất cứ cách nào“.
Ông Muscat thông báo, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đồng ý hỗ trợ cảnh sát địa phương điều tra vụ sát hại và đang đưa các chuyên gia tới quốc đảo này sớm nhất có thể.
Hiện chưa có tổ chức hay cá nhân nào tuyên bố nhận trách nhiệm vụ ám sát bà Daphne Caruana Galizia.
Bà Caruana Galizia cách đây hai tuần báo cảnh sát vì bị đe doạ, các quan chức hành pháp hôm 16/10 cho hay. Hàng nghìn người đã tham gia lễ cầu nguyện cho bà tối 16/10.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/jBnw2o-20171018-nha-bao-tham-gia-phanh-phui-be-boi-ho-so-panama-bi-sat-hai-bang-bom.jpg
Các chuyên gia pháp y đang thu thập chứng cứ tại hiện trường vụ đánh bom xe sát hại nữ nhà báo điều tra của Malta. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Malta Marie-Louise Coleiro Preca đã kêu gọi công luận bình tĩnh trước sự việc. Bà nói: “Trong thời khắc này, khi cả nước kinh hoàng trước cuộc tấn công, tôi kêu gọi mọi người hãy thận trọng trong lời nói, không nên vội vàng phán xét, hãy thể hiện tinh thần đoàn kết“.
Sau cuộc tổng tuyển cử buồn bã mùa hè vừa qua, giới quan sát chính trị ở Malta lo ngại Malta sẽ tái diễn tình trạng bạo lực chính trị từng gây nhiều tổn thất với quốc gia thành viên nhỏ bé nhất tại châu Âu trong những năm 1980.
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu, hoặc 2,6 terabyte dữ liệu được lấy từ công ty Mossack Fonseca, hãng luật lớn thứ tư thế giới. Trong vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất lịch sử vào năm 2016, 143 chính trị gia, trong đó có 12 lãnh đạo chính trị cấp cao, cùng gia đình và phụ tá thân cận của họ, bị cáo buộc dùng các công ty vỏ bọc để trốn thuế, che giấu số tài sản khổng lồ.
Báo mới
Hôm 16/10, nữ nhà báo Daphne Caruana Galizia từng phanh phui các mảng khuất liên quan tới vụ Hồ sơ Panama, điều tra về nạn tham nhũng tại Cộng hòa Malta, đã thiệt mạng trong vụ “tấn công man rợ” bằng bom.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/EoU4mV-20171018-nha-bao-tham-gia-phanh-phui-be-boi-ho-so-panama-bi-sat-hai-bang-bom.jpg
Nữ nhà báo điều tra Daphne Caruana Galizia chụp ảnh ở bên ngoài đại sứ quán Libya tại Valletta, thủ đô Malta. (Ảnh: Reuters)
Daphne Caruana Galizia, 53 tuổi, từng dẫn đầu cuộc điều tra về nạn tham nhũng tại Cộng hòa Malta, chiều 16/10 đang lái xe từ nhà ở thị trấn Mosta, ngoại ô thủ đô Valletta của Malta thì một quả bom bị gài trong xe phát nổ, làm chiếc Peugeot 108 nổ tung thành trăm mảnh văng qua tường, rơi xuống cánh đồng.
Bà là tác giả của các bài viết đăng tải trên blog cá nhân thu hút số lượng bạn đọc còn đông đảo hơn tổng số bạn đọc của những tờ báo ở Malta gộp lại, gần đây, trang web Politico đã chọn bà Caruana Galizia là một trong 28 người châu Âu “định hình và gây chấn động” châu lục này, mô tả nữ nhà báo này là “WikiLeaks của một phụ nữ”.
Trong 2 năm qua, phần lớn các bài báo đăng tải của bà tập trung phanh phui các mảng khuất liên quan tới vụ Hồ sơ Panama với 11,5 triệu tài liệu rò rỉ về các chiêu trò trốn thuế của nhiều cá nhân, tổ chức trên thế giới liên quan tới hãng luật Mossack Fonseca.
Những thông tin điều tra được tiết lộ gần đây nhất của bà nhằm vào những chuyện khuất tất của Thủ tướng Malta Joseph Muscat, và hai người trợ lý thân cận nhất của ông này. Bà chỉ ra mối liên kết giữa các công ty bình phong với 3 người đàn ông đó trong việc bán các hộ chiếu Malta và những khoản tiền thanh toán từ chính phủ Azerbaizan.
Nữ nhà báo này còn viết vợ ông Muscat, bộ trưởng năng lượng, cũng là chánh văn phòng của chính phủ Malta, có các công ty được thành lập ở nước ngoài tại Panama để nhận tiền từ Azerbaijan. Ông Muscat và vợ đều phủ nhận cáo buộc.
Lãnh đạo phe đối lập Adrian Delia cho rằng, nhà báo kiêm blogger này là nạn nhân của một vụ “sát hại chính trị”.
Trong khi Thủ tướng Muscat nói trong một tuyên bố sau vụ việc rằng, cái chết của bà Caruana Galizia là kết quả của “một cuộc tấn công man rợ”, đồng nghĩa với một cuộc tấn công vào sự tự do ngôn luận. Ông mô tả bà là “một trong những người chỉ trích ông mạnh mẽ nhất, về cấp độ chính trị và cá nhân”, khi lên án vụ sát hại.
Ông Muscat nói: “Mọi người đều biết bà Caruana Galizia là người chỉ trích tôi rất gay gắt, cả về chính trị lẫn đời tư, nhưng không ai được phép quy kết về hành động tấn công man rợ này theo bất cứ cách nào“.
Ông Muscat thông báo, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã đồng ý hỗ trợ cảnh sát địa phương điều tra vụ sát hại và đang đưa các chuyên gia tới quốc đảo này sớm nhất có thể.
Hiện chưa có tổ chức hay cá nhân nào tuyên bố nhận trách nhiệm vụ ám sát bà Daphne Caruana Galizia.
Bà Caruana Galizia cách đây hai tuần báo cảnh sát vì bị đe doạ, các quan chức hành pháp hôm 16/10 cho hay. Hàng nghìn người đã tham gia lễ cầu nguyện cho bà tối 16/10.
http://drive.tinhhoa.net/http/1200x1200/tinhhoa.net-/jBnw2o-20171018-nha-bao-tham-gia-phanh-phui-be-boi-ho-so-panama-bi-sat-hai-bang-bom.jpg
Các chuyên gia pháp y đang thu thập chứng cứ tại hiện trường vụ đánh bom xe sát hại nữ nhà báo điều tra của Malta. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Malta Marie-Louise Coleiro Preca đã kêu gọi công luận bình tĩnh trước sự việc. Bà nói: “Trong thời khắc này, khi cả nước kinh hoàng trước cuộc tấn công, tôi kêu gọi mọi người hãy thận trọng trong lời nói, không nên vội vàng phán xét, hãy thể hiện tinh thần đoàn kết“.
Sau cuộc tổng tuyển cử buồn bã mùa hè vừa qua, giới quan sát chính trị ở Malta lo ngại Malta sẽ tái diễn tình trạng bạo lực chính trị từng gây nhiều tổn thất với quốc gia thành viên nhỏ bé nhất tại châu Âu trong những năm 1980.
Hồ sơ Panama gồm 11,5 triệu tài liệu, hoặc 2,6 terabyte dữ liệu được lấy từ công ty Mossack Fonseca, hãng luật lớn thứ tư thế giới. Trong vụ rò rỉ tài liệu mật lớn nhất lịch sử vào năm 2016, 143 chính trị gia, trong đó có 12 lãnh đạo chính trị cấp cao, cùng gia đình và phụ tá thân cận của họ, bị cáo buộc dùng các công ty vỏ bọc để trốn thuế, che giấu số tài sản khổng lồ.
Báo mới