duyanh
09-23-2017, 12:56 PM
Trung Quốc ngưng xuất xăng dầu sang Bắc Triều Tiên
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-08-30t004032z_1158685717_rc1827d75290_rtrmadp_3_north korea-missiles-un.jpg
Đại sứ Trung Quốc (giữa) tại phiên họp Hội Đồng BẢo An thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên ngày 29/08/2017, tại New York.
REUTERS/Andrew Kelly
Bắc Kinh hôm nay 23/09/2017 loan báo ngưng xuất sang Bắc Triều Tiên một số sản phẩm dầu khí, đồng thời ngưng nhập khẩu hàng dệt may của nước láng giềng này, theo như nghị quyết mới nhất của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tại Bình Nhưỡng, giá xăng dầu đã tăng lên 20%.
Thông cáo của bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết việc xuất khẩu dầu đã được tinh chế sẽ bị ngưng kể từ ngày 1/10 tới. Còn việc giao khí nén và khí hóa lỏng được chấm dứt ngay từ ngày mai 24/9, cùng với việc ngưng nhập khẩu hàng dệt may từ Bắc Triều Tiên.
Các chuyên gia cho rằng như vậy một nguồn thu ngoại hối lớn của Bắc Triều Tiên sẽ bị cắt đứt, vì dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo IHS Markit, Bình Nhưỡng hàng năm thu về 750 triệu đô la nhờ hàng dệt may, với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.
Tuy có nguồn than đá dồi dào, nhưng Bắc Triều Tiên hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn dầu khí nhập khẩu, mà nguồn cung chính là Trung Quốc. Từ năm 2014, Trung Quốc không hề công bố số liệu dầu khí bán cho Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính trong năm 2016, mỗi ngày Bắc Kinh đã cung cấp cho Bình Nhưỡng 15.000 thùng dầu thô và 6.000 thùng dầu tinh chế, tức khoảng 5,5 triệu thùng dầu thô và 2,2 triệu thùng dầu tinh chế cho cả năm.
AFP ghi nhận, giá xăng dầu tại Bắc Triều Tiên đã tăng 20% từ hai tháng qua. Xăng ở đây được bán theo kí lô chứ không phải theo lít, và phải trả bằng tiền mặt.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gần đây đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt mới, sau khi Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ ba hôm 3/9.
Ngoài việc ngưng nhập hàng dệt may, nghị quyết còn cấm xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên các loại khí nén và khí hóa lỏng, định mức trần dầu tinh chế là hai triệu thùng một năm, còn dầu thô bị giới hạn ở mức nhập khẩu của Bắc Triều Tiên hiện nay.
Trung Quốc chiếm đến 90% trao đổi thương mại với Bắc Triều Tiên, nên sự hợp tác của Bắc Kinh rất quan trọng. Hồi tháng Tám, sau khi bị Hoa Kỳ chỉ trích, Trung Quốc đã ngưng nhập sắt, quặng sắt và hải sản của Bình Nhưỡng. Nhưng Bắc Kinh luôn gây áp lực để Liên Hiệp Quốc giảm nhẹ cấm vận, vì sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ.
Hôm qua bà Susan Thornton, trợ lý Đông Á của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố, chiến dịch trừng phạt là « cơ hội cuối cùng » để đạt đến một lối thoát hòa bình cho cuộc khủng hoảng nguyên tử và đạn đạo Bắc Triều Tiên.
RFI
23-09-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-08-30t004032z_1158685717_rc1827d75290_rtrmadp_3_north korea-missiles-un.jpg
Đại sứ Trung Quốc (giữa) tại phiên họp Hội Đồng BẢo An thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Bắc Triều Tiên ngày 29/08/2017, tại New York.
REUTERS/Andrew Kelly
Bắc Kinh hôm nay 23/09/2017 loan báo ngưng xuất sang Bắc Triều Tiên một số sản phẩm dầu khí, đồng thời ngưng nhập khẩu hàng dệt may của nước láng giềng này, theo như nghị quyết mới nhất của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Tại Bình Nhưỡng, giá xăng dầu đã tăng lên 20%.
Thông cáo của bộ Thương Mại Trung Quốc cho biết việc xuất khẩu dầu đã được tinh chế sẽ bị ngưng kể từ ngày 1/10 tới. Còn việc giao khí nén và khí hóa lỏng được chấm dứt ngay từ ngày mai 24/9, cùng với việc ngưng nhập khẩu hàng dệt may từ Bắc Triều Tiên.
Các chuyên gia cho rằng như vậy một nguồn thu ngoại hối lớn của Bắc Triều Tiên sẽ bị cắt đứt, vì dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo IHS Markit, Bình Nhưỡng hàng năm thu về 750 triệu đô la nhờ hàng dệt may, với nguyên liệu nhập từ Trung Quốc.
Tuy có nguồn than đá dồi dào, nhưng Bắc Triều Tiên hoàn toàn lệ thuộc vào nguồn dầu khí nhập khẩu, mà nguồn cung chính là Trung Quốc. Từ năm 2014, Trung Quốc không hề công bố số liệu dầu khí bán cho Bắc Triều Tiên.
Tuy nhiên Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ ước tính trong năm 2016, mỗi ngày Bắc Kinh đã cung cấp cho Bình Nhưỡng 15.000 thùng dầu thô và 6.000 thùng dầu tinh chế, tức khoảng 5,5 triệu thùng dầu thô và 2,2 triệu thùng dầu tinh chế cho cả năm.
AFP ghi nhận, giá xăng dầu tại Bắc Triều Tiên đã tăng 20% từ hai tháng qua. Xăng ở đây được bán theo kí lô chứ không phải theo lít, và phải trả bằng tiền mặt.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gần đây đã nhất trí thông qua các biện pháp trừng phạt mới, sau khi Bình Nhưỡng thử nguyên tử lần thứ ba hôm 3/9.
Ngoài việc ngưng nhập hàng dệt may, nghị quyết còn cấm xuất khẩu sang Bắc Triều Tiên các loại khí nén và khí hóa lỏng, định mức trần dầu tinh chế là hai triệu thùng một năm, còn dầu thô bị giới hạn ở mức nhập khẩu của Bắc Triều Tiên hiện nay.
Trung Quốc chiếm đến 90% trao đổi thương mại với Bắc Triều Tiên, nên sự hợp tác của Bắc Kinh rất quan trọng. Hồi tháng Tám, sau khi bị Hoa Kỳ chỉ trích, Trung Quốc đã ngưng nhập sắt, quặng sắt và hải sản của Bình Nhưỡng. Nhưng Bắc Kinh luôn gây áp lực để Liên Hiệp Quốc giảm nhẹ cấm vận, vì sợ Bắc Triều Tiên sụp đổ.
Hôm qua bà Susan Thornton, trợ lý Đông Á của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tuyên bố, chiến dịch trừng phạt là « cơ hội cuối cùng » để đạt đến một lối thoát hòa bình cho cuộc khủng hoảng nguyên tử và đạn đạo Bắc Triều Tiên.
RFI
23-09-2017