duyanh
09-18-2017, 12:26 PM
Căng thẳng TQ - Ấn Độ: hết biên giới đến nước ngọt
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/12FBA/production/_97845777_47f59036-c0e7-4cd7-be44-dc9412b83253.jpg
Sông Brahmaputra thường ngập nặng vào mùa mưa gây thiệt hại lớn ở Đông Bắc Ấn Độ và Bangladesh
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể đã dịu trên biên giới nhưng lại dấy lên ở một mảng gây tranh cãi từ lâu: nước ngọt.
Delhi nói họ chưa nhận được bất kỳ dữ liệu thủy văn nào về con sông Brahmaputra có thượng nguồn ở Trung Quốc, mặt dù hai nước Ấn Độ - Trung Quốc đã có thỏa thuận về việc này.
Là một trong những con sông lớn ở châu Á, sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ rồi qua Bangladesh nơi sông này nhập với dòng sông Hằng và chảy ra Vịnh Bengal.
Bắc Kinh nói các trạm thủy văn ở nước này đang được nâng cấp và vì thế Trung Quốc không thể chia sẻ số liệu được.
Nhưng BBC đã phát hiện Trung Quốc đang tiếp tục chia sẻ dữ liệu về con sông này với Bangladesh, nước hạ nguồn châu thổ sông Brahmaputra.
Căng thẳng về dữ liệu sông ngòi giữa Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra sau khi hai nước vừa kết thúc bất đồng về biên giới ở Himalaya kéo dài hơn hai tháng.
Sông Brahmaputra thường kéo theo lũ lụt vào mùa mưa hàng năm, gây thiệt hại lớn cho miền Bắc Ấn Độ và Bangladesh.
Hai nước này đã có thỏa thuận với Trung Quốc theo đó quốc gia ở thượng nguồn chia sẻ dữ liệu thủy văn của sông này vào mùa mưa từ 15/5 đến 15/10.
Dữ liệu này chủ yếu là về mức nước sông để cảnh báo các nước hạ nguồn trong trường hợp ngập lụt.
"Trong năm nay...chúng tôi chưa nhận được dữ liệu thủy văn từ phía Trung Quốc kể từ ngày 15/5 cho tới giờ," ông Raveesh Kumar, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn độ phát biểu tại một cuộc họp báo tháng trước.
"Chúng tôi không biết lý do kỹ thuật của chuyện này nhưng hiện đã có một cơ chế theo đó phía Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu thủy văn cho chúng tôi."
Phía Trung Quốc tuần trước nói có 'lỗi kỹ thuật'.
"Năm ngoái, vì nhu cầu xây dựng lại sau những thiệt hại về lụt lội, và vì những lý do kỹ thuật như nâng cấp và cải tạo, các trạm thủy văn ở Trung Quốc không có điều kiện để thu thập dữ liệu thủy văn ở thời điểm hiện tại," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước.
Các quan chức Bangladesh lại nói họ vẫn nhận được thông tin về mực nước sông Brahmaputra từ phía Trung Quốc.
"Chúng tôi nhận được dữ liệu về mực nước sông Brahmaputra từ Trung Quốc cách đây vài ngày," ông Mofazzal Hossain, một thành viên của ủy ban sông ngòi của Bangladesh nói với BBC.
"Chúng tôi đã nhận được các số liệu từ ba trạm thủy văn ở Tây Tạng từ năm 2002 và họ vẫn tiếp tục chia sẻ dữ liệu với chúng tôi kể cả trong mùa mưa."
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/17DDA/production/_97845779_479e719b-7599-4f45-97cb-5df56b875425.jpg
Sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ rồi qua Bangladesh
Ngờ vực
Sau nhiều năm nỗ lực, mãi gần đây Ấn Độ mới ký được thỏa thuận về dữ liệu thủy văn vào mùa mưa của sông Brahmaputra với Trung Quốc.
Delhi cũng yêu cầu Bắc Kinh cung cấp dữ liệu về dòng chảy của sông này không chỉ trong mùa mưa, vì có nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể dẫn nước từ sông Brahmaputra đến các vùng gặp hạn của Trung Quốc trong mùa khô.
Bắc Kinh đã xây dựng vài con đập thủy lợi trên sông này, còn gọi là sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng.
Trung Quốc nói nước này không dự trữ hay dẫn nước từ các con sông và không đi ngược lại lợi ích của các quốc gia hạ nguồn.
Nhưng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở đông bắc Ấn Độ, người dân ngày càng lo lắng Trung Quốc sẽ xả nước đột ngột.
Dân cư ở vùng Dibrugarh ở Assam, một trong những vùng rộng nhất của sông này, cho biết họ thấy mực nước sông lên xuống hết sức đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều vụ lở đất làm chắn sông và gây lũ đột ngột ở Himalayas.
Là quốc gia thượng nguồn của một số con sông chảy xuống Bangladesh và Pakistan, Ấn Độ cũng nhiều lần bị các nước này cáo buộc đã phớt lờ quan ngại của các nước hạ nguồn.
Các chuyên gia cho rằng ngày càng có các bằng chứng cho thấy nước ngọt đang trở thành một vấn đề chủ chốt trong địa lý chính trị ở Nam Á.
Navin Singh Khadka
Phóng viên môi trường BBC
18-9-2017
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/12FBA/production/_97845777_47f59036-c0e7-4cd7-be44-dc9412b83253.jpg
Sông Brahmaputra thường ngập nặng vào mùa mưa gây thiệt hại lớn ở Đông Bắc Ấn Độ và Bangladesh
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ có thể đã dịu trên biên giới nhưng lại dấy lên ở một mảng gây tranh cãi từ lâu: nước ngọt.
Delhi nói họ chưa nhận được bất kỳ dữ liệu thủy văn nào về con sông Brahmaputra có thượng nguồn ở Trung Quốc, mặt dù hai nước Ấn Độ - Trung Quốc đã có thỏa thuận về việc này.
Là một trong những con sông lớn ở châu Á, sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ rồi qua Bangladesh nơi sông này nhập với dòng sông Hằng và chảy ra Vịnh Bengal.
Bắc Kinh nói các trạm thủy văn ở nước này đang được nâng cấp và vì thế Trung Quốc không thể chia sẻ số liệu được.
Nhưng BBC đã phát hiện Trung Quốc đang tiếp tục chia sẻ dữ liệu về con sông này với Bangladesh, nước hạ nguồn châu thổ sông Brahmaputra.
Căng thẳng về dữ liệu sông ngòi giữa Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra sau khi hai nước vừa kết thúc bất đồng về biên giới ở Himalaya kéo dài hơn hai tháng.
Sông Brahmaputra thường kéo theo lũ lụt vào mùa mưa hàng năm, gây thiệt hại lớn cho miền Bắc Ấn Độ và Bangladesh.
Hai nước này đã có thỏa thuận với Trung Quốc theo đó quốc gia ở thượng nguồn chia sẻ dữ liệu thủy văn của sông này vào mùa mưa từ 15/5 đến 15/10.
Dữ liệu này chủ yếu là về mức nước sông để cảnh báo các nước hạ nguồn trong trường hợp ngập lụt.
"Trong năm nay...chúng tôi chưa nhận được dữ liệu thủy văn từ phía Trung Quốc kể từ ngày 15/5 cho tới giờ," ông Raveesh Kumar, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ấn độ phát biểu tại một cuộc họp báo tháng trước.
"Chúng tôi không biết lý do kỹ thuật của chuyện này nhưng hiện đã có một cơ chế theo đó phía Trung Quốc phải cung cấp dữ liệu thủy văn cho chúng tôi."
Phía Trung Quốc tuần trước nói có 'lỗi kỹ thuật'.
"Năm ngoái, vì nhu cầu xây dựng lại sau những thiệt hại về lụt lội, và vì những lý do kỹ thuật như nâng cấp và cải tạo, các trạm thủy văn ở Trung Quốc không có điều kiện để thu thập dữ liệu thủy văn ở thời điểm hiện tại," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Cảnh Sảng phát biểu trong một cuộc họp báo tuần trước.
Các quan chức Bangladesh lại nói họ vẫn nhận được thông tin về mực nước sông Brahmaputra từ phía Trung Quốc.
"Chúng tôi nhận được dữ liệu về mực nước sông Brahmaputra từ Trung Quốc cách đây vài ngày," ông Mofazzal Hossain, một thành viên của ủy ban sông ngòi của Bangladesh nói với BBC.
"Chúng tôi đã nhận được các số liệu từ ba trạm thủy văn ở Tây Tạng từ năm 2002 và họ vẫn tiếp tục chia sẻ dữ liệu với chúng tôi kể cả trong mùa mưa."
https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/17DDA/production/_97845779_479e719b-7599-4f45-97cb-5df56b875425.jpg
Sông Brahmaputra bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua Ấn Độ rồi qua Bangladesh
Ngờ vực
Sau nhiều năm nỗ lực, mãi gần đây Ấn Độ mới ký được thỏa thuận về dữ liệu thủy văn vào mùa mưa của sông Brahmaputra với Trung Quốc.
Delhi cũng yêu cầu Bắc Kinh cung cấp dữ liệu về dòng chảy của sông này không chỉ trong mùa mưa, vì có nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể dẫn nước từ sông Brahmaputra đến các vùng gặp hạn của Trung Quốc trong mùa khô.
Bắc Kinh đã xây dựng vài con đập thủy lợi trên sông này, còn gọi là sông Yarlung Zangbo ở Tây Tạng.
Trung Quốc nói nước này không dự trữ hay dẫn nước từ các con sông và không đi ngược lại lợi ích của các quốc gia hạ nguồn.
Nhưng trong những năm gần đây, đặc biệt là ở đông bắc Ấn Độ, người dân ngày càng lo lắng Trung Quốc sẽ xả nước đột ngột.
Dân cư ở vùng Dibrugarh ở Assam, một trong những vùng rộng nhất của sông này, cho biết họ thấy mực nước sông lên xuống hết sức đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều vụ lở đất làm chắn sông và gây lũ đột ngột ở Himalayas.
Là quốc gia thượng nguồn của một số con sông chảy xuống Bangladesh và Pakistan, Ấn Độ cũng nhiều lần bị các nước này cáo buộc đã phớt lờ quan ngại của các nước hạ nguồn.
Các chuyên gia cho rằng ngày càng có các bằng chứng cho thấy nước ngọt đang trở thành một vấn đề chủ chốt trong địa lý chính trị ở Nam Á.
Navin Singh Khadka
Phóng viên môi trường BBC
18-9-2017