duyanh
09-13-2017, 12:23 PM
Miến Điện : Hội Đồng Bảo An họp kín về hồ sơ Rohingya
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-13t052919z_613646924_rc11ebaa1580_rtrmadp_3_myanma r-rohingya.jpg
Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 71 ở Manhattan, New York, ngày 21/09/2016.
REUTERS/Carlo Allegri
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bắt đầu họp kể từ ngày 13/09/2017 về tình trạng người Rohingya ở Miến Điện. Theo số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc, có đến 370.000 người Rohingya đã chạy qua lánh nạn ở Bangladesh từ cuối tháng 8. Cao Ủy Nhân Quyền đã nói đến « một cuộc thanh lọc chủng tộc quy mô ». Tuy nhiên, Hội Đồng Bảo An đã quyết định họp kín, gây bất bình không ít đối với các tổ chức phi chính phủ.
Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau tường thuật :
« Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tuần lễ mà Hội Đồng Bảo An họp về tình hình Miến Điện. Lần nào cũng họp kín, thảo luận riêng, báo chí không được tham dự. Đối với ông Louis Charbonneau thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, các nhà ngoại giao như vậy đã gởi đi một thông điệp không khác gì một « giấy phép sát nhân ».
Theo ông Charbonneau, khi người ta đã nói đến một chiến dịch thanh lọc chủng tộc trên quy mô lớn, với một nhóm sắc tộc của cả một bang bị trục xuất đi nơi khác, thì cái gì có thể biện minh cho việc tình hình Miến Điện chỉ được thảo luận một cách miễn cưỡng ?
Câu trả lời dĩ nhiên là Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Miến Điện. Bắc Kinh đã ra sức vận động để chủ đề này không nằm trong chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An.
Các tổ chức phi chính phủ không để yên và đòi phải có những hành động cụ thể. Theo ông Charbonneau, tổ chức Human Rights Watch của ông muốn Hội Đồng Bảo An đe dọa trừng phạt, phong tỏa tài sản, cấm đi lại, cấm vận vũ khí. Human Rights Watch đã nghe giới ngoại giao nói rằng điều đó có thể gây khó khăn cho bà Aung San Suu Kyi, nhưng đối với ông Charbonneau : « Phải nói thẳng thắn là bà Aung San Suu Kyi đã có lập trường rất rõ ràng : Đó là đã không nói gì cả ».
Vài ngày trước cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nơi mà tình hình Miến Điện có thể được đưa ra thảo luận, bà Aung San Suu Kyi đã thông báo sẽ đến dự. Nhưng rốt cuộc, bà cho biết sẽ không đến trước sự phản đối của quốc tế. Miến Điện do sẽ phó tổng thống thứ nhì đại diện »
RFI
13-09-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-13t052919z_613646924_rc11ebaa1580_rtrmadp_3_myanma r-rohingya.jpg
Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 71 ở Manhattan, New York, ngày 21/09/2016.
REUTERS/Carlo Allegri
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bắt đầu họp kể từ ngày 13/09/2017 về tình trạng người Rohingya ở Miến Điện. Theo số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc, có đến 370.000 người Rohingya đã chạy qua lánh nạn ở Bangladesh từ cuối tháng 8. Cao Ủy Nhân Quyền đã nói đến « một cuộc thanh lọc chủng tộc quy mô ». Tuy nhiên, Hội Đồng Bảo An đã quyết định họp kín, gây bất bình không ít đối với các tổ chức phi chính phủ.
Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau tường thuật :
« Đây là lần thứ hai trong vòng 2 tuần lễ mà Hội Đồng Bảo An họp về tình hình Miến Điện. Lần nào cũng họp kín, thảo luận riêng, báo chí không được tham dự. Đối với ông Louis Charbonneau thuộc tổ chức nhân quyền Human Rights Watch, các nhà ngoại giao như vậy đã gởi đi một thông điệp không khác gì một « giấy phép sát nhân ».
Theo ông Charbonneau, khi người ta đã nói đến một chiến dịch thanh lọc chủng tộc trên quy mô lớn, với một nhóm sắc tộc của cả một bang bị trục xuất đi nơi khác, thì cái gì có thể biện minh cho việc tình hình Miến Điện chỉ được thảo luận một cách miễn cưỡng ?
Câu trả lời dĩ nhiên là Trung Quốc, đối tác thương mại hàng đầu của Miến Điện. Bắc Kinh đã ra sức vận động để chủ đề này không nằm trong chương trình nghị sự của Hội Đồng Bảo An.
Các tổ chức phi chính phủ không để yên và đòi phải có những hành động cụ thể. Theo ông Charbonneau, tổ chức Human Rights Watch của ông muốn Hội Đồng Bảo An đe dọa trừng phạt, phong tỏa tài sản, cấm đi lại, cấm vận vũ khí. Human Rights Watch đã nghe giới ngoại giao nói rằng điều đó có thể gây khó khăn cho bà Aung San Suu Kyi, nhưng đối với ông Charbonneau : « Phải nói thẳng thắn là bà Aung San Suu Kyi đã có lập trường rất rõ ràng : Đó là đã không nói gì cả ».
Vài ngày trước cuộc họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, nơi mà tình hình Miến Điện có thể được đưa ra thảo luận, bà Aung San Suu Kyi đã thông báo sẽ đến dự. Nhưng rốt cuộc, bà cho biết sẽ không đến trước sự phản đối của quốc tế. Miến Điện do sẽ phó tổng thống thứ nhì đại diện »
RFI
13-09-2017