duyanh
09-12-2017, 12:02 PM
LHQ đồng thuận trừng phạt Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-11t233802z_1867372340_rc1b2a9b76a0_rtrmadp_3_north korea-usa-un.jpg
Đại diện các nước tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc biểu quyết trừng phạt lần thứ 9 Bắc Triều Tiên, ngày 11/09/2017, New York.
REUTERS/Stephanie Keith
Ngày 11/09/2017, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, toàn thể 15 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua một loạt biện pháp mới trừng phạt Bắc Triều Tiên sau vụ thử bom hạt nhân ngày 03/09 : Cấm xuất khẩu sản phẩm dệt may và hạn chế nhập khẩu dầu khí. Phương Tây hy vọng phong tỏa đến 90% xuất khẩu của Bình Nhưỡng và 30% nguồn năng lượng nhập khẩu để buộc Kim Jong Un phải đình chỉ chương trình hạt nhân, vũ khí quy ước đe dọa an ninh thế giới và trở lại bàn đàm phán.
Nghị quyết trừng phạt lần thứ 8 của Liên Hiệp Quốc được hai nước đồng minh của Bắc Triều Tiên là Nga và Trung Quốc ủng hộ sau khi Mỹ chấp nhận giảm nhẹ. Đối với Hoa Kỳ, Anh, Pháp, nghị quyết được biểu quyết nhất trí hôm thứ Hai rất « cân đối và vững chắc », cho phép Liên Hiệp Quốc xác định « quyết tâm và đoàn kết » trong thông điệp cảnh tỉnh chế độ Bình Nhưỡng.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau phân tích :
Hoa Kỳ muốn cắt đứt triệt để nguồn dầu khí nhập khẩu của Bắc Triều Tiên. Lệnh cấm vận chỉ ảnh hưởng có một phần và áp dụng từng bước. Lãnh đạo Kim Jong Un cũng không bị phong tỏa tài sản.
Tuy nhiên, Washington cũng đạt được một số mục tiêu như là cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu hàng dệt may và hạn chế nhập khẩu khí đốt cũng như tăng cường kiểm soát thương thuyền Bắc Triều Tiên và hạn chế số nhân công ra nước ngoài lao động.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, khen ngợi thái độ ủng hộ của Trung Quốc và Nga, biểu hiện sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế. Bà nói: Ngày hôm nay, chúng tôi nói rằng thế giới không bao giờ chấp nhận một nước Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Và hôm nay, Hội Đồng Bảo An tuyên bố rằng nếu chế độ Bắc Triều Tiên không ngưng chương trình hạt nhân của họ thì chính chúng tôi sẽ ra tay hành động. »
Dù vậy, trái với lời tuyên bố bốc lửa hồi tuần trước, bà Nikki Haley tìm cách xoa dịu tình hình khi cho rằng còn có cơ hội thương thuyết : Chúng tôi không chọn giải pháp chiến tranh. Chế độ Bắc Triều Tiên chưa vượt qua giới hạn không thể đảo ngược. Nếu Bình Nhưỡng chấp nhận chấm dứt chương trình hạt nhân thì họ có một tương lai trước mặt. »
Lời tuyên bố này làm hài lòng Nga và Trung Quốc. Hai nước này lúc đầu không tin vào hiệu quả của giải pháp trừng phạt mới và một lần nữa họ kêu gọi các bên xung khắc tự kềm chế để mở lại càng sớm càng tốt vòng đàm phán sáu bên.
RFI
12-09-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-11t233802z_1867372340_rc1b2a9b76a0_rtrmadp_3_north korea-usa-un.jpg
Đại diện các nước tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc biểu quyết trừng phạt lần thứ 9 Bắc Triều Tiên, ngày 11/09/2017, New York.
REUTERS/Stephanie Keith
Ngày 11/09/2017, dưới sự thúc đẩy của Mỹ, toàn thể 15 thành viên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua một loạt biện pháp mới trừng phạt Bắc Triều Tiên sau vụ thử bom hạt nhân ngày 03/09 : Cấm xuất khẩu sản phẩm dệt may và hạn chế nhập khẩu dầu khí. Phương Tây hy vọng phong tỏa đến 90% xuất khẩu của Bình Nhưỡng và 30% nguồn năng lượng nhập khẩu để buộc Kim Jong Un phải đình chỉ chương trình hạt nhân, vũ khí quy ước đe dọa an ninh thế giới và trở lại bàn đàm phán.
Nghị quyết trừng phạt lần thứ 8 của Liên Hiệp Quốc được hai nước đồng minh của Bắc Triều Tiên là Nga và Trung Quốc ủng hộ sau khi Mỹ chấp nhận giảm nhẹ. Đối với Hoa Kỳ, Anh, Pháp, nghị quyết được biểu quyết nhất trí hôm thứ Hai rất « cân đối và vững chắc », cho phép Liên Hiệp Quốc xác định « quyết tâm và đoàn kết » trong thông điệp cảnh tỉnh chế độ Bình Nhưỡng.
Từ New York, thông tín viên Marie Bourreau phân tích :
Hoa Kỳ muốn cắt đứt triệt để nguồn dầu khí nhập khẩu của Bắc Triều Tiên. Lệnh cấm vận chỉ ảnh hưởng có một phần và áp dụng từng bước. Lãnh đạo Kim Jong Un cũng không bị phong tỏa tài sản.
Tuy nhiên, Washington cũng đạt được một số mục tiêu như là cấm Bình Nhưỡng xuất khẩu hàng dệt may và hạn chế nhập khẩu khí đốt cũng như tăng cường kiểm soát thương thuyền Bắc Triều Tiên và hạn chế số nhân công ra nước ngoài lao động.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, khen ngợi thái độ ủng hộ của Trung Quốc và Nga, biểu hiện sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế. Bà nói: Ngày hôm nay, chúng tôi nói rằng thế giới không bao giờ chấp nhận một nước Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân. Và hôm nay, Hội Đồng Bảo An tuyên bố rằng nếu chế độ Bắc Triều Tiên không ngưng chương trình hạt nhân của họ thì chính chúng tôi sẽ ra tay hành động. »
Dù vậy, trái với lời tuyên bố bốc lửa hồi tuần trước, bà Nikki Haley tìm cách xoa dịu tình hình khi cho rằng còn có cơ hội thương thuyết : Chúng tôi không chọn giải pháp chiến tranh. Chế độ Bắc Triều Tiên chưa vượt qua giới hạn không thể đảo ngược. Nếu Bình Nhưỡng chấp nhận chấm dứt chương trình hạt nhân thì họ có một tương lai trước mặt. »
Lời tuyên bố này làm hài lòng Nga và Trung Quốc. Hai nước này lúc đầu không tin vào hiệu quả của giải pháp trừng phạt mới và một lần nữa họ kêu gọi các bên xung khắc tự kềm chế để mở lại càng sớm càng tốt vòng đàm phán sáu bên.
RFI
12-09-2017