duyanh
09-06-2017, 12:41 PM
Bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên mạnh cỡ nào?
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-05t083209z_876910784_rc1335e63cb0_rtrmadp_3_northk orea-missiles-scientists.jpg
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo chương trình vũ khí hạt nhân với Ri Hong Sop (thứ 2 bên trái) và Hong Sung Mu (P). Ảnh do KCNA cung cấp ngày 03/09/2017.
KCNA via REUTERS
Vào cuối tuần qua, Bắc Triều Tiên lại tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu, khẳng định đã cho nổ một quả bom H được thu nhỏ đủ để có thể được gắn trên một tên lửa. Nhưng thật sự thì quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có cường độ cỡ nào ? Đó là điều mà các chuyên gia đang cố giải đáp.
Bình Nhưỡng đã từng khẳng định thử nghiệm thành công một quả bom H trong vụ thử hạt nhân lần thứ tư vào tháng 01/2016. Nhưng lúc đó các chuyên gia đã không tin như vậy, vì năng lượng thoát ra từ vụ thử rất yếu. Nhưng lần này thì đúng là quả bom được thử hôm Chủ Nhật 03/09/2017 có cường độ rất mạnh.
Theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản ngày 06/09, năng lượng thoát ra từ vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên được thẩm định là khoảng 160 kiloton tức là mạnh hơn gấp 10 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima vào năm 1945. Quả bom của Mỹ chỉ có cường độ khoảng 15 kiloton mà đã khiến 140 ngàn người chết. Thẩm định của bộ trưởng Nhật được dựa trên các số liệu của Tổ chức Hiệp ước cấm hoàn toàn các vụ thử hạt nhân (CTBTO).
Cường độ 160 kiloton cao hơn rất nhiều so với thẩm định của Liên Hiệp Quốc (chỉ từ 50 đến 100 kiloton). Các quan chức Hàn Quốc thì thẩm định năng lượng thoát ra từ vụ thử bom cũng chỉ khoảng 50 kiloton.
Theo các nhà địa chấn học Hoa Kỳ, vụ thử hạt nhân ngày 03/09 đã gây ra một trận động đất cường độ 6,3 độ Richter và các hình ảnh vệ tinh do trang mạng 38 North của Đại học Johns Hopkins, Washington, công bố ngày 06/09 cho thấy vụ thử này đã gây ra các vụ đất lở tại địa điểm bom nổ và khu vực chung quanh.
Thật ra, việc tính toán năng lượng thoát ra từ một vụ thử hạt nhân phải dựa trên các yếu tố khác nhau, mà nhiều yếu tố thì hiện vẫn chưa được biết. Thành ra cho tới giờ, các chuyên gia chưa thể đạt được nhất trí về các số liệu.
Câu hỏi thứ hai cũng đang chờ các chuyên gia giải đáp : Có thật sự Bắc Triều Tiên vừa thử một quả bom H ? Bom H, còn gọi là bom nhiệt hạch, hay bom khinh khí, mạnh hơn rất nhiều so với bom nguyên tử thông thường, còn gọi là bom A. Bom A thì lấy năng lượng từ quá trình phân rã hạt nhân, trong khi bom H thì dựa trên quá trình nhiệt hạch, tức là tổng hợp hạt nhân.
Nhiều chuyên gia cho rằng quả bom mà Bắc Triều Tiên thử hôm 03/09 có đầy đủ các đặc tính của một quả bom nhiệt hạch gồm hai tầng. Nhưng cũng có thể đó chỉ là một quả bom từ phân rã hạt nhân được gia tăng năng lượng bằng việc sử dụng nhiên liệu nhiệt hạch. Hiện giờ chưa có một chính phủ nước ngoài nào xác nhận đó là một quả bom H.
Nhưng quả bom này có kích thức cỡ nào ? Vài giờ trước vụ thử, Bắc Triều Tiên đã công bố những hình ảnh cho thấy lãnh đạo Kim Jong Un đang thanh tra Viện Vũ khí Hạt nhân và đứng nhìn một quả bom phủ lớp bạc, dường như có chiều dài 1m. Hãng thông tấn chính thức KCNA khẳng định đó là một quả bom H với sức công phá có thể được điều chỉnh trong khoảng từ hàng chục đến hàng trăm kiloton tùy theo mục tiêu. Các chuyên gia cho rằng quả bom trong ảnh có thể chỉ là quả bom mẫu chứ không phải là quả bom được cho nổ hôm Chủ Nhật 03/09.
Dầu sao thì Hàn Quốc nay tin rằng Bắc Triều Tiên đã thành công trong việc thu nhỏ một quả bom để có thể đặt trên một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tóm lại, cứ mỗi lần thử hạt nhân hay thử tên lửa, rõ ràng là Bình Nhưỡng lại đạt thêm tiến bộ về việc chế tạo các vũ khí hủy diệt hàng loạt và ngày càng trở thành mối đe dọa đối với cả thế giới.
RFI
06-09-2017
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-05t083209z_876910784_rc1335e63cb0_rtrmadp_3_northk orea-missiles-scientists.jpg
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un chỉ đạo chương trình vũ khí hạt nhân với Ri Hong Sop (thứ 2 bên trái) và Hong Sung Mu (P). Ảnh do KCNA cung cấp ngày 03/09/2017.
KCNA via REUTERS
Vào cuối tuần qua, Bắc Triều Tiên lại tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu, khẳng định đã cho nổ một quả bom H được thu nhỏ đủ để có thể được gắn trên một tên lửa. Nhưng thật sự thì quả bom nguyên tử của Bắc Triều Tiên có cường độ cỡ nào ? Đó là điều mà các chuyên gia đang cố giải đáp.
Bình Nhưỡng đã từng khẳng định thử nghiệm thành công một quả bom H trong vụ thử hạt nhân lần thứ tư vào tháng 01/2016. Nhưng lúc đó các chuyên gia đã không tin như vậy, vì năng lượng thoát ra từ vụ thử rất yếu. Nhưng lần này thì đúng là quả bom được thử hôm Chủ Nhật 03/09/2017 có cường độ rất mạnh.
Theo lời bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản ngày 06/09, năng lượng thoát ra từ vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Triều Tiên được thẩm định là khoảng 160 kiloton tức là mạnh hơn gấp 10 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống Hiroshima vào năm 1945. Quả bom của Mỹ chỉ có cường độ khoảng 15 kiloton mà đã khiến 140 ngàn người chết. Thẩm định của bộ trưởng Nhật được dựa trên các số liệu của Tổ chức Hiệp ước cấm hoàn toàn các vụ thử hạt nhân (CTBTO).
Cường độ 160 kiloton cao hơn rất nhiều so với thẩm định của Liên Hiệp Quốc (chỉ từ 50 đến 100 kiloton). Các quan chức Hàn Quốc thì thẩm định năng lượng thoát ra từ vụ thử bom cũng chỉ khoảng 50 kiloton.
Theo các nhà địa chấn học Hoa Kỳ, vụ thử hạt nhân ngày 03/09 đã gây ra một trận động đất cường độ 6,3 độ Richter và các hình ảnh vệ tinh do trang mạng 38 North của Đại học Johns Hopkins, Washington, công bố ngày 06/09 cho thấy vụ thử này đã gây ra các vụ đất lở tại địa điểm bom nổ và khu vực chung quanh.
Thật ra, việc tính toán năng lượng thoát ra từ một vụ thử hạt nhân phải dựa trên các yếu tố khác nhau, mà nhiều yếu tố thì hiện vẫn chưa được biết. Thành ra cho tới giờ, các chuyên gia chưa thể đạt được nhất trí về các số liệu.
Câu hỏi thứ hai cũng đang chờ các chuyên gia giải đáp : Có thật sự Bắc Triều Tiên vừa thử một quả bom H ? Bom H, còn gọi là bom nhiệt hạch, hay bom khinh khí, mạnh hơn rất nhiều so với bom nguyên tử thông thường, còn gọi là bom A. Bom A thì lấy năng lượng từ quá trình phân rã hạt nhân, trong khi bom H thì dựa trên quá trình nhiệt hạch, tức là tổng hợp hạt nhân.
Nhiều chuyên gia cho rằng quả bom mà Bắc Triều Tiên thử hôm 03/09 có đầy đủ các đặc tính của một quả bom nhiệt hạch gồm hai tầng. Nhưng cũng có thể đó chỉ là một quả bom từ phân rã hạt nhân được gia tăng năng lượng bằng việc sử dụng nhiên liệu nhiệt hạch. Hiện giờ chưa có một chính phủ nước ngoài nào xác nhận đó là một quả bom H.
Nhưng quả bom này có kích thức cỡ nào ? Vài giờ trước vụ thử, Bắc Triều Tiên đã công bố những hình ảnh cho thấy lãnh đạo Kim Jong Un đang thanh tra Viện Vũ khí Hạt nhân và đứng nhìn một quả bom phủ lớp bạc, dường như có chiều dài 1m. Hãng thông tấn chính thức KCNA khẳng định đó là một quả bom H với sức công phá có thể được điều chỉnh trong khoảng từ hàng chục đến hàng trăm kiloton tùy theo mục tiêu. Các chuyên gia cho rằng quả bom trong ảnh có thể chỉ là quả bom mẫu chứ không phải là quả bom được cho nổ hôm Chủ Nhật 03/09.
Dầu sao thì Hàn Quốc nay tin rằng Bắc Triều Tiên đã thành công trong việc thu nhỏ một quả bom để có thể đặt trên một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tóm lại, cứ mỗi lần thử hạt nhân hay thử tên lửa, rõ ràng là Bình Nhưỡng lại đạt thêm tiến bộ về việc chế tạo các vũ khí hủy diệt hàng loạt và ngày càng trở thành mối đe dọa đối với cả thế giới.
RFI
06-09-2017