PDA

View Full Version : Vì sao tờ Cambodia Daily bị buộc phải đóng cửa?



duyanh
09-04-2017, 12:42 PM
Vì sao tờ Cambodia Daily bị buộc phải đóng cửa?




https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/125C6/production/_97660257_49415c67-1352-4f0b-81f2-209761d0c337.jpg (https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/125C6/production/_97660257_49415c67-1352-4f0b-81f2-209761d0c337.jpg)


Prime Minister Hun Sen said if the bill was not paid the paper should "pack up your things and leave"

Tờ nhật báo độc lập Cambodia Daily, một trong số ít những tờ báo độc lập ở Cambodia, vừa cảm ơn bạn đọc để rồi đóng cửa vào Thứ Hai 4/9 vì bị chính phủ Hun Sen giáng cho một hoá đơn thuế khổng lồ.

Tờ Cambodia Daily, được xuất bản bằng tiếng Anh và thường đăng các bài chỉ trích chính phủ, cho biết họ phải đóng cửa vì hóa đơn thuế lên tới 6,3 triệu USD.

Hôm Chủ nhật 3/9, lãnh tụ đối lập Kem Sokha bị công an Campuchia bắt vì tội "phản quốc".

Ông bị cáo buộc đã thông đồng với một số người nước ngoài làm hại đất nước.

Trang nhất của số báo cuối cùng, được xuất bản hôm thứ Hai 4/9, có bài mang tựa đề "Dấn sâu vào con đường độc tài" ("Descent Into Outright Dictatorship") trong bối cảnh Thủ tướng Hun Sen tấn công mạnh vào những cá nhân và tổ chức chỉ trích chính phủ, hãng tin Anh Reuters cho hay.

Vụ bắt giữ ông Kem Sokha là một trong số hàng loạt động thái chống lại các phe phái và tổ chức đối lập mà chính phủ của ông Hun Sen coi là quan trọng.


https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/173E6/production/_97660259_ffb40cf1-6d8e-45fd-a7db-1d0b5f76840d.jpg (https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/173E6/production/_97660259_ffb40cf1-6d8e-45fd-a7db-1d0b5f76840d.jpg)

Nhân viên tờ Cambodia Daily cảm ơn bạn đọc qua ảnh đăng trên Twitter

'Vấn đề nhạy cảm'

"Chúng tôi đã là cái gai đối với Hun Sen trong suốt thời gian tờ báo hoạt động. Tờ báo này tự hào là tờ viết về những vấn đề nhức nhối nhất, " Reuters dẫn lời bà Jodie DeJonge, tổng biên tập người Mỹ của tờ Cambodia Daily.

Hoạt động từ 1993, tờ Cambodia Daily chỉ phát hành vài ngàn bản mỗi ngày nhưng có tiếng là tờ báo đưa tin về những vấn đề nhạy cảm như tham nhũng, lãng phí, các vấn đề về môi trường và quyền đất đai.

Hồi tháng 8, ông Hun Sen, bản thân từng là một chỉ huy của Khmer Đỏ nhưng sau rời bỏ hàng ngũ, và đã nắm quyền hơn 30 năm, gọi nhân viên của tờ Cambodia Daily là "kẻ cắp" và nói nếu hóa đơn thuế này không được trả trong vòng 30 ngày, tờ báo này phải "cuốn gói và ra khỏi Campuchia".

Trong bản thông báo ra hôm Chủ Nhật 3/9 về việc đóng cửa, tờ báo này nói: "Rất có thể có bất đồng giữa cục thuế và những người chủ tờ báo Cambodia Daily về khoản thuế báo này còn nợ và thời điểm phải trả. Nếu theo một quá trình bình thường, những vấn đề bất đồng sẽ được giải quyết sau khi có kiểm toán và thỏa thuận riêng.

Thay vào đó, tờ Cambodia Daily bị nhắm vào với một khoản thuế khổng lồ, với những thông tin vu khống và không chính thức. "
Thủ tướng Hun Sen nói tờ báo này cũng phải trả thuế như bất kỳ doanh nghiệp nào khác.

"Khi họ không trả thuế và chúng tôi yêu cầu họ rời khỏi Cambodia, họ nói chúng tôi là chế độ độc tài," ông Hunsen nói.


https://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/3F4E/production/_97660261_gettyimages-842101666.jpg

Ảnh chụp các nhà báo của Cambodia Daily làm việc trong phòng tin hôm 31/8/2017

Hồi kết của tự do báo chí?

Cho tới thời gian gần đây, Campuchia có mức độ tự do báo chí tương đối cao so với các nước láng giềng như Việt Nam hay nước quân chủ Thái Lan.

"Khi tờ Cambodia Daily bị đóng cửa, điều đó có nghĩa tự do báo chí ở Cambodia đã hết," ông Chhorn Chansy, biên tập tin tức người Campuchia của tờ này nói. Tờ Cambodia Daily có hơn 30 nhà báo, một nửa trong số đó là người nước ngoài.
Chính phủ Campuchia trước đây đã từng đe dọa đóng cửa các hãng truyền thông mà họ cho là đe dọa "ổn định" của nước này.


https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/597A/production/_97660922_gettyimages-461423876.jpg

Thủ tướng Hun Sen cắt băng khánh thành một thủy điện do Trung Quốc tài trợ. Ông đã trực tiếp dọa đóng tờ báo Cambodia Daily

Ngoài tờ Cambodia Daily, các hãng truyền thông độc lập khác, trong đó có Radio Free Asia và Voice of America cũng được cho là từng bị chính phủ cáo buộc không theo nghĩa vụ trả thuế. Những hãng này thường xuyên đưa tin về những vấn đề làm xấu mặt chính phủ, như tham nhũng và nhân quyền.

Tháng trước 18 đài phát thanh cũng phải ngừng phát sóng và các đài phát thanh địa phương không được phép cho Châu Á Tự do (Radio Free Asia) và Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America) thuê làn sóng và thời lượng.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói bộ này "hết sức quan ngại vì bầu không khí dân chủ đi xuống ở Campuchia" trong những tuần qua.
Nhưng chính phủ Campuchia phủ nhận tầm quan trọng của những vụ việc này và nói rằng những nhà báo chủ chốt vẫn có quyền tự do đáng kể ở nước này.


BBC
4-9-2017