PDA

View Full Version : Ngày Thế giới lên án nạn bắt cóc



duyanh
08-31-2017, 12:40 PM
Ngày Thế giới lên án nạn bắt cóc




http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/onu-force.gif
Chống dùng vũ lực bắt người đi biệt tích.Ảnh chụp màn hình, theo helene-conway.com (thượng nghị sĩ Pháp)


Hôm nay 30/08/2017 là Ngày Thế Giới chống nạn bắt cóc. Nhân dịp này, các chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc một lần nữa hối thúc các quốc gia chưa phê chuẩn Công Ước chống bắt cóc, khẩn trương tham gia.

Hiện tại mới có 57 quốc gia thành viên ký kết (Danh sách các nước phê chuẩn và ký kết Công Ước (https://treaties.un.org/pages/ViewDetails.aspx?src=IND&mtdsg_no=IV-16&chapter=4&lang=fr)). Liên Hiệp Quốc khởi sự chiến dịch tuyên truyền, nhắm hướng tới tăng gấp đôi số nước tham gia trong năm năm tới.

Liên Hiệp Quốc nhắc lại là bắt cóc được sử dụng như một thủ đoạn nhằm gieo rắc hoảng sợ trong xã hội. Tâm trạng bất an không chỉ giới hạn trong phạm vi thân nhân của những người bị bắt, mà còn lan rộng ra toàn cộng đồng.

Bắt cóc trước đây vốn chỉ phổ biến trong các chế độ độc tài quân sự, tuy nhiên hiện tại, nạn này ngày càng diễn ra nhiều hơn trong các tình huống xung đột nội bộ phức tạp, đặc biệt được sử dụng để trấn áp đối lập.

Syria, Irak và Bắc Triều Tiên là ba quốc gia mà chủ tịch nhóm làm việc của LHQ, Houria Es-Slami, đánh giá là những nơi tình hình trầm trọng nhất. Theo bộ Ngoại Giao Pháp (http://www.diplomatie.gouv.fr/fr/politique-etrangere-de-la-france/droits-de-l-homme/disparitions-forcees-lutte-contre-la-torture-et-detentions-arbitraires/), dẫn thông tin từ Liên Hiệp Quốc, chỉ riêng Bắc Triều Tiên đã có 200.000 người bị cưỡng bức đưa đi mất tích.

Năm 1992, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc ra Tuyên bố chung chống nạn cưỡng bức người đưa đi mất tích (tên đầy đủ là The International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance).

Công Ước Liên Hiệp Quốc về lĩnh vực này (http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/CED/Pages/ConventionCED.aspx) được thông qua năm 2006, và chính thức có hiệu lực từ năm 2010, được coi là một công cụ pháp lý thực sự chống lại mọi hình thức cưỡng bức đưa người đi mất tích, trong thời chiến cũng như trong thời bình, cho phép lấp được khoảng trống pháp lý quốc tế lâu nay.


RFI
30-08-2017