duyanh
08-22-2017, 12:03 PM
Tội phạm lừa đảo Trung Quốc hoành hành
Bắc Kinh đang mạnh tay trấn áp loại tội phạm lừa đảo viễn thông đang gây thiệt hại nhiều tỉ USD
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/08/chot-1503325886192.jpg?x64054
Vụ gần 400 người Trung Quốc và Đài Loan bị bắt giữ vì cáo buộc lừa đảo qua điện thoại và internet tại Campuchia từ đầu tháng 8 đến nay khiến dư luận thêm quan tâm đến loại tội phạm này.
Mạnh tay trấn áp
Theo Reuters, 225 người đã sa lưới pháp luật trong lúc hoạt động tại một tòa nhà 11 tầng ở quận Toul, thủ đô Phnom Penh hôm 16-8. Trước đó, nhà chức trách Campuchia hôm 2-8 cũng bắt giữ 151 người Trung Quốc và 3 người Đài Loan tại 2 tỉnh Siem Reap, Banteay Meanchey. Chưa hết, vào ngày 7-7, Phnom Penh đã cho trục xuất 74 công dân Trung Quốc bị cáo buộc có hành vi phạm tội tương tự. Kể từ năm 2011, số lượng người Trung Quốc, Đài Loan bị Campuchia trục xuất lên đến 800.
Theo Reuters, Bắc Kinh đang mạnh tay trấn áp loại tội phạm lừa đảo viễn thông vốn gây thiệt hại nhiều tỉ USD. Đối tượng này lợi dụng những tiến bộ công nghệ để hoạt động bên ngoài Trung Quốc. Điểm đến của bọn chúng thường là những nước có kết nối internet nhanh và quy định thị thực không quá nghiêm ngặt.
Ông Uk Haisela, phụ trách bộ phận điều tra tại Cơ quan Di trú Campuchia, cho biết tội phạm lừa đảo viễn thông Trung Quốc thường nhập cảnh nước này bằng thị thực du lịch. Nạn nhân của bọn chúng chủ yếu là công viên chức hoặc quan chức về hưu sống tại đại lục. Ông Lennon Chang, một chuyên gia về tội phạm lừa đảo viễn thông tại Trường ĐH Monash (Úc), cho biết bọn tội phạm thường mạo danh quan chức và lừa “con mồi” tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng. Các nạn nhân thỉnh thoảng còn bị tống tiền.
Ông Uk Haisela tiết lộ một nghi phạm khai với ông rằng y kiếm được đến 70.000 USD/tuần. Kiếm tiền dễ như thế nên không có gì khó hiểu khi loại tội phạm này đang bành trướng ở nhiều nơi. Tại Indonesia, hơn 150 công dân Trung Quốc và Đài Loan mới bị bắt vì cáo buộc chiếm đoạt đến 450 triệu USD.
Cảnh sát Indonesia vào đầu tháng 8 cho biết nhóm này đóng tại một số địa điểm khắp nước, giả mạo cảnh sát hoặc quan chức Trung Quốc. Bọn họ liên lạc với mục tiêu tại đại lục và hứa giúp đỡ giải quyết những vấn đề pháp lý của họ. Đổi lại, nạn nhân phải chuyển tiền ngay cho bọn chúng. Hồi tháng 7, một nhóm 44 người Trung Quốc và Đài Loan bị bắt tại Thái Lan với cáo buộc sử dụng thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại để chiếm đoạt 3 triệu USD từ hàng chục nạn nhân.
Nguồn gây căng thẳng
Phạm vi hoạt động của bọn tội phạm này không chỉ gói gọn ở châu Á. Trong tháng này, 77 nghi phạm đã bị Fiji trục xuất về Trung Quốc sau khi bị cáo buộc lừa đảo các nạn nhân gần 900.000 USD. Theo Tân Hoa Xã, hành vi của băng nhóm này chỉ bị phanh phui sau khi một trong những nạn nhân tự tử vì bị lừa gần 200.000 USD. Vào năm ngoái, nhà chức trách Kenya trục xuất 67 nghi phạm về Trung Quốc.
Tình trạng lừa đảo qua điện thoại và internet trở thành vấn đề đau đầu với cả Trung Quốc và Đài Loan. Kể từ năm 2011, hai bên đã hợp tác điều tra nhiều vụ tại Campuchia, Indonesia, Philippines và nhiều nơi khác. Hàng ngàn nghi phạm, trong đó nhiều người từ Đài Loan, đã sa lưới pháp luật.
Tuy nhiên, những vụ bắt giữ và trục xuất cũng là nguồn cơn gây căng thẳng trong quan hệ ngoại giao các bên liên quan. Bắc Kinh thường xuyên cáo buộc Đài Loan chứa chấp những băng đảng tội phạm đứng sau nhiều vụ lừa đảo nhằm vào người đại lục.
Trong khi đó, Đài Loan không ít lần phản đối việc các nước trục xuất người của hòn đảo này về Trung Quốc. Mới nhất, chính quyền Đài Loan phản ứng mạnh sau khi Indonesia trao cho Trung Quốc 143 nghi phạm lừa đảo viễn thông, trong đó có 22 người Đài Loan, vào hôm 3-8. Đáp lại, Bắc Kinh cho rằng bọn tội phạm phải đối mặt công lý ở Trung Quốc bởi phần lớn nạn nhân là người địa phương.
Theo người lao động
Bắc Kinh đang mạnh tay trấn áp loại tội phạm lừa đảo viễn thông đang gây thiệt hại nhiều tỉ USD
http://www.datviet.com/wp-content/uploads/2017/08/chot-1503325886192.jpg?x64054
Vụ gần 400 người Trung Quốc và Đài Loan bị bắt giữ vì cáo buộc lừa đảo qua điện thoại và internet tại Campuchia từ đầu tháng 8 đến nay khiến dư luận thêm quan tâm đến loại tội phạm này.
Mạnh tay trấn áp
Theo Reuters, 225 người đã sa lưới pháp luật trong lúc hoạt động tại một tòa nhà 11 tầng ở quận Toul, thủ đô Phnom Penh hôm 16-8. Trước đó, nhà chức trách Campuchia hôm 2-8 cũng bắt giữ 151 người Trung Quốc và 3 người Đài Loan tại 2 tỉnh Siem Reap, Banteay Meanchey. Chưa hết, vào ngày 7-7, Phnom Penh đã cho trục xuất 74 công dân Trung Quốc bị cáo buộc có hành vi phạm tội tương tự. Kể từ năm 2011, số lượng người Trung Quốc, Đài Loan bị Campuchia trục xuất lên đến 800.
Theo Reuters, Bắc Kinh đang mạnh tay trấn áp loại tội phạm lừa đảo viễn thông vốn gây thiệt hại nhiều tỉ USD. Đối tượng này lợi dụng những tiến bộ công nghệ để hoạt động bên ngoài Trung Quốc. Điểm đến của bọn chúng thường là những nước có kết nối internet nhanh và quy định thị thực không quá nghiêm ngặt.
Ông Uk Haisela, phụ trách bộ phận điều tra tại Cơ quan Di trú Campuchia, cho biết tội phạm lừa đảo viễn thông Trung Quốc thường nhập cảnh nước này bằng thị thực du lịch. Nạn nhân của bọn chúng chủ yếu là công viên chức hoặc quan chức về hưu sống tại đại lục. Ông Lennon Chang, một chuyên gia về tội phạm lừa đảo viễn thông tại Trường ĐH Monash (Úc), cho biết bọn tội phạm thường mạo danh quan chức và lừa “con mồi” tiết lộ thông tin tài khoản ngân hàng. Các nạn nhân thỉnh thoảng còn bị tống tiền.
Ông Uk Haisela tiết lộ một nghi phạm khai với ông rằng y kiếm được đến 70.000 USD/tuần. Kiếm tiền dễ như thế nên không có gì khó hiểu khi loại tội phạm này đang bành trướng ở nhiều nơi. Tại Indonesia, hơn 150 công dân Trung Quốc và Đài Loan mới bị bắt vì cáo buộc chiếm đoạt đến 450 triệu USD.
Cảnh sát Indonesia vào đầu tháng 8 cho biết nhóm này đóng tại một số địa điểm khắp nước, giả mạo cảnh sát hoặc quan chức Trung Quốc. Bọn họ liên lạc với mục tiêu tại đại lục và hứa giúp đỡ giải quyết những vấn đề pháp lý của họ. Đổi lại, nạn nhân phải chuyển tiền ngay cho bọn chúng. Hồi tháng 7, một nhóm 44 người Trung Quốc và Đài Loan bị bắt tại Thái Lan với cáo buộc sử dụng thủ đoạn lừa đảo qua điện thoại để chiếm đoạt 3 triệu USD từ hàng chục nạn nhân.
Nguồn gây căng thẳng
Phạm vi hoạt động của bọn tội phạm này không chỉ gói gọn ở châu Á. Trong tháng này, 77 nghi phạm đã bị Fiji trục xuất về Trung Quốc sau khi bị cáo buộc lừa đảo các nạn nhân gần 900.000 USD. Theo Tân Hoa Xã, hành vi của băng nhóm này chỉ bị phanh phui sau khi một trong những nạn nhân tự tử vì bị lừa gần 200.000 USD. Vào năm ngoái, nhà chức trách Kenya trục xuất 67 nghi phạm về Trung Quốc.
Tình trạng lừa đảo qua điện thoại và internet trở thành vấn đề đau đầu với cả Trung Quốc và Đài Loan. Kể từ năm 2011, hai bên đã hợp tác điều tra nhiều vụ tại Campuchia, Indonesia, Philippines và nhiều nơi khác. Hàng ngàn nghi phạm, trong đó nhiều người từ Đài Loan, đã sa lưới pháp luật.
Tuy nhiên, những vụ bắt giữ và trục xuất cũng là nguồn cơn gây căng thẳng trong quan hệ ngoại giao các bên liên quan. Bắc Kinh thường xuyên cáo buộc Đài Loan chứa chấp những băng đảng tội phạm đứng sau nhiều vụ lừa đảo nhằm vào người đại lục.
Trong khi đó, Đài Loan không ít lần phản đối việc các nước trục xuất người của hòn đảo này về Trung Quốc. Mới nhất, chính quyền Đài Loan phản ứng mạnh sau khi Indonesia trao cho Trung Quốc 143 nghi phạm lừa đảo viễn thông, trong đó có 22 người Đài Loan, vào hôm 3-8. Đáp lại, Bắc Kinh cho rằng bọn tội phạm phải đối mặt công lý ở Trung Quốc bởi phần lớn nạn nhân là người địa phương.
Theo người lao động