giahamdzui
08-04-2017, 01:08 PM
Lời hứa
Tác Giả: Trương kim Báu
http://saigonecho.com/images/2017/Video/Doberman_dog.jpg
Tôi đang sửa lại bình hoa trong phòng khách, nghe tiếng ồn của các con.
– Me ơi có kết quả kỳ thi lớp 12 rồi. Kết quả của con mà chị cứ đòi xem trước.
– Của em thì để em mở, hai mẹ con mình vào đây, me cần nhờ con gái chút việc.
Tất cả các gia đình tỵ nạn nào cũng đều muốn con mình học hành tử tế để sau này có một tương lai tốt đẹp. Như thế hệ đầu tiên, qua Úc không giám đi học lại dù ngày xưa ở Việt Nam đều là dân trí thức, một phần lo cho gia đình ở đây, một phần lo thêm 2 bên nội, ngoại ở quê nhà. Người ở lại đều hy vọng được sự giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất từ người ven trời hải ngoại.
Gia đình chúng tôi không ngoại lệ, muốn con cố gắng học nên tôi hứa.
– Con ráng học, thi lớp 12 điểm cao vào được những ngành nghề rồi me sẽ thưởng.
– Muốn gì me cũng thưởng hết hả ?
– Đúng vậy, nhưng từ 500 đô trở xuống.
Đi chùa về, đêm đã xuống nhưng khí hậu vẫn oi nồng nóng bức, hai vợ chồng tôi ra ngồi nơi mái hiên trước nhà hy vọng đón những ngọn gió mát rong chơi về muộn, con trai đến ôm mẹ và nói.
– Con muốn me mua thưởng cho con một con chó.
– Tại sao lại một con chó? Sao không mua máy hát, áo quần, giày v.v.
– Con chỉ muốn nuôi một con chó.
Tôi ngồi thừ người ra. Ngày còn bé tôi nuôi đủ loại thú, đến lúc thấy chúng phải được hòa đồng cùng thiên nhiên theo bầy, tôi thả cho chúng tự do hết, chỉ còn con chó không biết phải thả đi đâu nên giữ lại.
Năm 75 tôi sống ở Sài Gòn, chị Hương người đã theo tôi hồi nhỏ, chó phải về quê theo chị, chó bỏ ăn rồi chết.
Từ đó tôi tự hứa không bao giờ nuôi bất cứ con vật nào nữa. Chồng tôi hạ giọng:
– Em à, em đã hứa với con thì phải giữ lời. Em không muốn nuôi các con vật là chuyện của em. Đây là việc phải giữ lời hứa, là con trai nuôi chứ không phải em nuôi.
Con trai chỉ hình con chó cho tôi coi, đó là giống Doberman đẹp, khôn, giữ nhà rất giỏi. Những người nuôi giống đó họ cho rằng cắt tai, cắt đuôi và thiến mới đẹp.
Tôi ra điều kiện cùng con trai, nếu nuôi chó thì không được cắt tai, cắt đuôi, và không được thiến. Chó cần có tai để nghe, đuôi chó là thứ ngôn ngữ để chúng giao lưu tỏ tình thân ái. Thiến chó là mình làm tổn thương thân xác nó.
Con trai bằng lòng những điều kiện tôi đưa ra, mua giống chó nguyên gốc không lai nên giá hơi đắt. Ba đứa con tôi rộn ràng chuẩn bị tất cả các thứ cho chó, kể cả đặt tên. Đó là con chó con vừa dứt sửa mẹ, nó mập ú, lông vàng đậm thật dễ thương. Các con tôi chuyền tay nhau bồng ẵm không rời, nhà vui hẳn ra theo tiếng rộn rã cười nói xôn xao.
Đêm đó Dobi nhớ mẹ la cả đêm chẳng dừng. Có lẻ vì uống sữa tươi lạ bụng nên nó đi cầu, phòng học trở thành bãi chiến trường vào buổi sáng hôm sau. Dĩ nhiên con trai tôi phải lo chuyện quét chùi dọn sạch. Vậy là phải đi mua thuốc rải để Dobi đi cầu ở một nơi nhất định.
Dobi được gởi học trong trường huấn luyện như phải biết vâng lời người săn sóc, bảo ngồi, đứng, đi hay cho phép ăn thì mới được ăn, khi người lạ đã vào nhà mà không có chủ ở nhà, thì phải biết giữ người ấy lại, không cho ra khỏi nhà nhưng đừng cắn, chỉ hù dọa thôi. Trừ khi nào chủ về ra lệnh cắn, thì nó mới cắn và luôn luôn cắn ở cổ.
Một hôm, Thầy Thiện Tâm, trụ trì chùa Hoa Nghiêm đến nhà chúng tôi, Dobi vô cùng thân thiện trườn lên mình Thầy, rồi nó thật vui mừng cùng Thầy nằm lăn trên thảm cỏ xanh đùa giởn, làm Thầy cười vang thoải mái, nụ cười hồn nhiên của tình bạn trong veo, không hề có giai cấp giữa đạo trong đời và đời trong đạo.
Thời công phu sáng của tôi, bao giờ Dobi cũng đòi vào, lúc đầu tôi sợ Dobi làm ồn nên không cho vào. Dobi cào cửa sủa và kêu la, thấy nó làm dữ quá, tôi bèn cho vào và dặn.
– Me đọc kinh, con phải thật yên lặng.
Dobi hiểu ý, đến gần nơi tôi ngồi trong im lặng. Xong buổi lễ, tôi đứng dậy và Dobi cũng đứng lên theo.
Những lúc tôi làm vườn Dobi luôn kề cận một bên, tôi bỏ cỏ vào trong giỏ có quai xách, sai Dobi đem đến đổ ở góc vườn để ủ phân. Ồ! Thật không ngờ! Dobi làm đúng, từ đó nó là phụ tá của tôi.
Một buổi sáng ra làm vườn, tôi tìm không ra cuốc, cào cỏ nhỏ.
– Dobi, con có thấy cái cuốc và cào cỏ nhỏ của me không?
Thật ngạc nhiên, Dobi vào chuồng cắn đem ra.
Những buổi tối trời nóng, tôi thường nằm võng ở trước hiên nhà, Dobi theo tôi nằm sát bên dưới. Tôi hỏi:
– Dobi, con là ai mà kiếp này mang thân chó ?
Tiếng rên rỉ của Dobi làm tôi nghẹn ngào cho vô minh bao phủ cuộc đời! Chúng sanh mãi chập chùng luân hồi sanh tử khôn nguôi trong a tăng kỳ kiếp!
Một hôm tôi làm vườn ở sau nhà, chồng tôi đi ra phố sẽ về ngay nên không đóng cổng. Có người di dân ở đầu đường mỗi ngày đi qua thấy vợ chồng tôi ông đều chào, hôm nay ông vào tận sau vườn.
– Tôi muốn gặp chồng bà.
– Chồng tôi đi vắng.
– Con trai bà đâu ?
– Cháu đi làm xa.
Ông bước đến gần tôi, nhìn vào mắt ông tôi có cảm giác không an toàn, tôi kêu:
– Dobi! Dobi!
Lúc đó Dobi đem cỏ đến ở góc vườn, nó cảm được tiếng gọi không bình thường của tôi. Dobi chạy thật nhanh đến đứng sát bên tôi, và gầm gừ nhe răng, người đàn ông kia vội đưa hai tay lên, miệng luôn nói OK, OK và bước thụt lùi dần. Tôi cầm giây trên cổ Dobi lại vì nó làm dữ quá, tôi sợ ông đó té ngã thì phiền lắm. Dobi từ đó theo sát tôi hơn.
Một hôm Dobi bỏ ăn chúng tôi đưa đi bác sĩ, chi phí trên 3.000 Aud vì phải cần ca phẩu thuật.
Chiều đó, đi chùa mà lòng tôi buồn lắm! Thường lệ, mỗi khi thời kinh xong, một nhóm phật tử quen thân đều tụ họp xuống nhà bếp, Thầy trò ngồi chuyện trò, bàn tính việc chùa. Đôi khi Thầy mời ăn cháo do Thầy đích thân nấu, thầy nấu cháo ngon lắm, cháo trắng ăn cùng trái olive kho, ngon vô cùng! Thầy nhìn và hỏi tôi:
– Sao thấy chị buồn quá, có chuyện gì ?
Tôi nói về bệnh của Dobi và giá tiền phải trả nếu đi mổ. Thầy nói:
– Tiền hơi đắt so với người Việt mình để chữa bệnh cho con vật, nhưng nó cũng là thành viên trong gia đình, thầy nghĩ anh chị nên chữa cho nó.
Rồi thầy lấy từ túi áo tràng ra một bì thư.
– Có người mới cúng dường thầy, chị cho thầy phụ tiền bác sĩ của Dobi.
Chúng tôi cảm ơn thầy và không giám nhận, nhưng nhờ thái độ bao dung cùng lòng từ thênh thang trải rộng của thầy, chúng tôi mạnh dạn đem Dobi đi chữa trị. Dobi nằm nhà thương một tuần lễ, bị ung thư ruột vào thời kỳ cuối, mỗi ngày chúng tôi đều đến thăm.
Sáng đó bác sĩ kêu chúng tôi đến liền để từ giã Dobi. Nghe tiếng chúng tôi, Dobi mở mắt và như muốn đến sát chúng tôi mà không thể nào lết gần lại được, bác sĩ phải phụ giúp. Chúng tôi ôm đầu vuốt ve và nói cùng Dobi những lời yêu thương sau cuối rồi đọc kinh cho nó. Bác sĩ mời ra làm thủ tục và ký giấy nhờ ở đó chôn cất Dobi.
Đã biết có duyên mới trùng ngộ, thế mà tôi đã đem lòng tính toán đối đãi với Dobi khi nó bệnh. Nhờ câu nói của thầy Thiện Tâm, “Nó cũng là một thành viên trong gia đình”. Thầy đã cho chúng tôi một bài học tình thương, không so đo trong những bất toàn của thế gian sinh tử, vô thường là bài học giúp tôi nhận chân được đâu là tham sân si vướng mắc trong tôi. Nếu không có lời nói và cử chỉ sẻ chia đạo hạnh hồn nhiên của thầy thì sau này chúng tôi sẽ ân hận vì ngày đó mình đã không hết lòng với chú chó thân yêu.
Tác Giả: Trương kim Báu
http://saigonecho.com/images/2017/Video/Doberman_dog.jpg
Tôi đang sửa lại bình hoa trong phòng khách, nghe tiếng ồn của các con.
– Me ơi có kết quả kỳ thi lớp 12 rồi. Kết quả của con mà chị cứ đòi xem trước.
– Của em thì để em mở, hai mẹ con mình vào đây, me cần nhờ con gái chút việc.
Tất cả các gia đình tỵ nạn nào cũng đều muốn con mình học hành tử tế để sau này có một tương lai tốt đẹp. Như thế hệ đầu tiên, qua Úc không giám đi học lại dù ngày xưa ở Việt Nam đều là dân trí thức, một phần lo cho gia đình ở đây, một phần lo thêm 2 bên nội, ngoại ở quê nhà. Người ở lại đều hy vọng được sự giúp đỡ tinh thần lẫn vật chất từ người ven trời hải ngoại.
Gia đình chúng tôi không ngoại lệ, muốn con cố gắng học nên tôi hứa.
– Con ráng học, thi lớp 12 điểm cao vào được những ngành nghề rồi me sẽ thưởng.
– Muốn gì me cũng thưởng hết hả ?
– Đúng vậy, nhưng từ 500 đô trở xuống.
Đi chùa về, đêm đã xuống nhưng khí hậu vẫn oi nồng nóng bức, hai vợ chồng tôi ra ngồi nơi mái hiên trước nhà hy vọng đón những ngọn gió mát rong chơi về muộn, con trai đến ôm mẹ và nói.
– Con muốn me mua thưởng cho con một con chó.
– Tại sao lại một con chó? Sao không mua máy hát, áo quần, giày v.v.
– Con chỉ muốn nuôi một con chó.
Tôi ngồi thừ người ra. Ngày còn bé tôi nuôi đủ loại thú, đến lúc thấy chúng phải được hòa đồng cùng thiên nhiên theo bầy, tôi thả cho chúng tự do hết, chỉ còn con chó không biết phải thả đi đâu nên giữ lại.
Năm 75 tôi sống ở Sài Gòn, chị Hương người đã theo tôi hồi nhỏ, chó phải về quê theo chị, chó bỏ ăn rồi chết.
Từ đó tôi tự hứa không bao giờ nuôi bất cứ con vật nào nữa. Chồng tôi hạ giọng:
– Em à, em đã hứa với con thì phải giữ lời. Em không muốn nuôi các con vật là chuyện của em. Đây là việc phải giữ lời hứa, là con trai nuôi chứ không phải em nuôi.
Con trai chỉ hình con chó cho tôi coi, đó là giống Doberman đẹp, khôn, giữ nhà rất giỏi. Những người nuôi giống đó họ cho rằng cắt tai, cắt đuôi và thiến mới đẹp.
Tôi ra điều kiện cùng con trai, nếu nuôi chó thì không được cắt tai, cắt đuôi, và không được thiến. Chó cần có tai để nghe, đuôi chó là thứ ngôn ngữ để chúng giao lưu tỏ tình thân ái. Thiến chó là mình làm tổn thương thân xác nó.
Con trai bằng lòng những điều kiện tôi đưa ra, mua giống chó nguyên gốc không lai nên giá hơi đắt. Ba đứa con tôi rộn ràng chuẩn bị tất cả các thứ cho chó, kể cả đặt tên. Đó là con chó con vừa dứt sửa mẹ, nó mập ú, lông vàng đậm thật dễ thương. Các con tôi chuyền tay nhau bồng ẵm không rời, nhà vui hẳn ra theo tiếng rộn rã cười nói xôn xao.
Đêm đó Dobi nhớ mẹ la cả đêm chẳng dừng. Có lẻ vì uống sữa tươi lạ bụng nên nó đi cầu, phòng học trở thành bãi chiến trường vào buổi sáng hôm sau. Dĩ nhiên con trai tôi phải lo chuyện quét chùi dọn sạch. Vậy là phải đi mua thuốc rải để Dobi đi cầu ở một nơi nhất định.
Dobi được gởi học trong trường huấn luyện như phải biết vâng lời người săn sóc, bảo ngồi, đứng, đi hay cho phép ăn thì mới được ăn, khi người lạ đã vào nhà mà không có chủ ở nhà, thì phải biết giữ người ấy lại, không cho ra khỏi nhà nhưng đừng cắn, chỉ hù dọa thôi. Trừ khi nào chủ về ra lệnh cắn, thì nó mới cắn và luôn luôn cắn ở cổ.
Một hôm, Thầy Thiện Tâm, trụ trì chùa Hoa Nghiêm đến nhà chúng tôi, Dobi vô cùng thân thiện trườn lên mình Thầy, rồi nó thật vui mừng cùng Thầy nằm lăn trên thảm cỏ xanh đùa giởn, làm Thầy cười vang thoải mái, nụ cười hồn nhiên của tình bạn trong veo, không hề có giai cấp giữa đạo trong đời và đời trong đạo.
Thời công phu sáng của tôi, bao giờ Dobi cũng đòi vào, lúc đầu tôi sợ Dobi làm ồn nên không cho vào. Dobi cào cửa sủa và kêu la, thấy nó làm dữ quá, tôi bèn cho vào và dặn.
– Me đọc kinh, con phải thật yên lặng.
Dobi hiểu ý, đến gần nơi tôi ngồi trong im lặng. Xong buổi lễ, tôi đứng dậy và Dobi cũng đứng lên theo.
Những lúc tôi làm vườn Dobi luôn kề cận một bên, tôi bỏ cỏ vào trong giỏ có quai xách, sai Dobi đem đến đổ ở góc vườn để ủ phân. Ồ! Thật không ngờ! Dobi làm đúng, từ đó nó là phụ tá của tôi.
Một buổi sáng ra làm vườn, tôi tìm không ra cuốc, cào cỏ nhỏ.
– Dobi, con có thấy cái cuốc và cào cỏ nhỏ của me không?
Thật ngạc nhiên, Dobi vào chuồng cắn đem ra.
Những buổi tối trời nóng, tôi thường nằm võng ở trước hiên nhà, Dobi theo tôi nằm sát bên dưới. Tôi hỏi:
– Dobi, con là ai mà kiếp này mang thân chó ?
Tiếng rên rỉ của Dobi làm tôi nghẹn ngào cho vô minh bao phủ cuộc đời! Chúng sanh mãi chập chùng luân hồi sanh tử khôn nguôi trong a tăng kỳ kiếp!
Một hôm tôi làm vườn ở sau nhà, chồng tôi đi ra phố sẽ về ngay nên không đóng cổng. Có người di dân ở đầu đường mỗi ngày đi qua thấy vợ chồng tôi ông đều chào, hôm nay ông vào tận sau vườn.
– Tôi muốn gặp chồng bà.
– Chồng tôi đi vắng.
– Con trai bà đâu ?
– Cháu đi làm xa.
Ông bước đến gần tôi, nhìn vào mắt ông tôi có cảm giác không an toàn, tôi kêu:
– Dobi! Dobi!
Lúc đó Dobi đem cỏ đến ở góc vườn, nó cảm được tiếng gọi không bình thường của tôi. Dobi chạy thật nhanh đến đứng sát bên tôi, và gầm gừ nhe răng, người đàn ông kia vội đưa hai tay lên, miệng luôn nói OK, OK và bước thụt lùi dần. Tôi cầm giây trên cổ Dobi lại vì nó làm dữ quá, tôi sợ ông đó té ngã thì phiền lắm. Dobi từ đó theo sát tôi hơn.
Một hôm Dobi bỏ ăn chúng tôi đưa đi bác sĩ, chi phí trên 3.000 Aud vì phải cần ca phẩu thuật.
Chiều đó, đi chùa mà lòng tôi buồn lắm! Thường lệ, mỗi khi thời kinh xong, một nhóm phật tử quen thân đều tụ họp xuống nhà bếp, Thầy trò ngồi chuyện trò, bàn tính việc chùa. Đôi khi Thầy mời ăn cháo do Thầy đích thân nấu, thầy nấu cháo ngon lắm, cháo trắng ăn cùng trái olive kho, ngon vô cùng! Thầy nhìn và hỏi tôi:
– Sao thấy chị buồn quá, có chuyện gì ?
Tôi nói về bệnh của Dobi và giá tiền phải trả nếu đi mổ. Thầy nói:
– Tiền hơi đắt so với người Việt mình để chữa bệnh cho con vật, nhưng nó cũng là thành viên trong gia đình, thầy nghĩ anh chị nên chữa cho nó.
Rồi thầy lấy từ túi áo tràng ra một bì thư.
– Có người mới cúng dường thầy, chị cho thầy phụ tiền bác sĩ của Dobi.
Chúng tôi cảm ơn thầy và không giám nhận, nhưng nhờ thái độ bao dung cùng lòng từ thênh thang trải rộng của thầy, chúng tôi mạnh dạn đem Dobi đi chữa trị. Dobi nằm nhà thương một tuần lễ, bị ung thư ruột vào thời kỳ cuối, mỗi ngày chúng tôi đều đến thăm.
Sáng đó bác sĩ kêu chúng tôi đến liền để từ giã Dobi. Nghe tiếng chúng tôi, Dobi mở mắt và như muốn đến sát chúng tôi mà không thể nào lết gần lại được, bác sĩ phải phụ giúp. Chúng tôi ôm đầu vuốt ve và nói cùng Dobi những lời yêu thương sau cuối rồi đọc kinh cho nó. Bác sĩ mời ra làm thủ tục và ký giấy nhờ ở đó chôn cất Dobi.
Đã biết có duyên mới trùng ngộ, thế mà tôi đã đem lòng tính toán đối đãi với Dobi khi nó bệnh. Nhờ câu nói của thầy Thiện Tâm, “Nó cũng là một thành viên trong gia đình”. Thầy đã cho chúng tôi một bài học tình thương, không so đo trong những bất toàn của thế gian sinh tử, vô thường là bài học giúp tôi nhận chân được đâu là tham sân si vướng mắc trong tôi. Nếu không có lời nói và cử chỉ sẻ chia đạo hạnh hồn nhiên của thầy thì sau này chúng tôi sẽ ân hận vì ngày đó mình đã không hết lòng với chú chó thân yêu.