duyanh
07-19-2017, 12:13 PM
Bắc Hàn, IS kéo Mỹ trở lại biển Đông?
https://gdb.voanews.com/18D83FEF-166C-4A30-898F-AB0BD86D809F_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/18D83FEF-166C-4A30-898F-AB0BD86D809F_w1023_r1_s.jpg)
Người biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, Philippines. Những vấn đề ngày càng nổi cộm như Bắc Hàn và IS đang khiến chính quyền đương nhiệm của Mỹ gắn kết nhiều hơn với châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực biển Đông.
Mặc dù mối lo hạt nhân của Bắc Triều Tiên và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo từng là những vấn đề kéo sự chú ý của chính quyền đương nhiệm của Mỹ ra khỏi biển Đông nhưng chính những điều này lại đang đưa Hoa Kỳ trở lại với khu vực.
Nhiều diễn giả của Mỹ và quốc tế tại Hội nghị biển Đông thường niên của CSIS hôm 18/7 kêu gọi chính quyền Trump có sự gắn kết mạnh mẽ hơn tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi một thượng nghị sỹ Mỹ khẳng định Hoa Kỳ đang hướng đến "khu vực quan trọng nhất trên thế giới" của Mỹ.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy của Học viện Ngoại giao Việt Nam, một diễn giả tại hội nghị nói “châu Á, nhất là Đông Nam Á, cần một chính sách rõ ràng (từ chính quyền Mỹ.)”
"Các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết nhưng chưa đủ. (Mỹ) cần phải có một chính sách tổng thể, toàn diện và hệ thống hơn bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, luật pháp quốc tế và quân sự, kể cả bán quân sự, rất cần."
https://gdb.voanews.com/58372C8B-43FF-4701-B0B3-0AAC633C6CA7_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/58372C8B-43FF-4701-B0B3-0AAC633C6CA7_w650_r1_s.jpg)
Chiến đấu cơ hải quân F18 của Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra trên biển Đông vào tháng 3 vừa qua.
Tàu chiến Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý của Đá Vành khăn để thực thi quyền tự do hàng hải vào tháng 5 vừa qua. Đó là thách thức đầu tiên của Hải quân Mỹ đối với Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền trên vùng biển mà Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền hầu hết.
Nói với VOA bên lề hội nghị, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, Murray Hiebert, cho rằng “không ai biết chính xác chính sách của Trump đối với châu Á thế nào cho tới thời điểm này.”
"Chính quyền này đã có 2 lần tiến hành tuần tra tự do hàng hải nhưng họ vẫn chưa cho thấy khu vực Đông Nam Á quan trọng như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ," theo ông Hiebert. "Việt Nam cũng muốn xem liệu họ có thể kết nối với chính quyền Trump để đảm bảo ít nhất có sự cân bằng với những hành động của Trung Quốc (trên biển Đông)."
Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS Amy Searight cũng cho rằng có rất nhiều những băn khoăn về chính sách của Mỹ ở châu Á và khu vực này đang không biết vai trò của họ ở đâu đồng thời mong muốn sự hiện diện của Mỹ nhiều hơn trong khu vực.
https://gdb.voanews.com/F8DD46BD-46EE-457D-9FFC-9D486148A9E2_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/F8DD46BD-46EE-457D-9FFC-9D486148A9E2_w650_r1_s.jpg)
Mối lo hạt nhân Bắc Triều Tiên là một trong những vấn đề kéo Mỹ trở lại gắn kết hơn với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chính quyền của Tổng thống Trump tập trung vào vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn và điều này được Thượng nghị sĩ Cory Gardner khẳng định tại hội nghị của CSIS. Ông nói đối với chính quyền của TT Trump, Bắc Hàn là vấn đề khẩn cấp nhất phải đối phó và đó là thách thức lớn nhất đối với Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay.
Nhưng chính vấn đề này, cùng với việc nhóm Hồi giáo IS lan sang Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục bành trướng trên biển Đông, lại kéo chú ý của Mỹ về khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Chính quyền (TT Trump) lại đang hướng về khu vực, nhất là khối ASEAN, để tìm sự hậu thuẫn trong việc đối phó với mối lo Bắc Hàn sau khi không nhận được sự đồng thuận từ Trung Quốc.
Aries Arugay, giáo sư khoa học chính trị của Đại học Philippines
"Chính quyền của Tổng thống Trump coi trọng vấn đề Bắc Hàn và không quan tâm tới khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu khi lên nắm quyền," giám đốc Quỹ nghiên cứu biển Đông của Việt Nam Trần Trường Thuỷ nói bên lề hội nghị. "Nhưng trong 1 tháng qua có thể thấy chính quyền Trump đã hướng đến Đông Nam Á nhiều hơn sau khi không có được hợp tác từ Trung Quốc về vấn đề Bắc Triều Tiên."
Giáo sư về khoa học chính trị của Đại học Philippines, Aries Arugay, cũng có nhận xét tương tự. Ông nói với VOA rằng trong khi trước đây 2 vấn đề này làm mờ nhạt châu Á trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump thì giờ đây chính quyền này lại hướng về khu vực, nhất là khối ASEAN, để tìm sự hậu thuẫn trong việc đối phó với mối lo Bắc Hàn sau khi không nhận được sự đồng thuận từ Trung Quốc.
Chủ tịch tiểu ban các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương nói Đông Nam Á đang là nơi trú ngụ mới của IS và cũng chính vì điều này mà Hoa Kỳ sẽ phải "làm mới lại sự lãnh đạo của mình ở khu vực."
Thượng nghị sĩ Gardner của đảng Cộng hòa kêu gọi chính phủ Trump và Quốc hội phải có những bước đi khẩn cấp để xây dựng lại quân đội để có thể giúp phòng vệ trong khu vực. Ông cho rằng “sự lãnh đạo của Mỹ trong khu vực quan trọng này đang phai nhạt.”
https://gdb.voanews.com/62C0BD2B-C194-486B-AFAE-A18A176A4BE9_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/62C0BD2B-C194-486B-AFAE-A18A176A4BE9_w650_r1_s.jpg)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (thứ 5 từ trái) chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo quốc phòng ASEAN bên lề hội nghị IISS Shangri-La Dialogue ở Singapore hôm 4/6.
Nhưng nghị sỹ này khẳng định chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của của Bộ trưởng quốc phòng James Mattis tới châu Á và sau đó là chuyến công du của Phó Tổng thống Mike Pence cũng tới khu vực này cùng với cam kết của Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự cả 2 hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Philippines và Diễn đàn Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC tại Việt Nam cuối năm nay cho thấy "một cam kết rất quan trọng của Mỹ đối với khu vực."
Nghị sĩ Gardner cho biết đang vận động để phát triển thêm chính sách về châu Á ở Quốc hội và tái khẳng định cam kết của Mỹ ở khu vực, nơi có những cường quốc hải quân mạnh nhất thế giới. Ông nói Mỹ tiếp tục cam kết với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đồng thời xây dựng thêm các mối quan hệ mới trong khu vực này.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương David Shear, nguyên đại sứ Mỹ tại Hà Nội, tại hội nghị cũng kêu gọi rằng chính phủ Mỹ cần củng cố mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực và “đó là điều mà chính quyền Trump cần làm.”
Mối lo Trung Quốc
"Sự quân sự hóa của Trung quốc trên biển Đông là có thực."
Cory Gardner, Thượng nghị sỹ Mỹ
Một lý do khác mà Hoa Kỳ đang hướng tới châu Á chính là việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hoá trên biển Đông.
Cũng tại hội nghị của CSIS, Thượng nghị sỹ Cory Gardner cáo buộc Trung Quốc gần đây có những hành động gây mất ổn định ở biển Đông và biển Hoa Đông, làm trái với luật lệ quốc tế và tạo ra hiểm họa xung đột trong tương lai.
"Hành động của họ dường như trái ngược với những lời họ nói ra," theo chủ tịch Tiểu ban các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban Đối Ngoại Thượng viện Gardner.
Phát biểu khai mạc hội nghị thường niên lần thứ 7 về biển Đông tại trụ sở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nghị sỹ này nói khủng hoảng an ninh hàng hải là một trong những vấn đề nổi cộm của khu vực.
https://gdb.voanews.com/F1F798D7-DE1A-44CB-AF0D-3604DEB15E44_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/F1F798D7-DE1A-44CB-AF0D-3604DEB15E44_w650_r1_s.jpg)
Ảnh vệ tinh của CSIS công bố hôm 19/6 cho thấy việc xây dựng và quân sự hoá của Trung Quốc trên đảo Vành Khăn ở Trường Sa.
Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ các hành động lấn chiếm biển Đông, theo Thượng nghị sỹ Gardner. Thống kê của Bộ Quốc Phòng cho thấy từ 2013, Trung Quốc đã lấn chiếm hơn 3.200 acre (gần 1.300ha) các thực thể trên biển Đông. Ngày 12/7/2016 Tòa trọng tài quốc tế phán quyết Trung Quốc phạm luật nhưng Trung Quốc phớt lờ, tiếp tục xây đảo và quân sự hóa biển Đông.
"Mặc dù liên tục có những cam kết ở cấp cao nhất rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo (trên biển Đông) nhưng hiện nay họ đã có những cơ sở cho những vũ khí tầm xa, các máy bay quân sự và kho chứa," theo nghị sỹ Gardner. "Sự quân sự hóa của Trung quốc trên biển Đông là có thực."
Báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS công bố hôm 29/6 nói các hình ảnh vệ tinh cho thấy có thêm các kho chứa thiết bị phóng tên lửa, thiết bị cảnh báo sớm và radar cũng như các cơ sở hạ tầng khác mới được xây dựng tại Đá Chữ thập, Đá Vành khăn và Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
https://gdb.voanews.com/790BF1E7-F835-4F80-9EAA-D2CD6D998B0C_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/790BF1E7-F835-4F80-9EAA-D2CD6D998B0C_w650_r1_s.jpg)
Bản đồ của Trung Quốc về đường lữoi bò 9 đoạn mà nước này tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Hành động của Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài La Hague, làm Washington và các nước trong khu vực lo ngại.
"Việc này thực sự đang làm các quốc gia khác phải lo ngại," Chuyên gia cao cấp của CSIS, Murray Hiebert, nói với VOA bên lề hội nghị. "Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ có khả năng đưa sức mạnh của mình trên khắp quần đảo Trường Sa, chắc chắn làm cho Việt Nam và Philippines phải lo ngại."
Dù phán xét của Tòa trọng tài quốc tế hồi tháng 7 năm ngoái có làm cho mọi việc rõ ràng hơn về mặt luật pháp nhưng việc tiếp tục quân sự hóa của Trung Quốc khiến các nước quan ngại, theo giáo sư Aries Arugay của Đại học Philippines, một diễn giả tại hội nghị, nói với VOA.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy của Học viện Ngoại giao Việt Nam, cũng là một diễn giả tại hội nghị do CSIS tổ chức, cũng đồng quan điểm.
"Hoạt động (quân sự hóa) thứ nhất là vi phạm luật pháp quốc tế, về cơ bản nhất là làm thay đổi tương quan tổng thể. Các nước lo ngại là sau khi hoàn thành việc củng cố tôn tạo quân sự hóa và bán quân sự hóa thì Trung Quốc sẽ dùng những vị trí đó để làm gì," theo tiến sỹ của Học viện Ngoại giao Việt Nam. "Ví dụ như dùng chúng để mở rộng các hoạt động trên biển Đông, vi phạm quyền chủ quyền của các nước thì là vấn đề đáng lo ngại."
Và những quan ngại này đã dẫn tới sự gia tăng chi tiêu trong quân sự của các quốc gia trong khu vực.
Trong 1 thập kỷ qua, các quốc gia chi tiêu nhiều nhất trong khu vực để tăng cường khả năng quân sự gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Philippines, theo số liệu thống kê do giáo sư Alexander Vuving của Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii, đưa ra tại hội nghị.
Để đối phó với sự quân sự hoá của Trung Quốc trên biển Đông, giáo sư này khuyên các quốc gia trong khu vực tiếp tục đầu tư vào chi tiêu quốc phòng trong khi giáo sư Arugay của Đại học Philippines cho rằng các quốc gia cần tăng cường các hoạt động tuần duyên trên biển Đông.
VOA
19/07/2017
https://gdb.voanews.com/18D83FEF-166C-4A30-898F-AB0BD86D809F_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/18D83FEF-166C-4A30-898F-AB0BD86D809F_w1023_r1_s.jpg)
Người biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, Philippines. Những vấn đề ngày càng nổi cộm như Bắc Hàn và IS đang khiến chính quyền đương nhiệm của Mỹ gắn kết nhiều hơn với châu Á-Thái Bình Dương, nhất là khu vực biển Đông.
Mặc dù mối lo hạt nhân của Bắc Triều Tiên và nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo từng là những vấn đề kéo sự chú ý của chính quyền đương nhiệm của Mỹ ra khỏi biển Đông nhưng chính những điều này lại đang đưa Hoa Kỳ trở lại với khu vực.
Nhiều diễn giả của Mỹ và quốc tế tại Hội nghị biển Đông thường niên của CSIS hôm 18/7 kêu gọi chính quyền Trump có sự gắn kết mạnh mẽ hơn tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong khi một thượng nghị sỹ Mỹ khẳng định Hoa Kỳ đang hướng đến "khu vực quan trọng nhất trên thế giới" của Mỹ.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy của Học viện Ngoại giao Việt Nam, một diễn giả tại hội nghị nói “châu Á, nhất là Đông Nam Á, cần một chính sách rõ ràng (từ chính quyền Mỹ.)”
"Các hoạt động tự do hàng hải là cần thiết nhưng chưa đủ. (Mỹ) cần phải có một chính sách tổng thể, toàn diện và hệ thống hơn bao gồm nhiều lĩnh vực từ chính trị, ngoại giao, kinh tế, luật pháp quốc tế và quân sự, kể cả bán quân sự, rất cần."
https://gdb.voanews.com/58372C8B-43FF-4701-B0B3-0AAC633C6CA7_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/58372C8B-43FF-4701-B0B3-0AAC633C6CA7_w650_r1_s.jpg)
Chiến đấu cơ hải quân F18 của Mỹ hạ cánh trên tàu sân bay USS Carl Vinson trong cuộc tuần tra trên biển Đông vào tháng 3 vừa qua.
Tàu chiến Hải quân Mỹ đã đi vào vùng 12 hải lý của Đá Vành khăn để thực thi quyền tự do hàng hải vào tháng 5 vừa qua. Đó là thách thức đầu tiên của Hải quân Mỹ đối với Trung Quốc kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền trên vùng biển mà Bắc Kinh có tuyên bố chủ quyền hầu hết.
Nói với VOA bên lề hội nghị, Phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS, Murray Hiebert, cho rằng “không ai biết chính xác chính sách của Trump đối với châu Á thế nào cho tới thời điểm này.”
"Chính quyền này đã có 2 lần tiến hành tuần tra tự do hàng hải nhưng họ vẫn chưa cho thấy khu vực Đông Nam Á quan trọng như thế nào trong chính sách đối ngoại của Mỹ," theo ông Hiebert. "Việt Nam cũng muốn xem liệu họ có thể kết nối với chính quyền Trump để đảm bảo ít nhất có sự cân bằng với những hành động của Trung Quốc (trên biển Đông)."
Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của CSIS Amy Searight cũng cho rằng có rất nhiều những băn khoăn về chính sách của Mỹ ở châu Á và khu vực này đang không biết vai trò của họ ở đâu đồng thời mong muốn sự hiện diện của Mỹ nhiều hơn trong khu vực.
https://gdb.voanews.com/F8DD46BD-46EE-457D-9FFC-9D486148A9E2_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/F8DD46BD-46EE-457D-9FFC-9D486148A9E2_w650_r1_s.jpg)
Mối lo hạt nhân Bắc Triều Tiên là một trong những vấn đề kéo Mỹ trở lại gắn kết hơn với khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Chính quyền của Tổng thống Trump tập trung vào vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn và điều này được Thượng nghị sĩ Cory Gardner khẳng định tại hội nghị của CSIS. Ông nói đối với chính quyền của TT Trump, Bắc Hàn là vấn đề khẩn cấp nhất phải đối phó và đó là thách thức lớn nhất đối với Mỹ ở khu vực châu Á Thái Bình Dương hiện nay.
Nhưng chính vấn đề này, cùng với việc nhóm Hồi giáo IS lan sang Đông Nam Á trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục bành trướng trên biển Đông, lại kéo chú ý của Mỹ về khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Chính quyền (TT Trump) lại đang hướng về khu vực, nhất là khối ASEAN, để tìm sự hậu thuẫn trong việc đối phó với mối lo Bắc Hàn sau khi không nhận được sự đồng thuận từ Trung Quốc.
Aries Arugay, giáo sư khoa học chính trị của Đại học Philippines
"Chính quyền của Tổng thống Trump coi trọng vấn đề Bắc Hàn và không quan tâm tới khu vực Đông Nam Á trong 6 tháng đầu khi lên nắm quyền," giám đốc Quỹ nghiên cứu biển Đông của Việt Nam Trần Trường Thuỷ nói bên lề hội nghị. "Nhưng trong 1 tháng qua có thể thấy chính quyền Trump đã hướng đến Đông Nam Á nhiều hơn sau khi không có được hợp tác từ Trung Quốc về vấn đề Bắc Triều Tiên."
Giáo sư về khoa học chính trị của Đại học Philippines, Aries Arugay, cũng có nhận xét tương tự. Ông nói với VOA rằng trong khi trước đây 2 vấn đề này làm mờ nhạt châu Á trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Trump thì giờ đây chính quyền này lại hướng về khu vực, nhất là khối ASEAN, để tìm sự hậu thuẫn trong việc đối phó với mối lo Bắc Hàn sau khi không nhận được sự đồng thuận từ Trung Quốc.
Chủ tịch tiểu ban các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương nói Đông Nam Á đang là nơi trú ngụ mới của IS và cũng chính vì điều này mà Hoa Kỳ sẽ phải "làm mới lại sự lãnh đạo của mình ở khu vực."
Thượng nghị sĩ Gardner của đảng Cộng hòa kêu gọi chính phủ Trump và Quốc hội phải có những bước đi khẩn cấp để xây dựng lại quân đội để có thể giúp phòng vệ trong khu vực. Ông cho rằng “sự lãnh đạo của Mỹ trong khu vực quan trọng này đang phai nhạt.”
https://gdb.voanews.com/62C0BD2B-C194-486B-AFAE-A18A176A4BE9_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/62C0BD2B-C194-486B-AFAE-A18A176A4BE9_w650_r1_s.jpg)
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis (thứ 5 từ trái) chụp ảnh cùng các nhà lãnh đạo quốc phòng ASEAN bên lề hội nghị IISS Shangri-La Dialogue ở Singapore hôm 4/6.
Nhưng nghị sỹ này khẳng định chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của của Bộ trưởng quốc phòng James Mattis tới châu Á và sau đó là chuyến công du của Phó Tổng thống Mike Pence cũng tới khu vực này cùng với cam kết của Tổng thống Donald Trump sẽ tham dự cả 2 hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Philippines và Diễn đàn Kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC tại Việt Nam cuối năm nay cho thấy "một cam kết rất quan trọng của Mỹ đối với khu vực."
Nghị sĩ Gardner cho biết đang vận động để phát triển thêm chính sách về châu Á ở Quốc hội và tái khẳng định cam kết của Mỹ ở khu vực, nơi có những cường quốc hải quân mạnh nhất thế giới. Ông nói Mỹ tiếp tục cam kết với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc và Úc đồng thời xây dựng thêm các mối quan hệ mới trong khu vực này.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương David Shear, nguyên đại sứ Mỹ tại Hà Nội, tại hội nghị cũng kêu gọi rằng chính phủ Mỹ cần củng cố mối quan hệ với các đồng minh trong khu vực và “đó là điều mà chính quyền Trump cần làm.”
Mối lo Trung Quốc
"Sự quân sự hóa của Trung quốc trên biển Đông là có thực."
Cory Gardner, Thượng nghị sỹ Mỹ
Một lý do khác mà Hoa Kỳ đang hướng tới châu Á chính là việc Trung Quốc tiếp tục quân sự hoá trên biển Đông.
Cũng tại hội nghị của CSIS, Thượng nghị sỹ Cory Gardner cáo buộc Trung Quốc gần đây có những hành động gây mất ổn định ở biển Đông và biển Hoa Đông, làm trái với luật lệ quốc tế và tạo ra hiểm họa xung đột trong tương lai.
"Hành động của họ dường như trái ngược với những lời họ nói ra," theo chủ tịch Tiểu ban các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương thuộc Uỷ ban Đối Ngoại Thượng viện Gardner.
Phát biểu khai mạc hội nghị thường niên lần thứ 7 về biển Đông tại trụ sở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nghị sỹ này nói khủng hoảng an ninh hàng hải là một trong những vấn đề nổi cộm của khu vực.
https://gdb.voanews.com/F1F798D7-DE1A-44CB-AF0D-3604DEB15E44_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/F1F798D7-DE1A-44CB-AF0D-3604DEB15E44_w650_r1_s.jpg)
Ảnh vệ tinh của CSIS công bố hôm 19/6 cho thấy việc xây dựng và quân sự hoá của Trung Quốc trên đảo Vành Khăn ở Trường Sa.
Trung Quốc đã tăng cường mạnh mẽ các hành động lấn chiếm biển Đông, theo Thượng nghị sỹ Gardner. Thống kê của Bộ Quốc Phòng cho thấy từ 2013, Trung Quốc đã lấn chiếm hơn 3.200 acre (gần 1.300ha) các thực thể trên biển Đông. Ngày 12/7/2016 Tòa trọng tài quốc tế phán quyết Trung Quốc phạm luật nhưng Trung Quốc phớt lờ, tiếp tục xây đảo và quân sự hóa biển Đông.
"Mặc dù liên tục có những cam kết ở cấp cao nhất rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo (trên biển Đông) nhưng hiện nay họ đã có những cơ sở cho những vũ khí tầm xa, các máy bay quân sự và kho chứa," theo nghị sỹ Gardner. "Sự quân sự hóa của Trung quốc trên biển Đông là có thực."
Báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc CSIS công bố hôm 29/6 nói các hình ảnh vệ tinh cho thấy có thêm các kho chứa thiết bị phóng tên lửa, thiết bị cảnh báo sớm và radar cũng như các cơ sở hạ tầng khác mới được xây dựng tại Đá Chữ thập, Đá Vành khăn và Đá Subi thuộc quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
https://gdb.voanews.com/790BF1E7-F835-4F80-9EAA-D2CD6D998B0C_w650_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/790BF1E7-F835-4F80-9EAA-D2CD6D998B0C_w650_r1_s.jpg)
Bản đồ của Trung Quốc về đường lữoi bò 9 đoạn mà nước này tuyên bố chủ quyền trên biển Đông.
Hành động của Trung Quốc, bất chấp phán quyết của Tòa trọng tài La Hague, làm Washington và các nước trong khu vực lo ngại.
"Việc này thực sự đang làm các quốc gia khác phải lo ngại," Chuyên gia cao cấp của CSIS, Murray Hiebert, nói với VOA bên lề hội nghị. "Điều đó có nghĩa là Trung Quốc sẽ có khả năng đưa sức mạnh của mình trên khắp quần đảo Trường Sa, chắc chắn làm cho Việt Nam và Philippines phải lo ngại."
Dù phán xét của Tòa trọng tài quốc tế hồi tháng 7 năm ngoái có làm cho mọi việc rõ ràng hơn về mặt luật pháp nhưng việc tiếp tục quân sự hóa của Trung Quốc khiến các nước quan ngại, theo giáo sư Aries Arugay của Đại học Philippines, một diễn giả tại hội nghị, nói với VOA.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy của Học viện Ngoại giao Việt Nam, cũng là một diễn giả tại hội nghị do CSIS tổ chức, cũng đồng quan điểm.
"Hoạt động (quân sự hóa) thứ nhất là vi phạm luật pháp quốc tế, về cơ bản nhất là làm thay đổi tương quan tổng thể. Các nước lo ngại là sau khi hoàn thành việc củng cố tôn tạo quân sự hóa và bán quân sự hóa thì Trung Quốc sẽ dùng những vị trí đó để làm gì," theo tiến sỹ của Học viện Ngoại giao Việt Nam. "Ví dụ như dùng chúng để mở rộng các hoạt động trên biển Đông, vi phạm quyền chủ quyền của các nước thì là vấn đề đáng lo ngại."
Và những quan ngại này đã dẫn tới sự gia tăng chi tiêu trong quân sự của các quốc gia trong khu vực.
Trong 1 thập kỷ qua, các quốc gia chi tiêu nhiều nhất trong khu vực để tăng cường khả năng quân sự gồm Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia và Philippines, theo số liệu thống kê do giáo sư Alexander Vuving của Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii, đưa ra tại hội nghị.
Để đối phó với sự quân sự hoá của Trung Quốc trên biển Đông, giáo sư này khuyên các quốc gia trong khu vực tiếp tục đầu tư vào chi tiêu quốc phòng trong khi giáo sư Arugay của Đại học Philippines cho rằng các quốc gia cần tăng cường các hoạt động tuần duyên trên biển Đông.
VOA
19/07/2017