duyanh
07-13-2017, 01:40 PM
Trump gặp Macron bàn về Syria và chống khủng bố
https://gdb.voanews.com/F4A93E36-C163-4AA7-A803-4AADF753D639_w1023_r1_s.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân đáp xuống sân bay Orly, Nam Paris, Pháp, ngày 13/7/2017.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tới Pháp hôm thứ Năm 13/7 để dự lễ mừng ngày Quốc khánh Pháp, còn gọi là ngày Phá ngục Bastille. Trong một sự kiện trong ngày, các binh sĩ Mỹ và Pháp sẽ cùng diễn hành trên đại lộ Champs Elysées danh tiếng ở Paris.
Đối với nhà lãnh đạo Mỹ, chuyến công du Pháp hai ngày có thể là một khoảng thời gian lánh mặt ngắn ngủi để ông tránh sự đeo đuổi của giới truyền thông về cáo buộc là có những liên kết giữa ban vận động tranh cử của ông với người Nga. Tuy nhiên, dự kiến ông Trump sẽ phải đối mặt với một số câu hỏi tại một cuộc họp báo ở Paris vào cuối ngày thứ Năm liên quan đến cuộc tiếp xúc giữa con trai của ông, là Donald Trump, Jr., với một luật sư Nga hồi năm ngoái. Donald Jr. đã phổ biến những email cho thấy ông tin rằng mục đích của cuộc gặp gỡ là để thảo luận về những tài liệu có thể gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, và là đối thủ chính trị của cha ông.
Trước các lễ lạc mừng ngày Quốc khánh, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ cố gắng tìm một số điểm chung với tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron về các vấn đề như Syria và chống khủng bố, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai ông cho tới nay tương đối khá căng thẳng.
Vào tháng 5, hình ảnh ông Macron đã được đưa lên những hàng tít lớn của báo chí trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO, khi tân Tổng thống Pháp 39 tuổi, dáng điệu thư sinh, bắt tay thật chặt với Tổng thống Trump trong “một một cuộc đấu vật tay”, theo mô tả của báo chí.
Trong chuyến công du lần này, mục tiêu của Tổng thống Trump là để chứng tỏ chính quyền của ông vẫn duy trì mối quan hệ với các đồng minh truyền thống châu Âu. Giống như ông Trump, ông Macron mới đắc cử và lên nắm quyền trong tư cách một người chưa từng tham gia chính trị. Giới phân tích cho rằng cuộc gặp sắp sửa diễn ra sẽ là một cuộc gặp xã giao lịch sự, mặc dù khó có thể giấu được những khác biệt quan điểm sâu xa giữa hai nhà lãnh đạo.
Ông Timothy Stafford, một nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ tại Hiệp hội Henry Jackson, một tổ chức về chính sách có trụ sở tại Anh, nhận định:
"Đây sẽ là một cuộc gặp gỡ không mấy thoải mái, bởi vì người Pháp không chỉ bầu chọn một tổng thống hầu như là trái ngược hẳn với ông Trump, mà nơi người Pháp còn có một mối ác cảm sâu sắc về quyết định của chính quyền Trump, rút ra khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu."
Nhiều người Pháp, trong đó có ông Macron, vô cùng thất vọng trước quyết định này, chủ yếu vì Pháp đã bỏ bao nhiêu công sức ra để chủ trì hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm 2015, và coi thỏa thuận này là một thành tựu to lớn.
Đây là chuyến công du nước ngoài thứ ba của ông Trump kể từ khi lên nhậm chức. Cả ba chuyến đi đều đến Châu Âu.
Đối với ông Trump, chuyến đi Paris và sự tham gia của ông vào một sự kiện nổi bật có sự tham dự của các nhà lãnh đạo toàn cầu khác là một cách để chứng tỏ nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông vẫn tham gia trong các vấn đề thế giới, trong khi cổ vũ cho các lợi ích của người Mỹ.
Đối với ông Macron, đây là một cơ hội để khẳng định ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng đối phó và ảnh hưởng đến các cường quốc lớn. Hôm thứ Năm, báo Le Figaro ở Paris chạy dòng tít: "Macron muốn Trump tái xuất hiện khỏi tình trạng cô lập."
Vào ngày thứ Sáu 14/7, Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania sẽ tham gia lễ kỷ niệm Ngày phá ngục Bastille và kỷ niệm 100 năm ngày Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I.
Ngay sau khi chuyên cơ Air Force One đáp xuống sân bay Orly ở thủ đô Paris, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã họp với các nhân viên sứ quán Mỹ và các quan chức quân sự Mỹ.
Cuối ngày thứ Năm, trước khi đến điện Élysée để gặp ông Macron, ông Trump sẽ tham quan Điện Invalides, một khu phức hợp quân đội lịch sử bao nơi có một viện bảo tàng quân sự, và ngôi mộ của Hoàng đế Napoléon Bonaparte.
VOA
13/07/2017
https://gdb.voanews.com/F4A93E36-C163-4AA7-A803-4AADF753D639_w1023_r1_s.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân đáp xuống sân bay Orly, Nam Paris, Pháp, ngày 13/7/2017.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tới Pháp hôm thứ Năm 13/7 để dự lễ mừng ngày Quốc khánh Pháp, còn gọi là ngày Phá ngục Bastille. Trong một sự kiện trong ngày, các binh sĩ Mỹ và Pháp sẽ cùng diễn hành trên đại lộ Champs Elysées danh tiếng ở Paris.
Đối với nhà lãnh đạo Mỹ, chuyến công du Pháp hai ngày có thể là một khoảng thời gian lánh mặt ngắn ngủi để ông tránh sự đeo đuổi của giới truyền thông về cáo buộc là có những liên kết giữa ban vận động tranh cử của ông với người Nga. Tuy nhiên, dự kiến ông Trump sẽ phải đối mặt với một số câu hỏi tại một cuộc họp báo ở Paris vào cuối ngày thứ Năm liên quan đến cuộc tiếp xúc giữa con trai của ông, là Donald Trump, Jr., với một luật sư Nga hồi năm ngoái. Donald Jr. đã phổ biến những email cho thấy ông tin rằng mục đích của cuộc gặp gỡ là để thảo luận về những tài liệu có thể gây tổn hại cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton, ứng cử viên Tổng thống của Đảng Dân chủ, và là đối thủ chính trị của cha ông.
Trước các lễ lạc mừng ngày Quốc khánh, Tổng thống Hoa Kỳ sẽ cố gắng tìm một số điểm chung với tân tổng thống Pháp Emmanuel Macron về các vấn đề như Syria và chống khủng bố, trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai ông cho tới nay tương đối khá căng thẳng.
Vào tháng 5, hình ảnh ông Macron đã được đưa lên những hàng tít lớn của báo chí trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh NATO, khi tân Tổng thống Pháp 39 tuổi, dáng điệu thư sinh, bắt tay thật chặt với Tổng thống Trump trong “một một cuộc đấu vật tay”, theo mô tả của báo chí.
Trong chuyến công du lần này, mục tiêu của Tổng thống Trump là để chứng tỏ chính quyền của ông vẫn duy trì mối quan hệ với các đồng minh truyền thống châu Âu. Giống như ông Trump, ông Macron mới đắc cử và lên nắm quyền trong tư cách một người chưa từng tham gia chính trị. Giới phân tích cho rằng cuộc gặp sắp sửa diễn ra sẽ là một cuộc gặp xã giao lịch sự, mặc dù khó có thể giấu được những khác biệt quan điểm sâu xa giữa hai nhà lãnh đạo.
Ông Timothy Stafford, một nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại Mỹ tại Hiệp hội Henry Jackson, một tổ chức về chính sách có trụ sở tại Anh, nhận định:
"Đây sẽ là một cuộc gặp gỡ không mấy thoải mái, bởi vì người Pháp không chỉ bầu chọn một tổng thống hầu như là trái ngược hẳn với ông Trump, mà nơi người Pháp còn có một mối ác cảm sâu sắc về quyết định của chính quyền Trump, rút ra khỏi hiệp định Paris về biến đổi khí hậu."
Nhiều người Pháp, trong đó có ông Macron, vô cùng thất vọng trước quyết định này, chủ yếu vì Pháp đã bỏ bao nhiêu công sức ra để chủ trì hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu năm 2015, và coi thỏa thuận này là một thành tựu to lớn.
Đây là chuyến công du nước ngoài thứ ba của ông Trump kể từ khi lên nhậm chức. Cả ba chuyến đi đều đến Châu Âu.
Đối với ông Trump, chuyến đi Paris và sự tham gia của ông vào một sự kiện nổi bật có sự tham dự của các nhà lãnh đạo toàn cầu khác là một cách để chứng tỏ nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông vẫn tham gia trong các vấn đề thế giới, trong khi cổ vũ cho các lợi ích của người Mỹ.
Đối với ông Macron, đây là một cơ hội để khẳng định ông là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, có khả năng đối phó và ảnh hưởng đến các cường quốc lớn. Hôm thứ Năm, báo Le Figaro ở Paris chạy dòng tít: "Macron muốn Trump tái xuất hiện khỏi tình trạng cô lập."
Vào ngày thứ Sáu 14/7, Tổng thống Trump và Đệ nhất phu nhân Melania sẽ tham gia lễ kỷ niệm Ngày phá ngục Bastille và kỷ niệm 100 năm ngày Hoa Kỳ tham gia Thế chiến I.
Ngay sau khi chuyên cơ Air Force One đáp xuống sân bay Orly ở thủ đô Paris, nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã họp với các nhân viên sứ quán Mỹ và các quan chức quân sự Mỹ.
Cuối ngày thứ Năm, trước khi đến điện Élysée để gặp ông Macron, ông Trump sẽ tham quan Điện Invalides, một khu phức hợp quân đội lịch sử bao nơi có một viện bảo tàng quân sự, và ngôi mộ của Hoàng đế Napoléon Bonaparte.
VOA
13/07/2017