duyanh
07-08-2017, 12:41 PM
Thủy thủ hoang mang sau vụ phiến quân Hồi giáo chặt đầu người Việt
https://gdb.voanews.com/6F6080E6-D67D-43F6-8A58-6E3A85A2DA42_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/6F6080E6-D67D-43F6-8A58-6E3A85A2DA42_w1023_r1_s.jpg)
Nhóm phiến quân Abu Sayyaf trên đảo Basilan, phía nam Philippines, khét tiếng với các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc. Nhóm phiến quân này mới chặt đầu 2 thuyền viên người Việt vì không đòi được tiền chuộc.
Sau khi nhóm phiến quân Abu Sayyaf ở miền Nam Philippines chặt đầu 2 thuyền viên người Việt vì không đòi được tiền chuộc, những người hành nghề thủy thủ viễn dương càng lo âu cho những chuyến hải hành dài ngày vốn đã đầy rủi ro.
Thuyền trưởng Vũ Độ, người đang quản lý bộ phận thuyền viên của hãng tàu biển TPI SJC Crew Dept có trụ sở ở Hải Phòng, nói: “Việc bắt giữ con tin tại Philippines cũng như việc hành quyết con tin tất nhiên sẽ gây hoang mang, dẫn đến sự dao động về tâm lý trong anh em thuyền viên”.
Kể từ sau vụ 6 thuyền viên Việt Nam bị nhóm Abu Sayyaf bắt cóc vào tháng 11 năm ngoái, và cách đây 6 năm nhiều thủ Việt bị hải tặc Somali bắt cóc, các công ty tàu biển Việt Nam đã tránh đi qua các vùng biển này.
Anh Độ, một thủy thủ từng có 10 năm đi biển nói “đa phần chủ tàu hiện nay đều tránh ký những hợp đồng vận tải tới hoặc đi qua khu vực mất an ninh đó.”
https://gdb.voanews.com/175DC3BA-AA0E-4968-AE8A-DC215EA10B02_w650_r1_s.png
Malacca, vùng eo biển giao giữa Singapore, Malaysia và Indonesia cũng là một trong những khu vực hoạt động của cướp biển. Các tàu thuyền Việt Nam đang tránh đi qua khu vực này.
Một trong các vùng biển mất an ninh là khu vực biển Celebes ở phía tây Thái Bình Dương, giáp ranh với tỉnh Mindanao ở miền nam Philippines. Trong phần tuyển dụng thuyền viên của tập đoàn TPI đăng trên trang Facebook, công ty này “cam kết không chạy (tuyến) Nam Philippines” và “không hoạt động trong khu vực có cướp biển”, và “không chạy qua khu vực được cảnh báo có cướp biển.”
Các khu vực tránh đi qua, theo anh Độ cho biết, còn gồm vùng biển ngoài khơi Somalia, là nơi hay xảy ra nạn cướp tàu, bắt giữ người và đòi tiền chuộc; khu vực eo biển Malacca giữa Singapore, Malaysia và Indonesia, nơi xảy ra cướp hàng hóa trên tàu; và khu vực Celebes Sea, nơi nhóm Abu Sayyaf bắt người để đòi tiền chuộc.
"Chính phủ chỉ biết quan ngại sâu sắc thôi chứ không biết làm thế nào để chuộc thuyền viên. Họ cũng liên hệ với chính phủ Philippines nhưng phía Philippines họ cứng nhắc, chỉ bắn thôi chứ không chuộc. Đó là cái rất khó khi thuyền viên mình bị bắt thì không biết về kiểu gì."
Trọng Hà, hãng tàu biển SeaChange Maritime LLC
Tuy nhiên, theo thuyền trưởng Độ, vì thị trường hạn hẹp họ vẫn phải ký hợp đồng đi vào các khu vực đó “và thuyền viên vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của Chúa.”
Một thủy thủ khác đã có 12 năm kinh nghiệm trên biển nói nhiều tàu ở Việt Nam vì phải tiếp tục hoạt động có lãi nên đã không thể đảm bảo an toàn cho thuyền viên khi gặp cướp biển. Trọng Hà, máy trưởng của hãng tàu biển SeaChange Maritime LLC có trụ sở ở Singapore, nói đối với một số công ty nhỏ có tàu chạy, họ vẫn thường hy sinh sự an toàn của thuyền viên vẫn chạy qua các vùng biển đã được cảnh báo là nguy hiểm, dù không được trang bị để ứng phó.
Anh Hà cho biết khác với các tàu nước ngoài được trang bị tốt, tàu của Việt Nam có mức độ bảo vệ an ninh kém hơn và thuyền viên Việt không được đào tạo tốt để ứng phó với những tình huống khi gặp cướp biển. Theo anh Hà, để ngăn ngừa hay giảm thiểu nạn cướp biển, cần trang bị cho các thuyền viên những kiến thức cơ bản để ứng phó trong tình huống đó.
Hiện vẫn còn 3 con tin Việt Nam đang bị nhóm Abu Sayyaf cầm giữ. Họ bi bắt giữ cùng với 2 thuyền viên vừa bị nhóm Abu Sayyaf chặt đầu, và 1 người đã được quân đội Philippines giải thoát hồi tháng trước.
Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động này. Một đại diện của sứ quán Việt Nam tại Philippines cho biết: "Hiện tại Đại sứ quán đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Philippines để xác nhận thông tin và có các biện pháp tiếp theo."
Trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ về việc chính phủ Việt Nam có động thái gì để giải cứu những con tin còn lại, bí thư thứ 2 của sứ quán Việt Nam ở Manila, ông Nguyễn Tuấn Linh, nói “vẫn đang tiếp tục phối hợp với phía Philippines.”
https://gdb.voanews.com/A588F895-F7D2-4D7C-8962-5E09C8745FEC_w650_r1_s.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thề sẽ "ăn sống nuốt tươi" những phiến quân chặt đầu thủy thủ Việt. Nhưng theo thủy thủ Trọng Hà của hãng tàu biển SeaChange Maritime LLC, sự "cứng rắn" và "không thỏa hiệp" đó sẽ không giúp giải cứu được những con tin Việt còn đang bị giam giữ.
Theo thông lệ, chính phủ không thương lượng với cướp biển đòi tiền chuộc để thả thuyền viên vì muốn tránh việc này trở thành một thông lệ, vô hình chung khuyến khích những cuộc bắt cóc khác, theo thuyền trưởng Độ.
Nhưng theo anh Hà, “kể cả có tiền cũng không biết làm thế nào để chuộc thuyền viên về.”
"Chính phủ chỉ biết quan ngại sâu sắc thôi chứ không biết làm thế nào để chuộc thuyền viên," anh Hà cho biết. "Họ cũng liên hệ với chính phủ Philippines nhưng phía Philippines họ cứng nhắc, chỉ bắn thôi chứ không chuộc. Đó là cái rất khó khi thuyền viên mình bị bắt thì không biết về kiểu gì."
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 5/7 tuyên bố sẽ “ăn sống nuốt tươi” những phiến quân đã chặt đầu 2 thủy thủ Việt. Nhưng theo anh Hà thái độ “không thỏa hiệp” của tổng thống Philippines sẽ không giúp cứu được những thuyền viên còn lại. Các thủy thủ từng hoạt động tại nhiều vùng biển quốc tế nói 2 chính phủ cần phải cùng nhau hành động để có thể ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.
VOA
08/07/2017
https://gdb.voanews.com/6F6080E6-D67D-43F6-8A58-6E3A85A2DA42_w1023_r1_s.jpg (https://gdb.voanews.com/6F6080E6-D67D-43F6-8A58-6E3A85A2DA42_w1023_r1_s.jpg)
Nhóm phiến quân Abu Sayyaf trên đảo Basilan, phía nam Philippines, khét tiếng với các vụ bắt cóc đòi tiền chuộc. Nhóm phiến quân này mới chặt đầu 2 thuyền viên người Việt vì không đòi được tiền chuộc.
Sau khi nhóm phiến quân Abu Sayyaf ở miền Nam Philippines chặt đầu 2 thuyền viên người Việt vì không đòi được tiền chuộc, những người hành nghề thủy thủ viễn dương càng lo âu cho những chuyến hải hành dài ngày vốn đã đầy rủi ro.
Thuyền trưởng Vũ Độ, người đang quản lý bộ phận thuyền viên của hãng tàu biển TPI SJC Crew Dept có trụ sở ở Hải Phòng, nói: “Việc bắt giữ con tin tại Philippines cũng như việc hành quyết con tin tất nhiên sẽ gây hoang mang, dẫn đến sự dao động về tâm lý trong anh em thuyền viên”.
Kể từ sau vụ 6 thuyền viên Việt Nam bị nhóm Abu Sayyaf bắt cóc vào tháng 11 năm ngoái, và cách đây 6 năm nhiều thủ Việt bị hải tặc Somali bắt cóc, các công ty tàu biển Việt Nam đã tránh đi qua các vùng biển này.
Anh Độ, một thủy thủ từng có 10 năm đi biển nói “đa phần chủ tàu hiện nay đều tránh ký những hợp đồng vận tải tới hoặc đi qua khu vực mất an ninh đó.”
https://gdb.voanews.com/175DC3BA-AA0E-4968-AE8A-DC215EA10B02_w650_r1_s.png
Malacca, vùng eo biển giao giữa Singapore, Malaysia và Indonesia cũng là một trong những khu vực hoạt động của cướp biển. Các tàu thuyền Việt Nam đang tránh đi qua khu vực này.
Một trong các vùng biển mất an ninh là khu vực biển Celebes ở phía tây Thái Bình Dương, giáp ranh với tỉnh Mindanao ở miền nam Philippines. Trong phần tuyển dụng thuyền viên của tập đoàn TPI đăng trên trang Facebook, công ty này “cam kết không chạy (tuyến) Nam Philippines” và “không hoạt động trong khu vực có cướp biển”, và “không chạy qua khu vực được cảnh báo có cướp biển.”
Các khu vực tránh đi qua, theo anh Độ cho biết, còn gồm vùng biển ngoài khơi Somalia, là nơi hay xảy ra nạn cướp tàu, bắt giữ người và đòi tiền chuộc; khu vực eo biển Malacca giữa Singapore, Malaysia và Indonesia, nơi xảy ra cướp hàng hóa trên tàu; và khu vực Celebes Sea, nơi nhóm Abu Sayyaf bắt người để đòi tiền chuộc.
"Chính phủ chỉ biết quan ngại sâu sắc thôi chứ không biết làm thế nào để chuộc thuyền viên. Họ cũng liên hệ với chính phủ Philippines nhưng phía Philippines họ cứng nhắc, chỉ bắn thôi chứ không chuộc. Đó là cái rất khó khi thuyền viên mình bị bắt thì không biết về kiểu gì."
Trọng Hà, hãng tàu biển SeaChange Maritime LLC
Tuy nhiên, theo thuyền trưởng Độ, vì thị trường hạn hẹp họ vẫn phải ký hợp đồng đi vào các khu vực đó “và thuyền viên vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của Chúa.”
Một thủy thủ khác đã có 12 năm kinh nghiệm trên biển nói nhiều tàu ở Việt Nam vì phải tiếp tục hoạt động có lãi nên đã không thể đảm bảo an toàn cho thuyền viên khi gặp cướp biển. Trọng Hà, máy trưởng của hãng tàu biển SeaChange Maritime LLC có trụ sở ở Singapore, nói đối với một số công ty nhỏ có tàu chạy, họ vẫn thường hy sinh sự an toàn của thuyền viên vẫn chạy qua các vùng biển đã được cảnh báo là nguy hiểm, dù không được trang bị để ứng phó.
Anh Hà cho biết khác với các tàu nước ngoài được trang bị tốt, tàu của Việt Nam có mức độ bảo vệ an ninh kém hơn và thuyền viên Việt không được đào tạo tốt để ứng phó với những tình huống khi gặp cướp biển. Theo anh Hà, để ngăn ngừa hay giảm thiểu nạn cướp biển, cần trang bị cho các thuyền viên những kiến thức cơ bản để ứng phó trong tình huống đó.
Hiện vẫn còn 3 con tin Việt Nam đang bị nhóm Abu Sayyaf cầm giữ. Họ bi bắt giữ cùng với 2 thuyền viên vừa bị nhóm Abu Sayyaf chặt đầu, và 1 người đã được quân đội Philippines giải thoát hồi tháng trước.
Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối hành động này. Một đại diện của sứ quán Việt Nam tại Philippines cho biết: "Hiện tại Đại sứ quán đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Philippines để xác nhận thông tin và có các biện pháp tiếp theo."
Trả lời câu hỏi của VOA Việt Ngữ về việc chính phủ Việt Nam có động thái gì để giải cứu những con tin còn lại, bí thư thứ 2 của sứ quán Việt Nam ở Manila, ông Nguyễn Tuấn Linh, nói “vẫn đang tiếp tục phối hợp với phía Philippines.”
https://gdb.voanews.com/A588F895-F7D2-4D7C-8962-5E09C8745FEC_w650_r1_s.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã thề sẽ "ăn sống nuốt tươi" những phiến quân chặt đầu thủy thủ Việt. Nhưng theo thủy thủ Trọng Hà của hãng tàu biển SeaChange Maritime LLC, sự "cứng rắn" và "không thỏa hiệp" đó sẽ không giúp giải cứu được những con tin Việt còn đang bị giam giữ.
Theo thông lệ, chính phủ không thương lượng với cướp biển đòi tiền chuộc để thả thuyền viên vì muốn tránh việc này trở thành một thông lệ, vô hình chung khuyến khích những cuộc bắt cóc khác, theo thuyền trưởng Độ.
Nhưng theo anh Hà, “kể cả có tiền cũng không biết làm thế nào để chuộc thuyền viên về.”
"Chính phủ chỉ biết quan ngại sâu sắc thôi chứ không biết làm thế nào để chuộc thuyền viên," anh Hà cho biết. "Họ cũng liên hệ với chính phủ Philippines nhưng phía Philippines họ cứng nhắc, chỉ bắn thôi chứ không chuộc. Đó là cái rất khó khi thuyền viên mình bị bắt thì không biết về kiểu gì."
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 5/7 tuyên bố sẽ “ăn sống nuốt tươi” những phiến quân đã chặt đầu 2 thủy thủ Việt. Nhưng theo anh Hà thái độ “không thỏa hiệp” của tổng thống Philippines sẽ không giúp cứu được những thuyền viên còn lại. Các thủy thủ từng hoạt động tại nhiều vùng biển quốc tế nói 2 chính phủ cần phải cùng nhau hành động để có thể ngăn chặn những vụ việc tương tự xảy ra trong tương lai.
VOA
08/07/2017