duyanh
07-07-2017, 12:21 PM
G20: Modi gặp ông Phúc tránh ông Tập
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/6850/production/_96840762_gettyimages-809847702.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/6850/production/_96840762_gettyimages-809847702.jpg)
Thủ tướng Narendra Modi đã đến Hamburg chuẩn bị dự G20 và các cuộc họp song phương
Hội nghị G20 tại Hamburg là dịp để các lãnh đạo quốc tế gặp nhau trực tiếp nhưng hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không nói chuyện vì căng thẳng biên giới.
Báo Times of of India trích lời quan chức phái đoàn của Thủ tướng Narendra Modi nói ông "không có lịch gặp ông Tập Cận Bình".
Trong ngày 07/07, trước khi G20 khai mạc, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay "không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi".
"Không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi"
Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Gopal Baglay, cùng trong phái đoàn của ông Modi sang thăm Israel trước khi đến Đức dự G20, cũng nói:
"Thủ tướng sẽ thăm Hamburg từ 06 đến 08 tháng Bảy để dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và bên lề cuộc họp ông sẽ gặp Tổng thống Argentina Mauricio Macri, các thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Anh Quốc Theresa May và Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc".
Trong lịch làm việc của ông Modi không có họp với lãnh đạo Trung Quốc.
Căng thẳng trên bộ và trên biển
Căng thẳng biên giới được cho là lý do khiến quan hệ Trung - Ấn xuống dốc.
Vùng Doka La có tên Ấn Độ mà Bhutan gọi là Doklam nhưng Trung Quốc nói là của họ và đặt tên cho vùng đất là Donglang.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/B670/production/_96840764_gettyimages-807086464.jpg
Báo Ấn Độ nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli đầu tháng Bảy
Bhutan và Trung Quốc đã thảo luận tìm cách giải quyết nhưng Bhutan vốn không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã nhờ Ấn Độ hỗ trợ cả về quân sự và ngoại giao.
Theo các báo Ấn Độ, một bài báo gần đây trên trang Hoàn cầu Thời giáo của Trung Quốc đe dọa "nghĩ lại chính sách với Sikkim và Bhutan" chính là một lời đe dọa "thổi lên tâm lý bài Ấn" ở Sikkim (một bang của Ấn Độ) và Bhutan.
Trước cuộc gặp của hai thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam tại Hamburg, các báo Ấn Độ đăng lại bản tin của Reuters cho hay Việt Nam gia hạn hai năm khai thác lô 128 cho công ty dầu ONGC Videsh của Ấn Độ.
Một phần của lô dầu này nằm trong "đường chín đoạn" mà Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông, theo Reuters.
Báo Ấn Độ, tờ Deccan Herald trên trang web hôm 06/07 nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli trong bối cảnh "Trung Quốc hung hăng trong vùng châu Á".
Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình, đồng thời tăng cường quan hệ song phương
Báo Ấn Độ Deccan Herald
Bài báo viết "Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình", đồng thời tăng cường quan hệ song phương".
Trung Quốc luôn phản đối các dự án khai thác dầu Ấn Độ ký với Việt Nam tại một số địa điểm trên Biển Đông mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.
Ấn Độ nói rằng nước này đang hợp tác với Việt Nam theo đúng luật quốc tế, và muốn sự hợp tác đó tiếp tục phát triển, PTI nói.
Trong chuyến đi kéo dài từ ngày 3 đến 5/7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã có các cuộc gặp gỡ tay đôi với giới lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.
Quan hệ giữa Dehli và Hà Nội có truyền thống lâu dài, từ thời Jawahalal Nehru và Hồ Chí Minh.
Nhưng gần đây, Ấn Độ quan tâm nhiều hơn đến vùng Đông Nam Á.
BBC
7-7-2017
https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/6850/production/_96840762_gettyimages-809847702.jpg (https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/6850/production/_96840762_gettyimages-809847702.jpg)
Thủ tướng Narendra Modi đã đến Hamburg chuẩn bị dự G20 và các cuộc họp song phương
Hội nghị G20 tại Hamburg là dịp để các lãnh đạo quốc tế gặp nhau trực tiếp nhưng hai nhà lãnh đạo Ấn Độ và Trung Quốc sẽ không nói chuyện vì căng thẳng biên giới.
Báo Times of of India trích lời quan chức phái đoàn của Thủ tướng Narendra Modi nói ông "không có lịch gặp ông Tập Cận Bình".
Trong ngày 07/07, trước khi G20 khai mạc, Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho hay "không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi".
"Không khí chưa phù hợp cho cuộc gặp giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi"
Bộ Ngoại giao Trung Quốc
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ, Gopal Baglay, cùng trong phái đoàn của ông Modi sang thăm Israel trước khi đến Đức dự G20, cũng nói:
"Thủ tướng sẽ thăm Hamburg từ 06 đến 08 tháng Bảy để dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và bên lề cuộc họp ông sẽ gặp Tổng thống Argentina Mauricio Macri, các thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tổng thống Mexico Enrique Pena Nieto, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Anh Quốc Theresa May và Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc".
Trong lịch làm việc của ông Modi không có họp với lãnh đạo Trung Quốc.
Căng thẳng trên bộ và trên biển
Căng thẳng biên giới được cho là lý do khiến quan hệ Trung - Ấn xuống dốc.
Vùng Doka La có tên Ấn Độ mà Bhutan gọi là Doklam nhưng Trung Quốc nói là của họ và đặt tên cho vùng đất là Donglang.
https://ichef.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/B670/production/_96840764_gettyimages-807086464.jpg
Báo Ấn Độ nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli đầu tháng Bảy
Bhutan và Trung Quốc đã thảo luận tìm cách giải quyết nhưng Bhutan vốn không có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đã nhờ Ấn Độ hỗ trợ cả về quân sự và ngoại giao.
Theo các báo Ấn Độ, một bài báo gần đây trên trang Hoàn cầu Thời giáo của Trung Quốc đe dọa "nghĩ lại chính sách với Sikkim và Bhutan" chính là một lời đe dọa "thổi lên tâm lý bài Ấn" ở Sikkim (một bang của Ấn Độ) và Bhutan.
Trước cuộc gặp của hai thủ tướng Ấn Độ và Việt Nam tại Hamburg, các báo Ấn Độ đăng lại bản tin của Reuters cho hay Việt Nam gia hạn hai năm khai thác lô 128 cho công ty dầu ONGC Videsh của Ấn Độ.
Một phần của lô dầu này nằm trong "đường chín đoạn" mà Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông, theo Reuters.
Báo Ấn Độ, tờ Deccan Herald trên trang web hôm 06/07 nói đến chuyến thăm của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đến Dehli trong bối cảnh "Trung Quốc hung hăng trong vùng châu Á".
Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình, đồng thời tăng cường quan hệ song phương
Báo Ấn Độ Deccan Herald
Bài báo viết "Ấn Độ và Việt Nam đã thảo luận những bước đi cụ thể và khả thi để bảo vệ quyền lợi nước mình", đồng thời tăng cường quan hệ song phương".
Trung Quốc luôn phản đối các dự án khai thác dầu Ấn Độ ký với Việt Nam tại một số địa điểm trên Biển Đông mà Bắc Kinh nói thuộc chủ quyền không thể chối cãi của Trung Quốc.
Ấn Độ nói rằng nước này đang hợp tác với Việt Nam theo đúng luật quốc tế, và muốn sự hợp tác đó tiếp tục phát triển, PTI nói.
Trong chuyến đi kéo dài từ ngày 3 đến 5/7, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam đã có các cuộc gặp gỡ tay đôi với giới lãnh đạo Ấn Độ, trong đó có cuộc gặp với Tổng thống Pranab Mukherjee và Ngoại trưởng Sushma Swaraj.
Quan hệ giữa Dehli và Hà Nội có truyền thống lâu dài, từ thời Jawahalal Nehru và Hồ Chí Minh.
Nhưng gần đây, Ấn Độ quan tâm nhiều hơn đến vùng Đông Nam Á.
BBC
7-7-2017